Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 3 giúp giảm mệt mỏi, khó thở

A- A+

Bệnh suy tim càng đến giai đoạn cuối, sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh càng giảm sút. Những triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù… xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ vừa giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng, vừa ngăn bệnh tiến triển sang suy tim độ 4. Vậy chế độ ăn cho người suy tim độ 3 cần có những thực phẩm gì, ăn bao nhiêu bữa một ngày? Xem ngay hướng dẫn chi tiết của chuyên gia trong bài viết sau đây!

Chế độ ăn cho người  suy tim độ 3 cần giảm muối, giảm nước

Người bệnh suy tim độ 3 cần hạn chế muối và chất lỏng nạp vào cơ thể. Bởi chế độ ăn nhiều muối natri và chất lỏng sẽ khiến nước bị tích tụ nhiều hơn trong cơ thể, làm trầm trọng hơn tình trạng phù nề,  và khiến cho tim hoạt động càng lúc càng khó khăn.

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 3 cần hạn chế muối natri

Chế độ ăn cho người suy tim độ 3 cần hạn chế muối natri

Theo đó, những người mắc suy tim độ 3 chỉ nên ăn tối đa 2 gram natri và uống 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày, tính cả nước canh và các thức uống khác.

Cách cắt giảm muối

Lượng muối được khuyến cáo cho người suy tim độ 3 là không quá 2 gram mỗi ngày và ít hơn nếu suy tim nặng. Tuy nhiên, việc đong đếm lượng muối mỗi ngày như vậy rất khó thực hiện. Bạn nên giảm tối đa lượng muối ăn hàng ngày trong chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim theo các cách sau:

  • Một thìa cà phê muối có 2.3 gr natri, nhiều hơn mức được khuyến cáo, vì vậy bạn chỉ nên ăn tối đa 3/4 thìa cà phê muối mỗi ngày.
  • Nên ăn đồ tươi, tự chế biến thay vì đồ đóng hộp vì các thực phẩm này thường nhiều muối (bạn có thể xem trên nhãn).
  • Một số thực phẩm có nhiều muối nên hạn chế bao gồm: Dưa muối, cà muối, cá khô, bánh quy mặn…
  • Sử dụng các lá gia vị thay cho muối khi nấu nướng như quế, gừng, vỏ chanh. Đặc biệt, mì chính cũng là một loại gia vị chứa muối bạn cần hạn chế.
  • Tập thói quen không dùng nước chấm trong mỗi bữa ăn. 
  • Nên ăn các món chế biến hấp, luộc thay vì chiên, xào, kho có tẩm ướp.

Làm quen với một chế độ ăn nhạt là một việc không đơn giản, bạn có thể giảm dần lượng muối mỗi ngày để vị giác của mình kịp thích nghi. Đặc biệt khi ăn giảm muối natri, bạn nên ăn thêm các thực phẩm chứa kali như: Chuối, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, dưa hấu, cà chua, đậu đen, đậu trắng, sữa chua, củ cải… Bởi đây là một ion có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà ăn quá nhiều. Vì một số thực phẩm giàu kali đồng thời cũng giàu fructose có thể gây tăng huyết áp.

Xem thêm: Chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim

Cách cắt giảm nước

Người bệnh suy tim độ 3 cần hạn chế lượng chất lỏng đưa vào cơ thể nhằm làm giảm gánh nặng cho tim, giảm phùkhó thở do ứ dịch. 

Trong đó, “chất lỏng” bao gồm tất cả thức ăn/đồ uống có dạng lỏng như Nước lọc, trà, sữa, rượu, bia, nước ép trái cây, nước giải khát, thuốc dạng nước, cà phê, canh, súp, cháo…

Có thể thấy, chất lỏng mà đến từ nhiều nguồn khác nhau nên việc đong đếm chính xác bao nhiêu chất lỏng mỗi ngày là điều rất khó. Vì vậy, người bệnh nên giảm bớt nước, canh, súp, cháo so với bình thường nhưng không để cơ thể quá khát. Đồng thời áp dụng một số cách ứng phó khi cảm giác khát như:

  • Ngậm kẹo cứng hoặc nhai kẹo cao su (sử dụng kẹo cao su không đường nếu người bệnh bị tiểu đường).
  • Ngậm một miếng chanh hoặc 1 cục nước đá nhỏ.
  • Ăn nhẹ một miếng hoa quả lạnh sẽ giúp dịu cơn khát.
  • Súc miệng bằng nước súc miệng không cồn.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, khi bạn thấy nước tiểu sẫm màu thì cần bổ sung nước đến khi nước tiểu trong trở lại. 

