Chế độ ăn tốt cho người bệnh sau thay van tim

A- A+

Người sau mổ thay van tim muốn phục hồi nhanh nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm có chất béo không bão hòa và những loại quả mọng. Ngoài ra, nên kiêng ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin K, chứa nhiều cholesterol, thức ăn mặn... Để tìm hiểu đầy đủ và chi tiết hơn về vấn đề “Sau mổ thay van tim nên ăn gì, kiêng ăn gì?”, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Người bệnh sau mổ thay van tim nên ăn gì, kiêng gì?

Người bệnh sau mổ thay van tim nên ăn gì, kiêng gì?

Vấn đề sau mổ thay van tim nên ăn gì là điều hết sức quan trọng. Nhiều người sau khi mổ thay van tim thường sẽ mất một thời gian để có thể quay trở lại sinh hoạt như bình thường. Kèm theo đó, người bệnh cũng sẽ cảm thấy ăn không ngon, không cảm nhận được hương vị của món ăn. Điều này sẽ khiến họ không cung cấp đủ năng lượng cũng như các dưỡng chất cần thiết để phục hồi sau phẫu thuật thay van tim nhanh hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người bệnh sau mổ thay van tim có thể phải mất đến 3 tháng mới phục hồi như cũ. Việc cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp quá trình này được diễn ra nhanh hơn và có thể làm giảm các nguy cơ biến chứng sau khi thay van tim.

Sau mổ thay van tim nên ăn gì?

Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật thay van tim, cơ thể sẽ cần thời gian để phục hồi. Vì vậy giai đoạn ngày, người bệnh chỉ nên ăn các thực phẩm dạng lỏng, mềm như cháo, các loại nước hoa quả, súp; ăn nhiều bữa nhỏ cách nhau khoảng 2 - 3 giờ và tăng từ từ độ đặc của thức ăn.

Sau đó vào giai đoạn phục hồi, bạn sẽ cần một chế độ ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng theo tỷ lệ chất đạm chiếm 12 - 14%, chất xơ khoảng 20 - 25g/ngày, khoáng chất và vitamin, chất béo tốt 15 - 20%... 

Cụ thể các thực phẩm sau mổ thay van tim nên ăn, các chuyên gia tim mạch cho biết: người bệnh sau thay van tim nên bổ sung các loại thực phẩm như trái cây, rau củ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo tốt... Những thực phẩm này có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng sau khi phẫu thuật van tim.

Thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung chất xơ hòa tan giúp giảm nguy cơ táo bón sau mổ thay van tim

Bổ sung chất xơ hòa tan giúp giảm nguy cơ táo bón sau mổ thay van tim

Những người bệnh vừa phẫu thuật thay van tim khó có thể tránh khỏi tình trạng táo bón do nằm lâu, ít vận động. Tình trạng này sẽ trở nên trầm trọng hơn do dùng thuốc như thuốc giảm đau, thuốc bổ. Việc bổ sung thêm chất xơ hòa tan sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được tình trạng này.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ mà người sau mổ thay van tim nên ăn là:

  • Các loại trái cây, rau tươi, rau đóng hộp ít chứa natri, nước trái cây.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc giàu chất xơ như gạo lứt, mì ống nguyên cám, yến mạch,...

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa thuộc nhóm chất béo tốt, không gây tăng mỡ máu, xơ vữa mạch vành hoặc tăng gánh nặng lên van tim. Vì vậy, sau mổ van tim, người bệnh nên bạn nên ăn những thực phẩm chứa loại chất béo này như:

  • Thịt nạc, các sản phẩm sữa ít chất béo và cá (cá hồi, cá ngừ, các loại cá biển), thịt gà bỏ da
  • Chất béo từ thực vật: Dầu ô liu, dầu bắp, dầu đậu nành, dầu vừng, dầu hướng dương và bơ thực vật.

