Mặc dù cánh mày râu bị đau tim nhiều hơn, nhưng tử lệ tử vong do nhồi máu cơ tim ở chị em phụ nữ lại có khuynh hướng qua mặt nam giới. Vì đâu nên nỗi?
Sau tuổi mãn kinh, tỷ lệ phụ nữ bị bệnh tim mạch, rối loạn cholesterol cao hơn đàn ông cùng độ tuổi
Phụ nữ xưa nay được tiếng cẩn thận trăm bề nhưng lại ít lưu ý đến sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Dù thực tế đàn ông bị đau tim nhiều hơn, nhưng tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim ở phụ nữ hiện nay đang có huynh hướng qua mặt nam giới. Thậm chí, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa ở phụ nữ, nhiều ca mắc bệnh rơi vào độ tuổi 29 - 40.
Nhiều người đặt câu hỏi, một người phụ nữ đang khỏe mạnh như vậy tại sao lại có thể ra đi quá sớm vì ngừng tim?
Theo BS Lương Lễ Hoàng - Điều hành Phòng tư vấn sức khỏe và Nghiên cứu Y Dược - Điều trị Nội khoa thuộc Trung tâm Oxy cao áp TPHCM lý do trên thực tế là vì cuộc sống ngày càng căng thẳng đóng một vai trò trong việc kích hoạt các triệu chứng đau tim ở phụ nữ.
Mặt khác, dấu hiệu báo động cho tình trạng thiếu máu cơ tim ở các chị em rất mơ hồ. Ít khi là hình ảnh điển hình của cơn đau thắt ngực. Trái lại, thường là triệu chứng dễ đánh lừa ngay cả thầy thuốc như chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó thở, khó tiêu, đau lưng, vai hoặc cổ họng, đau hàm hoặc đau lan đến hàm, đau từ trung tâm ngực lan đến cánh tay… Vì thế, các chị em ít khi đến ngay chuyên khoa Tim mạch mà đi “lòng vòng” khiến bệnh nhẹ dễ trở nặng.
Nhất là với phụ nữ trên 50 tuổi không chỉ đối mặt với tuổi tác mà các chị em còn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Bởi khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, mức độ estrogen - hormone giúp bảo vệ sức khỏe của trái tim giảm xuống. Bệnh tim mạch vì thế không mời cũng đến.
Có những triệu chứng khác của cơn đau tim mà phụ nữ trên 50 tuổi có thể gặp phải, đó là đau ngực dữ dội, đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày, rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh hoặc không đều, đổ mồ hôi.
Sự thiếu hụt Estrogen là một trong những thủ phạm gây stress làm co thắt mạch vành, tăng huyết áp và các cơn đau thắt ngực
BS Hoàng hóm hỉnh cho rằng, đa số phụ nữ có lẽ vì bản tính can đảm hơn giới mày râu, nên thường có khuynh hướng lưỡng lự quá lâu trước khi quyết định gọi xe cấp cứu, ngay cả khi đã ở trong tình huống éo le như cơn đau thắt ngực. Hậu quả là đến bệnh viện quá trễ, khi đã xảy ra tổn thương nặng nề ở tim.
Một vấn đề rất quan trọng mà nhiều người bỏ quên, đó là cân nặng. BS Hoàng dẫn chứng: “Hơn 50% nữ bệnh nhân tử vong trong trường hợp nhồi máu cơ tim đã bị béo phì từ lâu nhưng không cương quyết giảm cân dù biết rõ thể trọng quá tải là gánh nặng cho trái tim. Chẳng những thế, không đến phân nửa số bệnh nhân may mắn qua cơn hoạn nạn chịu tìm cách giảm cân. Tệ hơn nữa là không dưới 1/3 trong số đó lại tiếp tục tăng cân, cứ như chưa hiểu là nhồi máu cơ tim lần sau hầu như là lần cuối”.
Tất cả những yếu tố này là nguyên nhân khiến nữ giới sau tuổi mãn kinh tử vong vì bệnh lý tim mạch nhiều hơn nam giới.
Bệnh tim mạch hiện nay vẫn trước sau đứng đầu trên bảng tử vong, mặc dầu kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị rõ ràng đã và đang được cải thiện với nhiều bước nhảy vọt.
Vì thế, chị em cần lắng nghe cơ thể, nhận thức được các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và tầm quan trọng của việc thay đổi lối sống có thể làm giảm những rủi ro đó. Đồng thời để giảm cân, giảm cholesterol và huyết áp, kiểm soát bệnh tiểu đường là trong tầm tay của mọi phụ nữ. Đặc biệt là tránh xa stress, vì đây là yếu tố đòn bẩy để cơ thể sản sinh ra nội tiết tố chống stress, nhưng làm mạch máu co lại, gây tăng nhịp tim và đẩy huyết áp cao hơn.