Chọn thực phẩm không gây đầy trướng bụng, khó tiêu

Hệ tiêu hóa của người bệnh suy tim độ 3 thường hoạt động kém hiệu quả vì không được cung cấp đủ máu (do chức năng bơm máu của tim giảm). Vì thế, nếu không biết cách chọn thức ăn, bệnh nhân rất dễ bị trướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu.

Bị suy tim độ 3 nên ăn trái cây gì?

Câu trả lời là: Hầu hết các loại hoa quả! Tuy nhiên, hoa quả trong chế độ ăn cho người bệnh suy tim cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Thêm màu sắc: Tốt nhất, nên ăn trái cây đủ 7 sắc cầu vồng trong cả tuần.
  • Ăn kèm trái cây bất kỳ lúc nào có thể: Chẳng hạn, có thể trộn hoa quả cùng sữa chua để ăn.
  • Chọn trái cây tươi thay vì loại đã được sấy khô vì chúng rất có thể chứa muối
  • Nên ưu tiên các loại quả giàu kali như đã nêu ở phần trước của bài viết.

Khi bị suy tim độ 3, nên ăn đa dạng trái cây nhiều màu sắc

Khi bị suy tim độ 3, nên ăn đa dạng trái cây nhiều màu sắc

Sữa dùng cho người suy tim

Khi mắc suy tim, lại đến giai đoạn 3 thì lựa chọn về sữa cũng hạn chế đi rất nhiều. Sau đây là một vài gợi ý về loại sữa trong chế độ ăn cho bệnh suy tim:

  • Sữa organic (sữa hữu cơ): Là sữa được lấy từ bò được nuôi hữu cơ, có thành phần Omega-3 tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, khi dùng sữa này, người bệnh nên ăn ít hoặc tránh hoàn toàn chất béo vì trong sữa đã có đủ lượng cần thiết.
  • Sữa bò tươi, tốt nhất nên dùng loại đã qua thanh trùng/tiệt trùng và tách béo.
  • Sữa đậu nành: Nếu bị dị ứng với lactose trong sữa bò thì đây là loại sữa thay thế hoàn hảo. Sữa đậu nành không có cholesterol và rất ít chất béo bão hòa nên đặc biệt có lợi cho người bệnh suy tim. Lưu ý khi dùng sữa đậu nành là không thêm đường hoặc thêm rất ít.
  • Sữa dừa (nước cốt dừa): Không chứa đường nhưng có khá nhiều chất béo bão hòa. Vì vậy, chỉ nên thỉnh thoảng uống sữa dừa để đổi bữa.
  • Sữa gạo: Ít calo, không chất béo bão hòa, không cholesterol. Đặc biệt, sữa gạo chứa carbohydrates tốt cho sức khỏe tim mạch. Khi dùng sữa này, nên cắt bớt lượng protein trong bữa ăn trước/sau đó.
  • Sữa dê: Hàm lượng dinh dưỡng khá giống với sữa bò, có thể thay thế cho sữa bò.

Những thực phẩm cần tránh ăn khi bị suy tim

Bánh mì trắng cũng là một thực phẩm người suy tim độ 3 nên hạn chế ăn

Bánh mì trắng cũng là một thực phẩm người suy tim độ 3 nên hạn chế ăn

Bên cạnh muối, thực phẩm chế biến sẵn thì người bệnh suy tim nói chung và suy tim độ 3 nói riêng nên tránh các thức ăn sau đây:

  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt đỏ, xúc xích, thịt xông khói, bơ, mỡ lợn, nội tạng… Chất béo bão hòa làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, không có lợi cho tim.
  • Rượu bia: Chất cồn có thể làm chậm nhịp tim, khiến tim gặp khó khăn trong việc bơm máu. Ngoài ra, rượu bia có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Bánh mì trắng và carbohydrate tinh chế như bún, miến, phở.

