Tái cấu trúc tim là một hiện tượng tự nhiên thú vị sau cơn nhồi máu cơ tim. Trái tim cố gắng tự “tu sửa” lại các bộ phận đã bị tổn thương của mình. Tuy nhiên, trái ngược với những gì bạn mong muốn về một trái tim khỏe mạnh sau khi tái cấu trúc, tim dễ dàng bị giãn nở và dẫn tới suy tim sau nhồi máu cơ tim.
Khi nhồi máu cơ tim xảy ra, tim sẽ dễ bị tổn thương, đặc biệt là tâm thất trái. Để sửa chữa các tổn thương này, cơ tim sẽ tiến hành “tái cấu trúc”.
Trong giai đoạn đầu, tái cấu trúc sẽ có lợi. Tuy nhiên, nếu quá trình này vẫn tiếp diễn và kéo dài, tâm thất trái sẽ có xu hướng phình to ra, từ khối elip dần dần chuyển thành hình cầu. Vách tim tại tâm thất trái cũng sẽ mỏng hơn, trở nên yếu đuối và không thể thực hiện đúng chức năng của mình (suy tim)
Tái cấu trúc tim khiến các buồng tim bị giãn rộng và có thể dẫn đến suy tim
Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch có thể giúp bạn đánh giá mức độ tái cấu trúc tim sau nhồi máu cơ tim bằng các chẩn đoán hình ảnh. Phổ biến nhất là siêu âm tim và chụp cộng hưởng từ MRI. Các xét nghiệm này có thể thực hiện thường xuyên để theo dõi mức độ tái cấu trúc tim. Điều này sẽ giúp bệnh nhân được điều trị kịp thời khi bệnh có xu hướng chuyển hóa thành suy tim.
Một chỉ số được dùng để đo lường mức độ tái cấu trúc tim là phân suất tống máu của tâm thất trái (LVEF). Nếu LVEF càng thấp thì chức năng tim càng suy yếu và ngược lại.
TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim sau nhồi máu cơ tim, cải thiện phân suất tống máu. Kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada. Hãy gọi cho chúng tôi theo số0983.103.844để được tư vấn chi tiết.
Hiện tượng “tái cấu trúc tim” đang giới y học rất quan tâm. Đây là một hiện tượng thú vị. Đồng thời, nó cũng giúp giải thích tại sao một số phương pháp điều trị suy tim có thể giúp cải thiện sự sống cho tim, trong khi một số phương pháp khác lại không hiệu quả.
Trước đây, có một thời gian dài các thuốc tăng co bóp cơ tim được sử dụng rộng rãi trong điều trị suy tim. Những thuốc này giúp cải thiện đáng kể chức năng tim cũng như các triệu chứng của bệnh, nhưng lại không có tác dụng trên quá trình tái cấu trúc tim.
Trong khi đó, các thuốc điều trị suy tim phổ biến hiện nay, như chất ức chế men chuyển ACE và thuốc chẹn beta, lại đạt được tất cả những hiệu quả này. Các thuốc này không chỉ làm giảm triệu chứng suy tim, kéo dài sự sống cho người bệnh. Chúng còn giúp hạn chế quá trình tái cấu trúc tim và cải thiện được kích thước cũng như hình dạng của tâm thất trái.
Tái cấu trúc tim là một tình trạng vừa có lợi, vừa có hại. Mục tiêu trong điều trị tái cấu trúc tim là ngăn ngừa bệnh suy tim phát triển nhưng vẫn đảm bảo tái cấu trúc tim giúp tâm thất lành lại sau các tổn thương nặng nề do nhồi máu cơ tim gây ra.
Và để đạt được mục tiêu này, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và tiếp cận với các phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Một số cách điều trị bệnh suy tim có thể ngăn chặn quá trình tái cấu trúc tim tiến triển là:
Sử dụng TPCN Ích Tâm Khang cũng là một giải pháp để phòng ngừa tình trạng tái cấu trúc tim quá mức gây dày thất trái, suy tim. Nghiên cứu còn cho thấy, Ích Tâm Khang giúp phòng ngừa biến chứng sau nhồi máu cơ tim, giảm các triệu chứng suy tim (mệt mỏi, khó thở, ho, phù, đau ngực), giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển. Điều khác biệt, hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại bệnh viện và được Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada công nhận.
Cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh bị nhồi máu cơ tim để hiểu hơn về tác dụng sản phẩm này.
Ông Thắng - Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát suy tim sau nhồi máu cơ tim.
Xem thêm: Kinh nghiệm giúp giảm tắc hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim
Nếu bạn có người thân sống sót qua cơn nhồi máu cơ tim, được bác sĩ cho uống thuốc ngăn ngừa tái cấu trúc tim thì cũng không cần phải quá lo lắng. Bài viết trên đã giúp bạn hiểu được tái cấu trúc tim là gì và vì sao cần dùng thuốc để ngăn ngừa quá trình này. Điều trị tốt tái cấu trúc cơ tim sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt nỗi lo lắng suy tim trong tương lai.
Tham khảo: https://www.verywell.com
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.