Suy tim giai đoạn cuối nguy hiểm, nhưng nhận biết sớm sẽ giảm nhẹ được

A- A+

Không phải cứ suy tim giai đoạn cuối là không còn hy vọng làm giảm nhẹ bệnh và hóa giải sự nguy hiểm. Phát hiện sớm, điều trị suy tim đúng phương pháp là chìa khóa giúp cải thiện chất lượng sống, giảm rủi ro ở giai đoạn cuối đời cho người bệnh

Suy tim giai đoạn cuối là gì?

Giai đoạn cuối của suy tim được hiểu là suy tim độ 4 tiến triển nặng lên, các buồng tim đã bị giãn rộng ra hoặc bị dày lên, làm thay đổi cấu trúc tim. Thời kỳ này, chức năng bơm máu của tim bị suy giảm, không còn đủ khả năng tống máu hoặc nhận máu theo nhu cầu của cơ thể kể cả khi gắng sức hay lúc nghỉ ngơi. Các triệu chứng suy tim ở giai đoạn cuối khá nặng nề, khiến người bệnh thường xuyên khó thở, ho mãn tính, thở khò khè, phù, buồn nôn, chán ăn, tinh đập nhanh, lú lẫn… Giai đoạn này, các thuốc điều trị ít đáp ứng - đây cũng là giai đoạn nặng nhất theo bảng phân loại suy tim của NYHA (Hiệp hội tim mạch New York).

Suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Khó có thể xác định suy tim giai đoạn cuối sống được bao lâu. Vì ở đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết khá mong manh. Có những người hôm nay vẫn khỏe nhưng ngày mai đã ra đi, ngược lại có những người tưởng chừng thời gian sống chỉ được tính theo tuần, nhưng họ lại có thể hồi phục và sống được thêm nhiều năm. Điều này còn phụ thuộc vào diễn biến của bệnh, nguyên nhân gây suy tim là gì? Tuổi tác và khả năng đáp ứng của người bệnh với các phương pháp điều trị cũng như khát vọng sống của người bệnh và có cả sự may mắn.

Theo một nghiên cứu được đăng tải vào tháng 8/2013 trên tạp chí Circulation Research (Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ) cho biết: ước tính khoảng 50% người bệnh suy tim sống sót  nhất 5 năm và 10% sống ít nhất 10 năm, kể từ khi phát hiện bệnh (thường là suy tim mức độ hoặc mức độ 4).

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tuổi thọ của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể nếu điều trị tốt hội chứng suy tim và nguyên nhân gây bệnh. Và đó là lý do tại sao ngay cả khi suy tim không thể chữa khỏi, nhưng kiểm soát tốt triệu chứng bằng thuốc và thay đổi lối sống có thể tác động tích cực đến tiên lượng sống của người bệnh. Vì thế, bản thân người bệnh và cả người thân, người chăm sóc đều cần hiểu về các giai đoạn khác nhau của suy tim, để có cách để ứng phó, giảm nhẹ bệnh, sống không đau đớn, mệt mỏi ở giai đoạn cuối cùng.

Sức khỏe của người bệnh suy tim ở giai đoạn cuối luôn là mối quan tâm của người bệnh và gia đình

Sức khỏe của người bệnh suy tim ở giai đoạn cuối luôn là mối quan tâm của người bệnh và gia đình

Dấu hiệu nhận biết suy tim giai đoạn cuối

Một số triệu chứng suy tim giai đoạn cuối, có thể nhầm lẫn với các bệnh khác, nhưng khi suy tim tiến triển càng nặng thì các triệu chứng suy tim càng trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những dấu hiệu điển hình:

- Khó thở: Ở giai đoạn cuối, người bệnh bị khó thở ngay cả lúc nghỉ ngơi, việc di chuyển trong nhà cũng khiến họ trở nên kiệt sức. Khó thở cũng làm cho người bệnh không thể nằm ngủ, họ phải ngồi dậy và ngủ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Khó thở là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết suy tim đang có xu hướng trở nặng. Cơn hen tim sẽ xuất hiện khi có khó thở kịch phát.

