Omega-3 là chất béo không bão hòa, giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nguy cơ tim mạch, cơ thể không thể tự sản xuất mà chỉ có thể được bổ sung từ thực phẩm.
Bạn thường được khuyên rằng nên cắt giảm bớt chất béo trong khẩu phần ăn vì nó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chất béo đều như vậy, điển hình là với axit béo omega-3 thì trái ngược hoàn toàn, nó là một loại acid béo rất có lợi, đặc biệt là cho sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cho thấy omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim - một trong những kẻ giết người hàng đầu tại các quốc gia. Omega-3 cũng có thể chống lại trầm cảm, mất trí nhớ, ung thư và viêm khớp. Omega-3 được tìm thấy trong cá hồi, quả óc chó, rau bina, và nhiều thực phẩm khác.
Axit béo omega-3 được biết đến với nhiều hình thức. Omega-3 tìm thấy trong cá gọi là DHA và EPA, đã được nghiên cứu rộng rãi nhất và rất có lợi cho sức khỏe. Một hình thức khác được gọi là ALA tìm thấy trong dầu thực vật, hạt lanh, quả óc chó, và các loại rau lá sẫm như rau bina. ALA là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các gốc tự do, khi vào bên trong cơ thể cũng sẽ chuyển đổi một số lượng nhỏ của ALA thành EPA và DHA.
Omega-3 giúp chống lại bệnh tật bằng cách giảm viêm trong các mạch máu, khớp và nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Ở liều cao Omega-3 còn giúp giảm nguy cơ nhịp tim bất thường và giảm triglyceride trong máu. Cuối cùng, Omega-3 có thể làm chậm sự hình thành mảng bám tích tụ bên trong lòng mạch máu.
Omega-3 dường như có thể làm giảm nhịp tim và giảm nguy cơ tử vong do loạn nhịp tim. Chưa có nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn nhưng người ta nhận thấy những người bệnh sử dụng đều đặn thực phẩm chứa nhiều Omega 3 thường có nhịp tim ổn định hơn. Người mắc bệnh rối loạn nhịp tim nên sử dụng một số thực phẩm chứa omega-3 tốt như: cá, quả óc chó, bông cải xanh, đậu nành xanh.
Omega-3 có thể làm giảm triglycerides - một chất béo xấu trong máu làm tăng nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên người bệnh có rối loạn mỡ máu cần có sự tư vấn bác sĩ trước khi dùng omega-3 bổ sung, bởi vì một số loại có thể làm cho tình trạng rối loạn này tồi tệ hơn.
Có bằng chứng cho thấy rằng omega-3 giúp làm giảm huyết áp, mặc dù không nhiều. Người bệnh tăng huyết áp nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học như sử dụng nhiều thịt đỏ, nhiều cá hơn trong bữa ăn. Tuy nhiên cần tránh các loại cá mặn, chẳng hạn như cá khô, cá hun khói. Đồng thời hạn chế muối trong các bữa ăn, tập thể dục thường xuyên và sử dụng thuốc đều đặn đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Các bằng chứng cho thấy omega-3 có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ. Nguyên nhân là do nó kiềm chế hình thành mảng bám tích tụ bên trong các mạch máu vì vậy sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch và sự xuất hiện của cục máu đông gây tắc hẹp lòng mạch từ đó giảm nguy cơ đột quỵ tim và não.
Nguồn tốt nhất của axit béo omega-3 là cá, lựa chọn đầu tiên là cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá ngừ. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo ít nhất hai khẩu phần cá một tuần, tương đương 98 gam cá nấu chín. Nếu bạn không thích cá, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung omega-3. Một gam mỗi ngày được khuyến khích cho những người bệnh tim, nhưng cần hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng do liều cao Omeg-3 có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn không ăn cá hoặc dầu cá, bạn có thể lựa chọn bổ sung DHA từ tảo. Tảo thường được coi là một loại thực phẩm an toàn, mặc dù tảo xanh trong tự nhiên có thể chứa chất độc. Người ăn chay cũng có thể nhận được ALA omega-3 từ các loại thực phẩm như dầu canola, hạt lanh, quả óc chó, bông cải xanh, rau bina hoặc các sản phẩm chứa ALA.
Trích nguồn: http://www.webmd.com
XEM CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ BỆNH TIM MẠCH HIỆU QUẢ
Xem thêm: TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch