Tăng huyết áp (THA) được coi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó tiến triển âm thầm với các dấu hiệu không rõ ràng trong nhiều năm.
Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Tăng huyết áp là hiện tượng huyết áp vượt quá giới hạn bình thường. Tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi vì nó có thể không có triệu chứng trong nhiều năm, chính vì vậy mà chỉ có khoảng 1/5 số bệnh nhân tăng huyết áp biết mình bị mắc bệnh. Huyết áp tăng cao sẽ làm cho tim phải gắng sức nhiều hơn để thắng sức cản thành mạch nếu không được chữa trị tăng huyết áp có thể gây tổn thương tim, phổi, mạch máu, não, thận và là yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ và đau tim.
Sau đây là nguyên nhân, triệu chứng và các mối liên quan của tăng huyết áp:
Nếu huyết áp của bạn là rất cao, có thể là triệu chứng nhất định để tìm cho ra, bao gồm:
Tăng huyết áp và chỉ số
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây tăng huyết áp thường không được xác định rõ. Trong một vài trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh về thận hoặc tuyến thượng thận có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Huyết áp được coi là tối ưu nếu đạt mức 120/80 mmHg.
- Huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) là số đo ghi được khi tim co lại, đẩy máu đi.
- Huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương) là số đo ghi được khi buồng tim giãn ra, nhận máu về.
Sau một thời gian bị tăng huyết áp, buồng tim trái có nguy cơ giãn ra, gây dày thất trái và dẫn tới suy tim. Có thể bạn quan tâm tới giải pháp hỗ trợ giúp giảm huyết áp, giảm triệu chứng do bệnh và phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp.
Nếu huyết áp của bạn liên tục trên mức bình thường – trong khoảng 120 và 139 đối với huyết áp tâm thu hoặc 80 đến 89 với huyết áp tâm trương thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao gấp đôi hơn so với những người bình thường. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi lối sống để giúp giảm huyết áp của bạn.
Có thể ở một thời điểm bất kỳ nào đó khi đo huyết áp chỉ số huyết áp của bạn đã ở mức140/90 mmHg hoặc cao hơn – trong khi bạn không hề có triệu chứng khác thường nào. Nếu chỉ số đó tăng đến mức 180/110 mmHg và cao hơn nữa thì khi đó bạn đã có những vấn đề nghiêm trọng về huyết áp. Bạn nên nghỉ ngơi một vài phút và kiểm tra huyết áp của bạn một lần nữa. Nếu vẫn còn rất cao hãy lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra lại và biện pháp để hạ huyết áp ngay. Một cơn tăng huyết áp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận hoặc mất ý thức.
Các triệu chứng của một cơn tăng huyết áp nguy hiểm có thể bao gồm: nhức đầu dữ dội, lo lắng, chảy máu cam và cảm giác khó thở.
Ở tuổi 45, đàn ông thường có huyết áp cao hơn phụ nữ, còn ở lứa tuổi cao tỷ lệ này gần như tương đương nhau:
- Bạn sẽ có nguy cơ mắc tăng huyết áp lớn hơn nếu có tiền sử gia đình bị huyết áp cao hoặc đang mắc bệnh tiểu đường. Theo số liệu của nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 60% người bệnh tiểu đường mắc kèm tăng huyết áp.
- Người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị Tăng huyết áp ở độ tuổi còn rất trẻ. Các nghiên cứu di truyền học cho thấy rằng người Mỹ gốc Phi có một gen làm cho cơ thể nhạy cảm với muối, chỉ cần một nửa thìa cà phê muối có thể làm huyết áp tăng thêm 5 mmHg.
Khi bạn ăn quá nhiều đồ ăn mặn (chứa nhiều Natri) sẽ dẫn đến hiện tượng giữ nước trong cơ thể, làm tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim. Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo chỉ nên ăn dưới 1.500 mg Natri mỗi ngày vì vậy bạn nên quan tâm hơn đến hàm lượng muối trong các loại thực phẩm và thực đơn hàng ngày.
Thực phẩm chế biến sẵn như súp đóng hộp, thịt hộp có chứa tới 75% lượng Natri.
Stress có thể làm cho huyết áp của bạn tăng đột biến, nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh căng thẳng chính là nguyên nhân gây ra tăng huyết áp. Tuy nhiên, stress có thể tác động lên tim do đó gián tiếp gây tăng huyết áp.
Căng thẳng cũng có thể làm thay đổi thói quen, nếp sinh hoạt và dẫn đến những thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như một chế độ ăn uống không phù hợp, nghiện rượu hoặc hút thuốc lá có thể góp phần gây tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
Thừa cân và béo phì là hiện tượng tích tụ mỡ bất thường điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Hậu quả phổ biến và rõ rệt nhất của béo phì đến sức khỏe đó là nguy cơ bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
Đây là lý do tại sao một chế độ ăn kiểm soát Calo (giảm chất béo và chất đường, tăng trái cây, rau xanh và chất xơ) cũng thường được sử dụng để làm giảm huyết áp.
Uống quá nhiều rượu cũng có thể làm tăng huyết áp. Theo khuyến cáo của hiệp hội tim mạch Mỹ nếu bạn uống rượu thì nên giới hạn số lượng, không quá hai ly một ngày đối với nam, một ly với phụ nữ.
Nếu Cafein có thể làm cho bạn bồn chồn, vì vậy có thể làm tăng huyết áp của bạn nhưng nó thường chỉ gây tác động ở một thời điểm nhất định. Tuy nhiên các nghiên cứu hiện nay cũng không cho thấy bất kỳ mối liên quan nào giữa cafein và sự phát triển của bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, bạn có thể uống một một hoặc hai cốc cafe một ngày mà không cần lo lắng đến vấn đề về huyết áp (theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ).
Tăng huyết áp thai kỳ thường xảy ra vào nửa cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, tăng huyết áp sẽ làm giảm lưu lượng máu và oxy cho em bé đổng thời ảnh hưởng đến thận và não của người mẹ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gọi là tiền sản giật gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và bé.
Sau khi sinh, bệnh tăng huyết áp thai kỳ của người mẹ thường sẽ trở về bình thường.
Thuốc trị cảm lạnh và cúm có thể chứa các hoạt chất làm cho huyết áp của bạn tăng lên. Đồng thời những loại thuốc giảm đau như: steroid, NSAID (không nhân steroid), thuốc giảm cân, thuốc ngừa thai và một số thuốc chống trầm cảm cũng vậy. Do đó nếu bạn có huyết áp cao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng.
Một số người có chỉ số huyết áp tăng cao khi đo ở bệnh viện và phòng khám, có lẽ do họ lo lắng và cảm thấy căng thẳng khi gặp bác sĩ.
Để có số đọc chính xác hơn, huyết áp của bạn có thể đo ở nhà, ghi lại nhật ký về chỉ số huyết áp và chia sẻ chúng với bác sĩ.
Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở những người lớn tuổi nhưng vẫn có thể gặp tăng huyết áp ở trẻ em. Chỉ số tăng huyết áp sẽ khác nhau tùy vào huyết áp ở các độ tuổi, chiều cao và giới tính của trẻ. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ con mình bị tăng huyết áp.
Trẻ em sẽ có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn nếu chúng béo phì; có tiền sử gia đình tăng huyết áp (thường gặp ở người Mỹ gốc Phi).
Xem thêm:
- Các cách điều trị huyết áp cao hiệu quả bạn nên biết