Vì sao bệnh tim gia tăng ở phụ nữ tiền mãn kinh?

A- A+

Giống như cơ thể, trái tim của bạn cũng sẽ đi qua những thay đổi theo độ tuổi. Đặc biệt ở phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, sức khỏe trái tim và hệ thông mạch máu sẽ có dấu hiệu suy giảm. Một phần vì sự ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt, tuổi tác, phần khác do sự thiếu hụt estrogen ở nữ giới. Vậy giữa estrogen và bệnh tim mạch có mối liên quan như thế nào?

Bệnh tim mạch và nội tiết tố nữ estrogen

Theo kết quả nghiên cứu đã được công bố của Đại học Queen Mary - LonDon cho thấy estrogen giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh lý tim mạch theo nhiều cơ chế khác nhau. Hormone estrogen còn giúp các tế bào bạch cầu lưu chuyển trong máu dễ dàng mà không bám dính vào thành mạch máu gây tắc mạch.

Vậy nhưng, hormon này chỉ bảo vệ chúng ta trong thời gian ngắn”, theo tiến sỹ Beth Abramson, Phát ngôn viên của quỹ tim mạch và đột quỵ Canada và Giám đốc trung tâm phòng chống bệnh tim tại Bệnh viện St. Michael, Toronto. Bà còn cho biết thêm: “Khi phụ nữ sang độ tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen sụt giảm là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ ngày càng gia tăng. Tỷ lệ này không thay đổi khi họ sử dụng liệu pháp thay thế hormone”.

Lượng estrogen giảm sút ở tuổi tiền mãn kinh làm tăng nguy cơ tim mạch

Lượng estrogen giảm sút ở tuổi tiền mãn kinh làm tăng nguy cơ tim mạch

Bệnh tim mạch – Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nữ giới

Thực tế cho thấy bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong ở nhiều phụ nữ Canada. Theo ước tính có 37.000 phụ nữ Canada đã chết vì bệnh tim trong năm 2012. Hầu hết các trường hợp đều gặp phải các triệu chứng tim mạch dưới đây:
- Đau tức ngực, tim đập nhanh, từng nhịp đập dồn dập như đánh trống ngực.
- Khó chịu ở cổ, hàm, vai, cánh tay
- Khó thở
- Ra mồ hôi nhiều
- Buồn nôn
- Chóng mặt

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về vai trò của estrogen trong cơ thể và nguyên nhân gây bệnh tim mạch ở nữ giới thời kỳ mãn kinh. Họ cho rằng estrogen ảnh hưởng đến mọi hệ thống mô, các cơ quan và mạch máu của cơ thể. Nó có khả năng làm tăng HDL cholesterol (loại tốt), giảm cholesterol LDL (loại xấu), giúp thư giãn, lưu thông mạch máu.

Khi estrogen bị suy giảm ở thời kỳ mãn kinh sẽ nồng độ cholesterol xấu tăng lên, gây béo phì và góp phần hình thành mảng xơ vữa động mạch vành – một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau tim, đột quỵ ở phụ nữ.

Vậy làm thế nào để phụ nữ, đặc biệt ở tuổi tiền mãn kinh và sau mãn kinh giảm được nguy cơ bệnh tim mạch? Đó là họ nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên; duy trì một trọng lượng cơ thể bình thường; giảm cholesterol xấu và ổn định huyết áp bằng cách không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, tránh mất ngủ và duy trì một chế độ ăn lành mạnh... Để có được các chất dinh dưỡng cần thiết cho trái tim, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo bạn nên ăn một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa ít chất béo, các loại cá, gia cầm và các loại hạt...

Dường như, sự suy giảm trong các hormone estrogen tự nhiên là một yếu tố không mong muốn và không có lợi cho trái tim bạn. Nhưng bạn hoàn toàn có thể bảo vệ trái tim mình bằng cách phòng bệnh từ trước tuổi mãn kinh. Đó cũng là bài học và bí quyết để phái nữ ý thức việc bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của mình trong tương lai.

Trích nguồn:
http://www.heart.org/
http://www.besthealthmag.ca/
http://my.clevelandclinic.org/

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang - giải pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

TPCN Ích Tâm Khang Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch