Bệnh vôi hóa van tim thường không biểu hiện rõ ở giai đoạn đầu mà chỉ được phát hiện khi đã đến giai đoạn muộn của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh đã phát triển thêm các biến chứng như hở van tim, suy tim, dày thất... Vì vậy người bệnh nên tự trang bị cho mình kiến thức, hiểu biết về tình trạng này để có hướng điều trị kịp thời.
Vôi hóa van tim là tình trạng các mảng canxi, mô mỡ và các khoáng chất dư thừa bám tại van. Điều này làm các van tim bị cứng và đóng mở kém linh hoạt. Van tim không thể đóng mở bình thường dẫn đến tim hoạt động không hiệu quả, giảm lưu lượng máu đi nuôi cơ thể.
Bên cạnh đó, những mảng vôi hóa làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Cục máu đông di chuyển vào tuần hoàn chung gây tắc hẹp mạch máu, đặc biệt nếu tắc mạch vành (nhồi máu cơ tim), tắc mạch não (đột quỵ) sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Hình ảnh vôi hóa van tim với từng loại van
Nguyên nhân vôi hóa van tim thường gặp nhất là cơ thể bị lão hóa. Quá trình lão hóa sẽ khiến cho các vòng van tim bị thoái hóa theo, dễ tạo thành các mảng bám vôi hóa. Ngoài ra, vôi hóa van tim còn có được hình thành từ những nguyên nhân ít phổ biến hơn như sau:
Trước đây, vôi hóa van tim chỉ thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Nhưng ngày nay tỷ lệ người trẻ bị vôi hóa van tim đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân của điều này có thể xuất phát từ tình trạng hở van động mạch chủ (BAV) kết hợp với dị tật tim hoặc van tim bẩm sinh tạo nên sự vôi hóa van tim.
Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu triệu chứng vôi hóa van tim thường chưa rõ rệt. Chỉ đến khi bệnh nặng hơn gây biến chứng (rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, phì đại tâm thất trái, suy tim), các triệu chứng mới xuất hiện rõ ràng với tần suất nhiều hơn như đau đầu, đau thắt ngực, khó thở (đặc biệt khi gắng sức) đánh trống ngực, chóng mặt…
Vì vậy, để phát hiện sớm vôi hóa van tim, người bệnh không còn cách nào khác nên thăm khám chuyên khoa tim mạch định kỳ. Điều này đặc biệt cần thiết với những đối tượng có nguy cơ cao bị vôi hóa van tim như: người bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, người cao tuổi…
Đau ngực là một trong những dấu hiệu của vôi hóa van tim
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh vôi hóa van tim, sẽ để lại những biến chứng nhất định, cụ thể như:
Một biến chứng khác ít gặp khi bị vôi hóa van động mạch chủ là ngừng tim, đột tử. Nếu người bệnh xuất hiện biến chứng này cần phải tiến hành phẫu thuật thay van tim nhanh chóng.
TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, giảm cholesterol, xơ vữa động mạch, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim, bảo vệ van tim. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, các van tim động mạch chủ, van tim 2 lá (van tim bên trái) thường sẽ bị vôi hóa hơn so với các van tim còn lại (van 3 lá, van động mạch phổi). Bởi van động mạch chủ (nằm giữa động mạch chủ và tâm thất trái), vai hai lá (nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái) là các khu vực dòng máu chảy xoáy, thuận lợi cho canxi lắng đọng.
Khi động mạch chủ bị vôi hóa, lá van và vòng van (vòng giúp lá van có thể dính vào tim) sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đối với van tim hai lá, khả năng bị vôi hóa chỉ gây ảnh hưởng đến vòng van, ít khi ảnh hưởng đến lá van.
Để điều trị bệnh vôi hóa van tim thuốc điều trị là chưa đủ, chế độ ăn và tập luyện cũng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị. Việc kết hợp các phương pháp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Thuốc tây y là lựa chọn đầu tiên trong điều trị vôi hóa van tim
Người bệnh bị vôi hóa van tim nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy vào từng mức độ bệnh, các bệnh lý tim mạch mắc kèm và các biến chứng đã xảy ra mà sẽ được kê toa thuốc phù hợp.
Những nhóm thuốc thường được sử dụng nhất trong điều trị vôi hóa van tim bao gồm:
Bên cạnh các thuốc điều trị, việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình điều trị bệnh van tim. Trong đó nổi bật nhất là TPCN Ích Tâm Khang.
Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng tại viện 108 cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng của bệnh van tim như hồi hộp, khó thở, đau ngực, mệt mỏi và ngăn ngừa bệnh tiến triển thành suy tim. Kết quả nghiên cứu này đã được đông đảo bạn bè Quốc tế biết đến khi Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada đăng tải năm 2014.
Rất nhiều người bệnh van tim đã hoàn toàn kiểm soát được bệnh tình của mình nhờ phối hợp Ích Tâm Khang trong quá trình điều trị. Điển hình là trường hợp của bà Nhung - Nam Định trong video dưới đây:
Chia sẻ của bà Nhung về quá trình kiểm soát bệnh hở van tim 3 lá
Những trường hợp vôi hóa van tim nặng, không đáp ứng với thuốc sẽ cần phải can thiệp phẫu thuật.
Thay van van tim trong trường hợp vôi hóa van tim gây hẹp van
Đối với những người đã có van tim bị vôi hóa cần hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò. Thay vào đó, bổ sung nhiều các loại rau, quả, tươi có chứa nhiều chất xơ hoà tan và hải sản như cá có chứa nhiều omega 3 tốt cho tim mạch.
Mỗi ngày, người bệnh nên dành 30 phút để tập các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa sức. Tập thể thao sẽ giúp bạn tránh được quá trình tích tụ mỡ của cơ thể, vốn được xem là một trong những nguyên nhân gây vôi hóa van tim. Ngoài ra, làm tăng cường lượng máu tới tim, giúp tim hoạt động hiệu quả.
Ngoài các lưu ý trên, người bệnh cũng sẽ cần:
Điều trị bệnh vôi hóa van tim sẽ đơn giản hơn nhiều khi được phát hiện sớm, nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và điều trị sẽ khó khăn hơn. Do vậy không nên chủ quan với căn bệnh này và cần điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh.
Tài liệu tham khảo: heart-valve-surgery.com
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.