- Ho dai dẳng: Khi tim không thể đáp ứng kịp với việc cung cấp bơm máu đi và nhận máu từ phổi sẽ dẫn tới ứ máu tại phổi, khiến cho người bệnh bị ho dai dẳng. Cơn ho diễn ra thường xuyên trong ngày, đôi khi có lẫn đờm và máu. Ho thường trầm trọng hơn và kèm theo khó thở khi người bệnh nằm xuống. Đây cũng là dấu hiệu phân biệt với ho do viêm đường hô hấp.

- Mệt mỏi: Mệt mỏi cũng là một vấn đề lớn với bệnh nhân suy tim. Khi tim trở nên suy yếu, không thể bơm máu đúng cách, lúc này cơ thể sẽ tập trung cung cấp máu từ các bộ phận ít quan trọng hơn như cánh tay và chân đến các trung tâm sống còn như tim và não. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên dù không hoạt động nhiều.

- Phù: Khi khả năng bơm máu của tim kém, máu sẽ bị ứ lại ở các mô trong cơ thể gây phù chi, đặc biệt là phù ở bàn chân, mắt cá chân và bụng.

- Chán ăn hoặc buồn nôn: Do máu không tập trung cung cấp cho hệ tiêu hóa nên khả năng tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh có thể không cảm thấy đói, không thèm ăn và ăn ít hơn, đôi khi kèm theo buồn nôn hoặc nôn ói.

- Tiểu nhiều về đêm và các vấn đề về thận: Khoảng 50% người bệnh suy tim giai đoạn cuối mắc suy thận hoặc có vấn đề về thận. Do máu bị ứ tại mô nên cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn đặc biệt là về đêm để giúp loại bớt lượng chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm áp lực cho tim.

Tiểu nhiều về đêm, suy thận rất thường gặp ở người bệnh suy tim

Tiểu nhiều về đêm, suy thận rất thường gặp ở người bệnh suy tim

- Tim đập nhanh: là do tim suy yếu, không bơm đủ máu theo nhu cầu của cơ thể nên sẽ phải đập nhanh hơn đế bù đắp sự thiếu hụt này. Nhưng ngược lại, ở giai đoạn nặng hơn, chức năng tim bị suy yếu trầm trọng, nhịp tim có thể hạ dưới mức bình thường.

- Mất ngủ hoặc khó ngủ: Suy tim có thể khiến người bệnh mất ngủ hoặc khó ngủ do khó thở khi nằm. Người bệnh thường phải thức dậy giữa đêm do thiếu khí hoặc do đi tiểu nhiều về đêm.

- Lú lẫn hoặc trầm cảm: Đó là do chức năng thận cũng bị suy nên nồng độ natri trong máu bị thay đổi gây rối loạn chất điện giải và làm cho người bệnh bị mất trí nhớ, lú lẫn, mất phương hướng. Hầu hết người bệnh suy tim đều rơi vào trạng thái lo lắng, bi quan về bệnh tật, thậm chí có thể bị trầm cảm, đây cũng là một trở ngại không nhỏ trong quá trình điều trị.

Người bệnh cần làm gì ở giai đoạn suy tim giai đoạn cuối

Những suy nghĩ tiêu cực về sức khỏe hoặc nhận thức không rõ ràng về bệnh tật sẽ gây cản trở trong quá trình điều trị. Bởi vậy, chính bản thân người bệnh suy tim cần có những hiểu biết nhất định về bệnh, tiên lượng và các lựa chọn điều trị có thể áp dụng ở từng giai đoạn.

Người bệnh cũng nên mở lòng, tâm sự với người thân trong gia đình hoặc trao đổi với bác sĩ điều trị về những lo lắng, suy nghĩ của mình để họ có thể chia sẻ phần nào gánh nặng trong lòng bạn và giúp bạn vững tâm hơn trong quá trình đấu tranh với bệnh tật.

Theo dõi và tự nhận biết được các dấu hiệu bất thường hoặc các dấu hiệu khi suy tim trở nặng. Trong trường hợp khó thở đột ngột tăng lên, phù hoặc tăng cân đột ngột (tăng hơn 2 kg trong 3 ngày), người bệnh có thể tăng liều lợi tiểu và thông báo ngay với nhân viên y tế. Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện chế độ ăn kiêng lành mạnh và tập thể dục đều đặn phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Vai trò của người thân và gia đình trong việc chăm sóc người bệnh suy tim giai đoạn cuối

Sống với suy tim giai đoạn cuối không dễ, gánh nặng bệnh tật có thể tạo ra cú sốc tâm lý cho người bệnh. Chăm sóc làm giảm nhẹ ở giai đoạn này là động viên tinh thần của người bệnh, giúp họ vượt qua cảm xúc lo lắng, sợ hãi, buồn phiền.