Các chất béo bão hòa giúp giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch

Các chất béo bão hòa giúp giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như mâm xôi, việt quất, dâu tây… chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại quá trình thoái hóa van tim. Do đó, người bệnh thay van tim, đặc biệt là van tim sinh học nên bổ sung những loại trái cây này vào chế độ ăn.

Người bệnh nên cố gắng ăn theo khẩu phần dinh dưỡng gồm 5 phần rau, 2 phần trái cây, từ 4 phần trở lên với các loại ngũ cốc nguyên hạt để quá trình phục hồi được diễn ra nhanh hơn.

Cùng với chế độ ăn, sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang đã được chứng minh có hiệu quả giúp tăng tốc độ hồi phục, giảm nguy cơ biến chứng, đặc biệt là kéo dài tuổi thọ van tim. Để được tư vấn chi tiết về giải pháp này, hãy gọi tới hotline 0983.103.844.

hotline

Sau thay van tim kiêng ăn gì?

Bên cạnh câu hỏi sau mổ thay van tim nên ăn gì, thì kiêng ăn gì sau khi vừa phẫu thuật van tim cũng là điều cần lưu ý. à Người bệnh sẽ cần tránh những loại thực phẩm dưới đây sau khi thay van tim.

Thực phẩm giàu vitamin K

Những người sau thay van tim đặc biệt là những đối tượng thay van tim cơ học phải dùng thuốc chống đông máu Sintrom suốt đời. Mà vitamin K là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều trị thuốc chống đông Sintrom. Vì vậy, người bệnh cần phải hết sức thận trọng khi ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin K. 

Các thức ăn có chứa nhiều vitamin K gồm: Nước sốt mayonnaise, các loại giá đỗ, đậu tương, rau diếp tươi, rau cải bắp, hành tươi, lá rau cải tươi, mù tạc tươi, rau mùi tây, lá rau chân vịt tươi, củ cải tươi, rau cải xoong. Các thức ăn có chứa lượng vitamin K trung bình như măng tây, quả lê, rau thìa là. 

Thay vào đó, bạn có thể ăn các thức ăn có chứa ít vitamin K bao gồm các củ, quả, nước quả và các đồ uống khác. Cũng tương tự như vậy, một số thực phẩm có chứa ít vitamin K như hầu hết các loại thịt: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá ngừ và thịt gà tây. 

Sau mổ thay van tim, người bệnh nên hạn chế ăn nước sốt mayonnaise

Sau mổ thay van tim, người bệnh nên hạn chế ăn nước sốt mayonnaise

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol

Lượng cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành và ảnh hưởng trực tiếp đến chứng năng có bóp của tim, gây ảnh hưởng đến van tim. Vì vậy trong khẩu phần ăn bạn nên giảm lượng chất béo bão hòa xuống dưới 10% tổng lượng chất béo. Những thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa bạn cần hạn chế gồm:

  • Các sản phẩm từ động vật: Thịt gan, tạng, thịt và các loại thịt khác, lòng đỏ trứng gà, sữa nguyên chất, bơ, kem và pho mát.
  • Rau có nhiều chất béo bão hòa: Dừa, Cọ và Ca cao.
  • Các loại đồ ăn nhanh, chiên, rán.

Đường và ngũ cốc tinh chế

Đường và ngũ cốc tinh chế có thể góp phần làm tăng triglyceride máu, gây bất lợi cho tim mạch và làm giảm tuổi thọ của van tim nhân tạo. Vì vậy, người bệnh sau thay van cần hạn chế đường trắng và các thực phẩm chứa ngũ cốc tinh chế như bánh mì, mì ống và bột mì, nước ngọt, bánh, kẹo và bánh quy.

Ngoài chế độ ăn, tuổi thọ van tim còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia tim mạch theo số 0983.103.844 để được tư vấn giải pháp tăng tuổi thọ van tim thay thế.

hotline

Thức ăn mặn và muối

Không chỉ những người mắc bệnh tim mạch cần hạn chế ăn mặn mà ngay cả những người đã có van tim mới vẫn cần phải tuân thủ theo nguyên tắc này. Chế độ ăn mặn sẽ làm tăng quá trình giữ nước trong cơ thể, tăng thể tích tuần hoàn. Điều này sẽ gây tăng áp lực lên van tim, dẫn đến van có thể tái hở trở lại hoặc rút ngắn tuổi thọ của van. Tốt nhất người bệnh sau thay van tim nên hạn chế ăn muối và thức ăn mặn.

Dưới đây là một số cách giúp giảm dần lượng muối trong khẩu phần ăn mỗi ngày cho người mới mổ van tim:

  • Ăn đồ tươi, tự chế biến thay vì đồ đóng hộp vì các thực phẩm này thường nhiều muối (bạn có thể xem trên nhãn).
  • Hạn chế một số thực phẩm có nhiều muối như: Dưa muối, cà muối, cá khô, bánh quy mặn,…
  • Sử dụng các lá gia vị thay cho muối khi nấu nướng.
  • Không dùng đồ chấm, nước mắm chấm trong các bữa ăn hàng ngày.

Sử dụng thức ăn mặn hoặc nhiều muối sẽ làm tăng áp lực cho van tim

Sử dụng thức ăn mặn hoặc nhiều muối sẽ làm tăng áp lực cho van tim

Một số lưu ý khác cho người bệnh sau thay van tim

Để tăng tốc độ phục hồi sau thay van tim, ngoài các thực phẩm nên ăn, nên kiêng kể trên, người bệnh nên áp dụng thêm các lời khuyên sau:

  • Uống vừa phải nước: Uống không đủ nước sẽ khiến bạn bị táo bón. Nhưng nếu uống quá nhiều nước sẽ gây giữ nước và tăng gánh nặng lên van tim. Để biết mình đang uống đủ, thừa hay thiếu nước, hãy theo dõi màu nước tiểu mỗi ngày. Nếu thấy nước tiểu vàng sẫm  hay sẫm màu thì cần bổ sung nước cho đến khi nước tiểu trong trở lại.
  • Vận động vừa sức: những ngày đầu sau thay van tim, bạn nên thay đổi tư thế nằm và đi dạo quanh phòng. Sau đó, bạn có thể tăng dần cường độ vận động tùy theo phản ứng của cơ thể.
  • Tái khám định kỳ để theo dõi chỉ số đông máu EF
  • Tập hít thở sâu và tập ho: Việc này sẽ giúp giảm tình trạng ứ dịch ở phổi gây viêm phổi, sốt… sau thay van.
  • Sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược: Những sản phẩm hỗ trợ như TPCN Ích Tâm Khang đã được chứng minh có thể giúp giảm mệt mỏi, khó thở, kéo dài tuổi thọ van tim và phòng biến chứng sau thay van tim. Đây là giải pháp mà nhiều người bệnh thay van tim lựa chọn để tăng tốc độ phục hồi và bảo vệ van tim của mình.

Ngoài ra, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu bất thường như: Đau ngực dai dẳng không phải từ vết mổ gây ra, nhịp tim bất thường, đánh trống ngực, sốt dai dẳng trên 38 độ C, ớn lạnh, bị giảm/tăng cân nhanh (khoảng 2kg trong 24 giờ), chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn, ói mửa, vết thương bị nhiễm trùng, mệt mỏi, suy nhược quá mức, cảm lạnh, đau họng. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị hẹp hở van tim hiệu quả

Chế độ ăn sau thay van tim không hề đơn giản. Hy vọng với bài viết về vấn đề sau mổ thay van tim nên ăn gì ở trên đã giúp ích được cho bạn. Tuy nhiên, để có trái tim khỏe mạnh hơn cũng như ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh van tim, với những người bệnh chưa phải thay van tim, tốt nhất nên áp dụng những loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống hàng ngày ngay từ bây giờ.

Tham khảo: svhhearthealth.com.au

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.