Người bệnh mạch vành nên có một chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất béo trans, nhiều trái cây, rau quả, nhiều chất xơ và một lượng vừa phải rượu. Chế độ ăn này giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim.
Các chuyên gia cho rằng chất béo phải được giới hạn khoảng 10% lượng calo hàng ngày để giảm nguy cơ bệnh động mạch vành. Chế độ ăn uống ít chất béo “xấu”, thay vào đó là chất béo “tốt” sẽ giúp giảm LDL (xấu) - một yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành.
Các loại chất béo “xấu” bao gồm chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo trans:
Các chất này có thể làm thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại chất béo này trong thực đơn hàng ngày bằng cách hạn chế thức ăn nướng, đồ ăn vặ, đồ ăn chiên xào, thực phẩm bảo quản lâu trong tủ lạnh, bơ thực vật... mà hãy dùng bơ thực vật lỏng hoặc dầu thực vật thay thế. Đặc biệt, nước hầm thịt, xương thường được coi là bổ dưỡng, cung cấp canxi cho cơ thể nhưng lại rất ít canxi, nhiều chất béo và purine có thể dẫn đến mỡ máu cao, acid uric cao. Đây là loại thực phẩm bạn cũng nên hạn chế khi lên thực đơn cho người bệnh mạch vành.
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo trans người bệnh mạch vành nên hạn chế
Chất béo có lợi là các loại chất béo không bão hòa giúp làm giảm LDL-c máu, giảm huyết áp, hạn chế xơ vữa mạch và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh mạch vành. Bạn có thể bổ sung chất béo có lợi qua các loại thực phẩm như:
TPCN Ích Tâm Khang làm giảm cholesterol máu, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn mạch vành. Từ đó giúp ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa nên làm giảm nguy cơ tắc hẹp mạch vành nặng hơn. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983 103 844 để được tư vấn chi tiết.
Ít nhất năm phần trái cây và rau quả hàng ngày là số lượng được khuyến cáo để giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Bởi vì, không chỉ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, các loại rau và trái cây còn rất ít calo, nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa nên giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh mạch vành.
Một chế độ ăn nhiều chất xơ cũng được khuyến khích với người bệnh mạch vành. Có 2 loại chất xơ: chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Chất xơ hòa tan giúp giảm hấp thu chất béo và giảm nồng độ cholesterol máu. Mặt khác nó còn giúp ổn định đường huyết nên có thể giúp người bệnh tiểu đường làm giảm nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành. Chúng được tìm thấy trong yến mạch, các loại đậu, cám gạo, lúa mạch, hoa quả họ cam quýt, dâu tây, táo. Chất xơ không hòa tan được tìm thấy trong hầu hết các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả như bắp cải, củ cải, cà rốt, súp lơ... có thể giúp bạn nhanh cảm thấy no mà không cần bổ sung thêm calo, nhờ đó giảm tình trạng thừa cân, béo phù.
Giảm muối ăn giúp giảm huyết áp, mà huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy rằng giảm lượng muối ăn 6g/ngày có thể làm giảm 24% nguy cơ đột quỵ và 18% nguy cơ biến cố mạch vành nặng. Vì vậy, người bệnh mạch vành nên có chế độ ăn giảm muối sau đây là cách giúp bạn cắt giảm lượng muối ra khỏi chế độ ăn hàng ngày:
Đó là các loại bột đường như tinh bột mì trắng, gạo trắng, thực phẩm chế biến. Thay vào đó bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ bệnh động mạch vành.
Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tổn hại tới hệ tim mạch. Đặc biệt nguy hiểm với người đã có bệnh tim, bởi rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng nồng độ triglyceride, thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch, từ đó làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch. Vì vậy, người bệnh mạch nên hạn chế uống rượu không quá 2 lon bia hoặc 1 ly rượu mạnh (tương ứng với khoảng 50ml) mỗi ngày, nên lựa chọn các loại rượu có lợi cho tim mạch như rượu vang đỏ, đồng thời uống rượu cách xa thời điểm uống thuốc ít nhất 1 – 2 tiếng để tránh các tương tác nguy hiểm.
Trên đây là một số gợi ý cụ thể về từng nhóm thực phẩm nên và không nên ăn nhiều để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành cũng như hạn chế mảng xơ vữa. Chế độ ăn này có thể không phù hợp với toàn bộ các thành viên trong gia đình, tuy nhiên bạn vẫn nên chủ động duy trì cho mình một trọng lượng khỏe mạnh và ăn đa dạng các loại thức ăn nhằm kiểm soát tình trạng bệnh mạch vành.
Xem thêm chia sẻ của nhiều người bệnh mạch vành về kinh nghiệm trị bệnh mạch vành hiệu quả, dứt đau thắt ngực, giảm tắc hẹp mạch vành và trì hoãn đặt stent.
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim không cần đặt stent nhờ cách này!
Nguồn tham khảo: http://www.merckmanuals.com/home/heart-and-blood-vessel-disorders/coronary-artery-disease/overview-of-coronary-artery-disease-cad