Mười nguyên tắc ăn uống đơn giản cho người suy tim độ 3

Bên cạnh việc ăn giảm muối, giảm nước và chọn các thực phẩm không gây đầy trướng, khó tiêu, bạn cũng nên áp dụng thêm 10 nguyên tắc đơn giản sau khi xây dựng chế độ ăn.

  1. Giảm lượng carbohydrate tinh chế
  2. Thay thế bằng nguồn carbohydrate phức hợp như đậu, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt.
  3. Giảm hoặc loại bỏ thực phẩm có chứa chất béo động vật, tránh ăn món chiên rán.
  4. Dùng dầu olive hoặc dầu đậu phộng để chế biến thức ăn
  5. Ăn khoảng 6 – 9 phần trái cây hoặc/và rau mỗi ngày
  6. Sử dụng hải sản như nguồn protein chính, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… 
  7. Chọn các thực phẩm chứa protein nạc như thịt gà trắng bỏ da, động vật có vỏ…
  8. Nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
  9. Hạn chế ăn đường và các chất ngọt vì có thể kích thích thèm ăn.
  10. Tích cực ăn chay

Lưu ý về chế độ ăn cho người suy tim độ 3 kèm tiểu đường

Khi mắc song song 2 bệnh này, bạn cần ăn uống nghiêm ngặt gấp đôi, thậm chí gấp 3 bởi bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh tất cả những lưu ý về chế độ ăn giảm muối, giảm chất lỏng, chất béo bão hòa… thì khi mắc thêm tiểu đường, bạn cần hạn chế đường (kể cả từ quả ngọt) và tinh bột.

Gợi ý thực đơn mẫu cho người bệnh suy tim độ 3 

Tuân thủ theo nguyên tắc về chế độ ăn cho người suy tim, thực đơn mẫu dưới đây sẽ giúp bạn có được bữa ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nhưng không làm ảnh hưởng đến tình trạng suy tim:

  • 6 giờ: Sữa hỗn hợp: 150ml (sữa đậu nành: 75, sữa bò: 75ml, đường: 10g)
  • 9 giờ: sữa hỗn hợp: 150ml
  • 12 giờ: Phở thịt nạc: 1 bát (bánh phở: 120g, thịt nạc: 30g, nước xương: 300ml)
  • 15 giờ: Sữa hỗn hợp: 150ml
  • 18 giờ: Cháo cá: 300ml (gạo: 30g, cá: 50g, dầu ăn 5g)
  • 21 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml

Thực phẩm chức năng giúp giảm nhẹ suy tim

Khi mắc suy tim, sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị chính là sự đầu tư khôn ngoan. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Quân đội 108, sử dụng Ích Tâm Khang kết hợp với điều trị nền không chỉ giúp giảm các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi của bệnh mà còn giảm được tần suất nhập viện. Sử dụng TPBVSK Ích Tâm Khang giúp cải thiện chất lượng sống ở tất cả các giai đoạn của bệnh, kể cả suy tim tiến triển (độ 3, độ 4). Kết quả nghiên cứu này đã được khoa học thế giới công nhận và đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014. Cùng lắng nghe trải nghiệm của một người bệnh suy tim độ 3, sức khỏe đã được cải thiện đáng kể sau khi sử dụng thêm Ích Tâm Khang qua video sau:

Ông Thi - Vũng Tàu chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim độ 3 giảm khó thở, mệt, đau ngực hiệu quả

Xem thêm:  Chia sẻ của nhiều người bệnh khác đã sử dụng TPCN Ích Tâm Khang

Hy vọng, sau bài viết này, bạn sẽ không còn băn khoăn trong việc lựa chọn chế độ ăn cho người suy tim độ 3. Cùng với các phương pháp điều trị bệnh suy tim như dùng thuốc, can thiệp… một chế độ ăn tốt sẽ giúp người bệnh sống lâu, sống khỏe hơn.

Tham khảo: upmc, ucsfhealth.org, diabetes.org.uk, healthgrades.com, allhealthpost.com, circ.ahajouals.org, secondscount.org

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh