Không phải tất cả những người bệnh mạch vành đều có đau thắt ngực trái, mặc dù đó là dấu hiệu điển hình. Ngoài đau thắt ngực còn có nhiều dấu hiệu khác cảnh báo căn bệnh này.
Bệnh mạch vành là tên gọi chung cho một số bệnh tim mạch như suy vành, thiểu năng vành, thiếu máu cơ tim. Bệnh xảy ra khi cholesterol lắng đọng và tạo thành các mảng xơ vữa làm hẹp động mạch vành, cản trở dòng máu đến nuôi tim. Cơ thể cảnh báo tình trạng này bằng nhiều dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, trong đó có đau thắt ngực hoặc không.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành sẽ khác nhau ở mỗi người, tùy theo tình trạng, vị trí tắc hẹp, ngưỡng chịu đau, tuổi và giới tính. Dưới đây là 5 triệu chứng thường gặp nhất:
Biểu hiện khó thở, mệt mỏi là dấu hiệu sớm nhất cảnh báo bệnh mạch vành, cho thấy lưu lượng máu đến tim bị giảm sút.
Triệu chứng khó thở , thở gấp thấy rõ rệt nhất là khi gắng sức (chạy bộ, lên cầu thang, bê vật nặng). Ở giai đoạn đầu, khó thở có thể chưa rõ ràng, chỉ là cảm giác ngột ngạt, có thể đi kèm với tức ngực và nặng hơn khi gắng sức hoặc căng thẳng, lo lắng quá thái, giảm đi khi nghỉ ngơi.
Người bệnh có cảm giác chân tay rời rã, không muốn cử động, cảm giác mệt mỏi như thiếu năng lượng. Triệu chứng này thường gặp khi hoạt động quá sức hoặc sau bữa ăn quá no. Mệt mỏi cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng mạch vành tắc hẹp nặng lên..
Cơn đau thường xảy ra đột ngột và dữ đội ở bên ngực trái, người bệnh có cảm giác như ai đó đang siết chặt tim và lồng ngực. Đau có thể lan lên phía trên gây đau cứng cổ, hàm và cánh tay trái. Cơn đau thắt ngực có thể hết sau vài giây, nhưng cũng có thể trở nên trầm trọng hơn trong vài phút. Nếu kéo dài trên 15 phút cần nghĩ tới hội chứng mạch vành cấp có thể gây nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng bệnh mạch vành không phải lúc nào cũng là đau ngực trái
Người bệnh nhận thấy khó chịu ở vùng ức bao gồm: đau, nóng ran ở giữa ngực, đầy trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, muốn đi cầu. Các triệu chứng thường xuất hiện sau các bữa ăn quá no hay có nhiều chất béo, chất đạm và tăng nặng hơn nếu nằm hoặc vận động ngay sau khi ăn. Đó là do lưu lượng máu qua động mạch vành bị giảm, hệ tiêu hóa cũng bị giảm lượng máu đến hấp thu chất dinh dưỡng và gây ra sự khó chịu.
Người bệnh dễ bị chóng mặt, choáng váng - đây là dấu hiệu cảnh báo lưu lượng máu nuôi dưỡng não không đầy đủ. Tắc nghẽn động mạch vành gây co thắt mạch vành càng nặng, triệu chứng chóng mặt càng nặng và người bệnh dễ bị choáng ngất.
Người bệnh mạch vành có thể gặp phải triệu chứng chóng mặt, choáng váng
Cơn đau thắt ngực không ổn định tương tự như cơn đau thắt ngực ổn định, nhưng không liên quan đến các hoạt động thể chất hay gắng sức và thường xảy ra khi nghỉ ngơi, đặc biệt về đêm gần sáng, hoặc khi gặp lạnh đột ngột. Nguyên nhân là do mảng xơ vữa bị nứt vỡ làm xuất hiện cục máu đông gây bít tắc động mạch vành. Cơn đau thắt ngực không ổn định là tiền thân của nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng đau ngực không rõ ràng, đó có thể là nặng ngực, khó chịu trong lồng ngực hoặc giữa ức chứ không khu trú ở ngực trái. Đôi khi chỉ là cảm giác nóng rát ở ngực hoặc ngứa ran và tê ở bên ngực trái hoặc tay trái.
Người bệnh nghe rõ tim đập nhanh và mạnh, từng nhát thịch, thịch kèm với đó là hiện tượng hồi hộp, hẫng hụt, run rẩy, bồn chồn. Hiện tượng đánh trống ngực xuất hiện khi nhịp tim nhanh hoặc không đều.
Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần
Người bệnh mạch vành nên để học cách thư giãn để giảm co thắt vành
Đi bộ là cách tập thể dục tốt nhất với người bệnh mạch vành. Nên tập 5 - 6 buổi/1 tuần, với cường độ tăng dần, nhưng không quá sức. Trong lúc đi bộ, nếu có biểu hiện khó thở, mệt hay đau ngực nên nghỉ. Đây là giải pháp hiệu quả giúp phát triển các mạch máu mới dưới điểm tắc hẹp (tuần hoàn bàng hệ tim), nhờ đó cải thiện lưu lượng máu tới tim.
Căng thẳng, stress gây co thắt mạch vành, điều này làm tình trạng thiếu máu cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, người bệnh cần ngủ nghỉ, ăn uống điều độ; tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê; không nên làm việc quá sức, hít sâu thở chậm và học cách kiềm chế cảm xúc để giúp giải tỏa stess.
Hạn chế ăn thực phẩm có chứa nhiều chất béo xấu
Chất béo xấu thường ẩn giấu đằng sau những món ăn hấp dẫn như đồ chiên xào, nội tạng động vật, thịt màu đỏ hoặc trong thức ăn được chế biến sẵn. Chúng làm tăng cholesterol máu và là thủ phạm gây xơ vữa mạch.
Vì thế, bạn nên thay thế chúng bằng chất béo tốt như dầu thực vật; Ăn cá và thịt màu trắng thay cho thịt đỏ. Tăng cường chất xơ từ rau củ, các loại đậu đỗ, quả hạch, các loại gia vị như gừng, nghệ, tỏi, ớt chuông, tiêu đen để giảm hấp thu chất béo xấu.
Tpbvsk Ích Tâm Khang dùng cho người mạch vành - Hỗ trợ giảm đau thắt ngực
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ tăng cường chức năng tim có nguồn gốc thảo dược đã được nghiên cứu lâm sàng và công bố trên Tạp chí Quốc tế năm 2014.
Sản phẩm có công dụng:
Giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, dùng tốt cho những người mắc các bệnh mạch vành, bệnh hẹp hở van tim, suy tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.