Ước tính có khoảng gần 1% trẻ sinh ra bị mắc dị tật ở tim. Có những dị tật tim không có biểu hiện rõ ràng, ít ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nặng, làm cho đứa trẻ bị ốm yếu ngay từ lúc mới được sinh ra. Hoặc trong một số trường hợp khác, các triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện khi trẻ đã lớn.
Tim thai phát triển ngay từ những tháng đầu tiên của thai kì. Vì vậy, bất kỳ yếu tố nào có hại tác động đến giai đoạn này đều có thể gây ra những khiếm khuyết về hình thái và cấu trúc của tim. Những dị tật tim bẩm sinh thường gặp nhất là thông liên nhĩ, thông liên thất và bệnh ống động mạch, ngoài ra còn có thể có hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi…
Những yếu tố chính đã được chứng minh có liên quan tới khuyết tật tim bẩm sinh bao gồm:
Tăng nguy cơ mắc dị tật tim bẩm sinh do sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai
Bệnh tim bẩm sinh ảnh hưởng lên chức năng tim và có thể gây hậu quả suy tim. Bạn có thể cho con sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang để tăng cường sức khỏe tim mạch. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết
Trẻ có dị tật tim bẩm sinh thường hay bị ho, khò khè tái đi tái lại; tim đập nhanh; thở nhanh; khi bú hay khóc vì khó thở; da của trẻ thường xanh xao, lạnh và vã mồ hôi; môi, đầu ngón tay, ngón chân có thể bị tím; thường xuyên bị nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi).
Đặc biệt là trẻ thường tăng trưởng chậm, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân và bị sụt cân. Nguyên nhân là do nhu cầu năng lượng của trẻ cao hơn bình thường, trong khi sự hấp thu lại bị giảm (bú kém, ăn kém do thở nhanh và mệt mỏi, giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa). Trẻ nên được cân mỗi tháng một lần để đánh giá mức độ tăng trưởng.
Khi trẻ bị dị tật tim bẩm sinh nhẹ, hầu như không có triệu chứng lâm sàng thì không cần phải điều trị đặc hiệu. Khoảng 1/3 trẻ có dị tật nhẹ, chỉ cần uống thuốc dưới sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Trong những trường hợp dị tật nặng, trẻ có thể được điều trị bằng phương pháp thông tim can thiệp hoặc phẫu thuật mổ tim mở.
Phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh và điều trị đúng cách có thể giúp trẻ sống khỏe mạnh và phát triển bình thường. Hầu hết các trường hợp dị tật tim bẩm sinh đều có thể chữa khỏi nhờ phẫu thuật hoặc can thiệp sửa chữa.
Hiện nay, phương pháp này đang ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi, vì có rất nhiều ưu thế là không phải mổ phanh, ít gây nhiễm khuẩn và không mất máu nhiều nên hiếm khi phải truyền máu, thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này còn cao và không phải loại dị tật nào cũng có thể áp dụng được.
Ngoài ra, còn rất nhiều dị tật khác có thể được can thiệp một cách tạm thời để chờ một cuộc phẫu thuật toàn bộ, ví dụ như phá vách liên nhĩ trong bệnh teo tịt van động mạch phổi mà vách liên thất kín, đặt stent ống động mạch để duy trì dòng máu sang động mạch phổi khi bị teo tịt van động mạch phổi…
Thường thì sau khi được chẩn đoán xác định bệnh tim hoặc sau phẫu thuật tim, trẻ sẽ cần được khám lại thường xuyên (hàng tuần hoặc hàng tháng). Sau đó, số lần khám lại có thể thưa hơn, khoảng 3 - 6 tháng/ lần.
Trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh cần được khám sức khỏe định kỳ
Với những trẻ còn bú mẹ, nên cho bú nhiều lần trong ngày, không nên để trẻ bú lâu vì trẻ sẽ dễ bị mệt, bị sặc và trớ sữa. Nếu trẻ không bú được thì mẹ cần vắt sữa cho trẻ bú.
Với trẻ ăn dặm thì cũng nên ăn ít một và nhiều lần trong ngày, tùy vào khả năng ăn uống, tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Mẹ nên lựa chọn cho trẻ những loại thức ăn dễ tiêu hóa.
Với trẻ bị dị tật tim bẩm sinh, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là điều quan trọng, hạn chế tối đã các nguy cơ nhiễm trùng, trong cả khi nhổ răng hay thực hiện tiểu phẫu. Bản thân người mẹ khi chăm sóc trẻ cũng cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ. Khi cho trẻ bú hoặc ăn, mẹ nên rửa tay sạch sẽ, giữ sạch đầu vú hoặc bình ti.
Trong thực tế, trẻ nên được động viên tham gia vào các hoạt động thể chất, để giúp cho trái tim thích nghi tốt và trẻ có thể được tận hưởng cuộc sống một cách bình thường.
Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang - Giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim