Phình động mạch vành là tình trạng hiếm gặp trong các bệnh lý tim mạch. Bệnh làm động mạch vành bị giãn rộng ra, mất đi sự đàn hồi vốn có, khiến dòng máu lưu thông đến tim không đồng đều, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy phình động mạch vành là gì và các phương pháp điều trị hiện nay như thế nào. Hãy cùng đón đọc bài viết để hiểu rõ hơn về bệnh nhé!
Phình động mạch vành (ACC) được định nghĩa là sự giãn nở vượt quá 1.5 lần đường kính của các phân đoạn bình thường liền kề. Tình trạng này có thể dẫn đến vỡ, hình thành huyết khối và thuyên tắc đoạn xa tại mạch vành; gây ra các cơn đau thắt ngực cùng các vấn đề khác liên quan đến tim.
Đây là một tình trạng khá hiếm gặp, được chẩn đoán với tần suất ngày càng tăng từ khi chụp động mạch vành được ứng dụng. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi từ 1,5% đến 5% ở nam giới và phổ biến hơn ở người bệnh mắc động mạch vành phải. Xơ vữa động mạch chiếm 50% các trường hợp phình động mạch vành ở người lớn.
Phình động mạch vành thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ khi các mạch máu vỡ ra thì thường là triệu chứng của suy tim. Phụ thuộc vào vị trí và các yếu tố tác động mà người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau như:
Đau tức ngực, khó thở là biểu hiện rõ nhất của phình động mạch vành do thiếu máu đến tim
Tuy nhiên, các triệu chứng kể trên có thể gây ra bởi các bệnh lý như thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim… Cho nên thông thường bệnh phình động mạch vành được phát hiện trong quá trình xét nghiệm hoặc chẩn đoán cho các vấn đề tim mạch khác. Nếu có những dấu hiệu bất thường kể trên, bạn nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm bệnh.
Phình động mạch vành có thể là bẩm sinh hoặc là bệnh thứ phát của một vấn đề tim mạch khác. Việc phình động mạch vành bẩm sinh gây ra do tổn thương ở lớp bên trong của các động mạch vành trong thời kỳ phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, phình động mạch vành cũng có thể xảy ra ở người lớn, thường do các yếu tố bên ngoài như cắt hoặc bị tổn thương động mạch, bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh tim. Dù là bẩm sinh hay do yếu tố bên ngoài, phình động mạch vành đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau thắt ngực, khó thở và thậm chí là tử vong.
Một số nguyên nhân có thể gây phình động mạch vành bao gồm:
Ngoài ra, với việc sử dụng ngày càng nhiều stent phủ thuốc, nhiều báo cáo cho thấy stent gây phình động mạch vành, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau can thiệp.
Kiểm soát tình trạng xơ vữa là rất quan trọng để ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch.
Việc điều trị phình động mạch vành sẽ phụ thuộc vào kích thước của đoạn phình, sự ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay:
Kiểm soát huyết áp: Nếu động mạch vành phình nhỏ và không gây ra các triệu chứng, bạn có thể chỉ cần tập thể dục và ăn uống lành mạnh nhằm kiểm soát huyết áp và cholesterol để giữ cho đoạn phình không tiếp tục phát triển.
Dùng tgiảm đau và kháng viêm: Nếu bạn bị đau thắt ngực hoặc khó thở, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau và kháng viêm nhằm giảm thiểu các triệu chứng này.
Tiêm kháng thể: Đối với những bệnh nhân bị phình mạch vành do dị ứng với huyết tương do viêm đa khớp, bác sĩ có thể tiêm kháng thể để giảm thiểu phình và kiểm soát lại các triệu chứng lâm sàng.
Dùng thuốc ngăn ngừa xơ vữa: Các loại thuốc như aspirin, statin, beta-blocker và ACE inhibitor có thể được sử dụng để giảm thiểu tích tụ và phát triển các mảng xơ vữa - Nguyên nhân chính dẫn đến phình mạch vành.
Phẫu thuật: Nếu đoạn động mạch vành bị phình lớn hoặc ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phình. Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm: ghép một đoạn mạch mới hoặc ngăn cản dòng máu ở vùng phình bằng các phương pháp khác như đặt stent hoặc bóp các mạch.
Điều trị nội khoa được ưu tiên nhằm giảm nhẹ triệu chứng và giảm sự tiến triển mảng xơ vữa
Kiểm soát xơ vữa là rất quan trọng để ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch. Do đó, để phòng ngừa tình trạng phình các động mạch vành thì việc giảm thiểu sự tích tụ các mảng xơ vữa và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa tiến triển là điều cần thiết. Để đạt được điều này bạn cần:
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng thêm thảo dược sẽ giúp làm giảm cơn đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi do bệnh tim mạch hiệu quả hơn. Về lâu dài, giải pháp này còn giúp người bệnh giảm tác dụng phụ của thuốc Tây, ngăn bệnh tiến triển, từ đó trì hoãn việc can thiệp, phẫu thuật.
Theo GS Phạm Gia Khải nhấn mạnh: Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh tim mạch nên chọn các sản phẩm thảo dược, TPCN của công ty uy tín, có cơ quan có trách nhiệm kiểm nghiệm, tốt nhất là nghiên cứu lâm sàng đăng tải trên các Tạp chí nước ngoài như Ích Tâm Khang.
GS Phạm Gia Khải tư vấn về cách lựa chọn các sản phẩm thảo dược
Năm 2012, GS Vũ Điện Biên và các BS thuộc bệnh viện 108 đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả giảm triệu chứng đau ngực khó thở do bệnh tim mạch của viên uống thảo dược mang tên Ích Tâm Khang. Kết quả cho thấy:
Kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang đã được báo cáo trong Hội nghị tim mạch toàn quốc năm 2012 và được giới thiệu trên Tạp chí khoa học Đời sống toàn cầu của Canada năm 2014 - điều mà rất hiếm sản phẩm thảo dược làm được.
|
|
Bạn thủ các phương pháp điều trị và tái khám định kỳ cũng như sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Tâm Khang mỗi ngày để giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh phình động mạch vành nhé.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm hay bệnh lý về tim mạch, hãy để lại câu hỏi hoặc liên hệ với chúng tôi theo số 0983.103.844 để được dược sĩ giải đáp kịp thời.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com