Quan điểm của BS Hoàng cho thấy thay vì đợi nước đến chân để rồi nhảy không kịp, giải pháp sẽ đơn giản hơn nhiều nếu cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đừng quên một nguyên tắc được thầy thuốc Đông Y đặt lên hàng đầu. Đó là chữa bệnh ngay khi bệnh chưa phát.
Để làm được điều này, các chị em đừng quên tầm soát bệnh định kỳ, nếu không có phương tiện để tiến hành chụp hình mạch máu, siêu âm 3 chiều… thì ngay cả với một vài xét nghiệm sinh hóa phản ánh gián tiếp mức độ lưu thông của dòng máu trong mạng lưới mạch vành, như homocystein, troponin, hay với điện tâm đồ, cũng đã đủ để thầy thuốc lưu ý hơn về khả năng vướng bệnh mạch vành của thân chủ.
“Với bệnh tim nếu để nước đến chân, đứng cũng chẳng vững đừng nói chi đến chuyện nhảy nhót. Do đó, không nên đợi đến khi trái tim có bệnh rồi mới chữa. Dù cho trái tim có khả năng chịu đựng tốt, hoạt động cần mẫn nhưng cũng cần được bảo vệ” - BS Hoàng nhấn mạnh.
BS Lương Lễ Hoàng là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về y dược nhằm mục tiêu cổ động cho biện pháp phòng và trị bệnh bằng cách vận dụng kinh nghiêm của y học dân gian nhưng với tri thức cập nhật và kỹ thuật thực nghiệm của y học hiện đại.
Theo chuyên gia Lương Lễ Hoàng những người bị tim mạch có thể cải thiện và phòng ngừa bệnh bằng cách kết hợp sử dụng các sản phẩm có chứa các hoạt chất sinh học thiên nhiên như TPCN ÍCH TÂM KHANG
Thật đáng tiếc, hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa bệnh tim mạch, vì thế có thể phòng ngừa bằng các giải pháp trong tầm tay, đó là đừng để mạch máu trong cơ thể “kẹt xe”.
Muốn vậy, phải giữ cho máu có độ loãng lý tưởng, không co thắt, cơ tim co chậm, hòa hoãn để các cục máu đông không có cơ hội hình thành bằng cách cung cấp những hoạt chất sinh học có lợi làm tăng cường chức năng tim. Hay nói cách khác, cần góp vốn để trái tim có thể làm ăn được.
Khi dùng các hoạt chất sinh học, mục tiêu không phải để thay thế mà dùng để hỗ trợ. Đó là giúp thuốc hóa chất ít tác dụng phụ nhưng có hiệu quả như mong muốn, ít độc tính, ít phải lệ thuộc thuốc.
Thực tế, nếu dùng hoạt chất sinh học hoặc các dược chất thiên nhiên, quan trọng nhất thành phẩm đã được xác minh tác dụng hay chưa, theo tiêu chí khách quan của y học hiện đại. Không dùng thuốc theo lời đồn hoặc quảng cáo.
“Nhất là không phải hàm lượng càng cao, càng nhiều dược chất là càng tốt. Quan trọng là phải sử dụng đúng và đủ. Đừng để vì “quá ham” dược chất, hàm lượng mà làm tăng gánh nặng cho gan, thận… vì phải xử lý chất lạ và thanh lọc cơ thể nhiều hơn.
Trong môi trường quảng cáo thả nổi như hiện nay, nên “chọn mặt gửi vàng” theo lời “nặng ngàn cân” của thầy thuốc. Vì suy cho cùng, mục tiêu cuối cùng là để lưu lượng trên mạch vành thông thoáng, trái tim sẽ không bị mệt, làm tròn nhiệm vụ” - BS Hoàng nói.
Hiện nay, các hoạt chất sinh học có nhiều dưới dạng thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có TPCN Ích Tâm Khang có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả giúp hỗ trợ giảm đáng kể các triệu chứng của suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù), tăng phân suất tống máu (chỉ số đánh giá chức năng tim), giảm cholesterol TP và LDL-C máu, ổn định huyết động và kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế năm 2014.
Xem thêm: Kết quả nghiên cứu hiệu quả của Ích Tâm Khang trong liệu pháp hỗ trợ suy tim
Nói đến Ích Tâm Khang, bác sĩ Lương Lễ Hoàng cho biết: “Tôi hầu như không có ngày nào không có Ích Tâm Khang trên toa thuốc. Đối với sản phẩm Ích Tâm Khang, thế mạnh không phải là có thật nhiều thành phần hay không phải có một thành phần nào đó hàm lượng cực cao, mà thế mạnh của sản phẩm là sự kết hợp hài hòa, cân đối giữa các thành phần thảo dược. Quan trọng nhất, là hiệu quả đó đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh kết quả trên người thực sử dụng”.
Dược sỹ Đại Học Dược Hà Nội