Suy tim phải là một dạng suy tim, thường là hậu quả của suy tim trái, bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.
Đau tim là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau. Việc xác định được chính xác nguyên nhân đau tim sẽ giúp giải quyết triệu chứng khó chịu này dễ dàng hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cơn đau tim và giải pháp để ngăn ngừa triệu chứng này.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng thường gặp của bệnh động mạch vành. Đây là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp bởi nó có thể tử vong chỉ sau vài giờ do cơ tim bị tổn thương nghiêm trọng. Ngay khi phát hiện có cơn đau thắt ngực kéo dài, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức bởi càng được cấp cứu sớm, khả năng sống sót càng cao. Đây thực sự là một cuộc chạy đua với tử thần.
Bệnh suy tim độ 3 theo NYHA là mức độ nặng, là “cửa ngõ” vào giai đoạn suy tim nặng nhất, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu hiểu rõ về bệnh chắc hẳn bạn sẽ tìm ra được cách chữa trị phù hợp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống
Tăng huyết áp không được điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, suy thận, giảm thị lực, phình tách động mạch chủ... thậm chí tử vong. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các biến chứng tăng huyết áp trong bài viết dưới đây.
Suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất theo hệ thống phân loại của Hiệp hội tim mạch Mỹ NYHA. Theo thống kê chỉ có khoảng 50% - 60% người bệnh suy tim nặng sống sót sau 5 năm điều trị tích cực với các loại thuốc.
Hẹp van tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nếu hiểu rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm và phương pháp điều trị hẹp van hiệu quả.
Theo dự tính vào năm 2025 sẽ có tới 1,56 tỷ người phải sống chung với bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên có tới 90% trường hợp không rõ nguyên nhân. Việc xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp sẽ giúp cho bác sỹ hoạch định chính xác phác đồ điều trị cho người bệnh nhằm hạn chế tối đa rủi ro do kẻ giết người thầm lặng này gây ra.
Suy tim độ 1 là mức độ nhẹ nhất trong 4 giai đoạn suy tim, nhưng nếu chủ quan trong điều trị bệnh sẽ nặng lên nhanh chóng. Ở giai đoạn này, người bệnh cần tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống để ngăn ngừa suy tim tiến triển.
Thuật ngữ “suy tim” có thể dùng để chỉ chung 3 thể bệnh chính bao gồm: bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại và rối loạn chức năng tâm trương. Với mỗi thể sẽ có những hướng điều trị khác nhau, do đó, bước đầu tiên trong chiến lược điều trị suy tim hiệu quả đó là xác định rõ bạn bị suy tim do nguyên nhân nào.
Tái cấu trúc tim là một hiện tượng tự nhiên thú vị sau cơn nhồi máu cơ tim. Trái tim cố gắng tự “tu sửa” lại các bộ phận đã bị tổn thương của mình. Tuy nhiên, trái ngược với những gì bạn mong muốn về một trái tim khỏe mạnh sau khi tái cấu trúc, tim dễ dàng bị giãn nở và dẫn tới suy tim sau nhồi máu cơ tim.
Sau chẩn đoán suy tim, rất nhiều người đã bị suy sụp thực sự và bị stress nặng. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, nó còn khiến cho quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn và làm tăng nguy cơ tử vong trong vài năm sau đó.