Dinh dưỡng ở giai đoạn này cũng đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao thể trạng của người bệnh và phòng tránh suy kiệt bởi chán ăn, ăn không ngon miệng và thường xuyên bị đầy trướng bụng.

 Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống nhằm giúp người thân bị suy tim giảm nhẹ triệu chứng

- Chỉ uống nước khi khát. Có thể có những thời điểm, lượng nước đưa vào cơ thể được căn cứ trên lượng nước tiểu thải ra.

- Ăn giảm mặn, tốt nhất nên ăn đồ luộc, thức ăn mềm. Cho người bệnh ăn ít một và nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để không gây khó tiêu, không gây đau tức ngực, không gây mệt.

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh suy tim sống lâu hơn

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh suy tim sống lâu hơn

Xem đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim ở bài viết sau: Chế độ ăn dành riêng cho người bệnh suy tim

- Tập thể dục bằng cách vận động nhẹ nhàng sẽ giúp các mạch máu giãn nở và giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời tránh được tình trạng đông máu. Để có những bài tập thể dục để cải thiện sức khỏe, bạn có thể xem thêm bài viết 8 bài tập thể dục dành cho người bệnh suy tim

- Nếu người bệnh nằm phải nằm tại chỗ thì nên thay đổi tư thế thường xuyên, cho bệnh nhân gối cao đầu để tránh khó thở. Xoa bóp chân tay hoặc massage nhẹ nhàng cho người bệnh để giảm đau mỏi chân tay, kích thích lưu thông máu.

Trong quá trình chăm sóc nếu người bệnh có dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị kịp thời xử trí.

Chia sẻ cách làm giảm nhẹ bệnh ở giai đoạn cuối từ giải pháp hỗ trợ điều trị suy tim

Đó là những câu chuyện khó tin nhưng có thực. Khi ranh giới giữa sự sống và cái chết rất gần nhau, nhưng ở họ vẫn cháy bỏng khát vọng được sống, vẫn tiếp tục chữa trị và giải pháp hỗ trợ từ Ích Tâm Khang đã tiếp thêm sinh lực sống để họ có thể đảo ngược được tình thế và hóa giải sự nguy hiểm của suy tim giai đoạn cuối, trở về với cuộc sống.

Mặc dù không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng lợi ích của Ích Tâm Khang mang lại cho người bệnh suy tim không hề nhỏ và điều đó đã được kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu về Tpcn Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi và giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển, đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu Canada năm 2014

Xem chia sẻ:

“Tôi là người bệnh tim mạch nặng, suy tim, may mắn nhất vì tìm được cách chữa” - Chia sẻ của ông Cao Văn Hồng (số 2, Nguyễn Hữu Thọ, Tân Biên -Tây Ninh)

“Suy tim do tăng huyết áp, hở van tim, tắc hẹp mạch vành - tôi từng nghĩ không qua được” - Chia sẻ của ông Trần Văn Thi (xã Tân Phước, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)

Xem thêm trải nghiệm của nhiều người bệnh suy tim khác tại đây

Mặc dù không dễ dàng khi chung sống với suy tim giai đoạn cuối, nhưng vẫn còn nhiều cách để hóa giải sự nguy hiểm và làm giảm nhẹ bệnh bằng thuốc, bằng lối sống, bằng sự quan tâm của những người thân yêu. Do vậy, bạn không nên quá bi quan về cuộc sống, điều này chỉ làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Hãy lạc quan và tin tưởng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, cùng với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, kết hợp thêm các phương pháp hỗ trợ khác nếu có điều kiện để hiệu quả điều trị được tối ưu hơn.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang

Cách sử dụng Ích Tâm Khang đạt hiệu quả

Tham khảo:

https://www.mariecurie.org.uk/professionals/palliative-care-knowledge-zone/condition-specific-short-guides/heart-failure

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2851467/

https://www.webmd.com/heart-disease/heart-failure/end-stage-heart-failure-signs#1