Testosterone cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở nam giới

A- A+

Mỗi năm, có thêm 350.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh tim. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Ước tính cứ 3 người đàn ông Mỹ thì có 1 người mắc bệnh tim mạch, ảnh hưởng tới sức khoẻ của hơn 8,8 triệu người Mỹ.

Nghiên cứu mới đây của trường đại học Harvard cho thấy, mức độ testosterone cao có thể chính là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở nam giới. Kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại cuộc họp thường niên lần thứ 97, năm 2015 của Hiệp Hội Nội tiết Mỹ diễn ra ở SanDiego, bang Califoia.

Testosterone là gì?

Testosterone là hormon nội tiết tố nam được tiết ra chủ yếu ở tinh hoàn và một phần nhỏ từ tuyến thượng thận của nam giới.

Khi nam giới bước vào tuổi dậy thì, lượng testosterone sẽ tăng lên nhanh chóng. Hormon này sẽ giúp phát triển cơ quan sinh dục nam, quyết định các đặc tính sinh dục ở nam giới và thúc đẩy quá trình phát triển của cơ bắp.

Testosterone là nội tiết tố nam, quyết định đặc tính sinh dục ở nam giớiTestosterone là nội tiết tố nam, quyết định đặc tính sinh dục ở nam giới

Bình thường, luôn có một lượng nhỏ testosterone trong cơ thể của nam giới được chuyển hóa thành estrogen – nội tiết tố nữ, để giúp điều hòa và cân bằng các chức năng sinh dục. Nồng độ testosterone ở nam giới cao hơn phụ nữ, trong khi nồng độ estrogen lại thấp hơn rất nhiều, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về nguy cơ mắc bệnh tim giữa nam và nữ.

Testosterone cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Y Harvard, cho thấy: "Nồng độ testosterone cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở nam giới”, nghiên cứu được dẫn đầu bởi GS.TS Elaine Yu.

Giáo sư Yu cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 400 người đàn ông trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi, bằng cách cho họ sử dụng những loại thuốc làm thay đổi nồng độ hocrmon tạm thời. Sau đó theo dõi các chỉ số xét nghiệm trong máu, đặc biệt là chỉ số cholesterol, để tìm hiểu xem testosterone có ảnh hưởng như thế nào đến nguy cơ mắc bệnh tim.

Bắt đầu nghiên cứu, cả 400 người tham gia đều được sử dụng thuốc Gosereline – có tác dụng làm giảm sản xuất testosterone. Sau đó, 198 người trong số họ được sử dụng giả dược hoặc 1/4 liều gel testosterone (androgen), nhằm đưa mức testosterone của họ xuống thấp (như trong giai đoạn trước tuổi dậy thì) đến trung bình. 202 người còn lại được sử dụng Anatrozole, một loại thuốc làm ngăn chặn chuyển đổi testosterone thành estrogen, từ đó làm mức độ estrogen của họ hạ xuống đặc biệt thấp.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở nam giới có mức testosterol caoTăng nguy cơ mắc bệnh tim ở nam giới có mức testosterol cao

Kết quả theo dõi cho thấy, mức độ testosterone cao có thể làm giảm nồng độ HDL-c (một loại cholesterol tốt, có tác dụng bảo vệ tim và mạch máu), từ đó làm tăng nguy cơ phát triển Bệnh mạch vành, xơ vữa mạch và tăng huyết áp… Đồng thời, nồng độ estrogen thấp cũng có thể làm tăng đề kháng insulin, tăng lượng đường trong máu và tích tụ nhiều chất béo trong cơ bắp, khởi đầu cho sự phát triển của bệnh tiểu đường, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học ở Harvard tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ giữa testosterone và sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, liên quan đến 8.700 cựu chiến binh nam lớn tuổi, đã cho thấy rằng, những người từng trải qua liệu pháp bổ sung testosterone có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tử vong trong vòng 3 năm cao hơn tới 30% so với những người khác.

Việc hiểu được mối liên quan giữa mức độ testosterone cao với bệnh tim mạch sẽ giúp các nhà khoa học giải thích được sự khác biệt về nguy cơ giữa nam giới và phụ nữ, đồng thời đưa ra một lời cảnh báo cho liệu pháp bổ sung hormon đang rất bị lạm dụng hiện nay.

Nguồn tham khảo:
http://www.sciencedaily.com/
http://www.webmd.com/

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang - Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

Ích Tâm Khang tăng cường sức khỏe trái tim