Suy tim độ mấy là nặng nhất? Cách chữa trị ngăn bệnh tiến triển

A- A+

Một khi suy tim đã ở mức độ nặng thì việc chữa trị sẽ khó khăn hơn nhiều. Do vậy người bệnh cần biết suy tim độ mấy là nặng nhất, dấu hiệu cảnh báo và cách cải thiện sức khỏe tốt hơn ở giai đoạn này.

Các cấp độ suy tim thường gặp

Có nhiều cách để phân độ suy tim nhưng ở nước ta đang sử dụng cách chia giai đoạn bệnh của Hội Tim mạch New York (NYHA). Cấp độ suy tim được đánh giá dựa trên mức độ xuất hiện triệu chứng và khả năng vận động thể chất. Bao gồm:

Suy tim độ 1 (suy tim tiềm tàng): người bệnh vẫn sinh hoạt và làm việc như bình thường mà không có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào. Bệnh rất khó phát hiện.

Suy tim độ 2 (suy tim nhẹ): dấu hiệu khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh xuất hiện khi gắng sức nhiều.

Suy tim độ 3 (suy tim trung bình): người bệnh có triệu chứng suy tim kể trên khi hoạt động thể chất, kể cả làm những việc sinh hoạt bình thường. Triệu chứng của suy tim độ 3 mất đi khi người bệnh được nghỉ ngơi.

Suy tim độ 4 (suy tim nặng): Các triệu chứng suy tim như mệt mỏi, khó thở xuất hiện thường xuyên hơn, kể cả lúc nghỉ ngơi hay vận động. Điều này khiến sinh hoạt của người bệnh suy tim độ 4 bị ảnh hưởng nhiều. Chưa kể đến, họ còn phải đối mặt với những đợt suy tim cấp phải nhập viện thường xuyên.

Suy tim cấp độ mấy là nặng nhất?

Trong các mức độ suy tim, theo lý thuyết suy tim độ 4 là nặng nhất. Tuy nhiên, để đánh giá nặng nhẹ của suy tim một cách khách quan, còn cần phải dựa vào các triệu chứng mà người bệnh đó gặp phải. Bởi có nhiều người suy tim độ 3 hay độ 4 nhưng các biểu hiện của họ lại ít gặp. Trong khi đó, có những người suy tim độ 1, độ 2 các triệu chứng xảy ra khá rầm rộ. Như vậy chưa chắc suy tim độ 4 đã nặng hơn độ 2, độ 3. Việc xác định giai đoạn nặng nhất sẽ còn phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh.

Suy tim độ 4 là mức độ suy tim nặng nhất và hết sức nghiêm trọng

Suy tim độ 4 là mức độ suy tim nặng nhất và hết sức nghiêm trọng

Các triệu chứng cảnh báo suy tim trở nặng

Khó thở, mệt mỏi, đau ngực là các triệu chứng suy tim rất điển hình. Nếu thấy các dấu hiệu này nặng dần theo thời gian hoặc xuất hiện thường xuyên hơn, điều này chứng tỏ bệnh đang trầm trọng hơn. 

Người bệnh suy tim mức độ trung bình nặng sẽ có cảm giác như hụt hơi, hồi hộp, thở gấp, tức thở. Chỉ bước lên vài bậc thềm, hoặc tự tắm giặt kỳ cọ, sinh hoạt cá nhân cũng khó thở. Đồng thời, cơn ho khan dai dẳng, có thể kèm theo đờm có bọt hồng. 

Nếu suy tim chuyển sang độ 4, bạn sẽ gặp phải triệu chứng sưng, phù nề rõ ràng hơn. Phù có thể xuất hiện ở cả hai chân trên và cuối cùng tích tụ ở bụng (cổ trướng). Triệu chứng này hay xảy ra vào cuối ngày, sau khi bạn đứng hoặc ngồi trong thời gian dài và sẽ giảm bớt khi nằm xuống nghỉ ngơi.  

Đặc biệt, bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu xuất hiện cơn đau ngực không ổn định, ngất xỉu, suy nhược nặng, nhịp tim nhanh không đều, khó thở nghiêm trọng và đột ngột, ho ra đờm màu hồng hay chất nhầy sủi bọt. Đây là các dấu hiệu cảnh báo phù phổi cấp và nguy cơ cơn nhồi máu cơ tim có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả giúp giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù; giúp giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

nutkeugoihanhdong-ITK.gif

Những biến chứng nguy hiểm của suy tim giai đoạn cuối

Biến chứng suy tim giai đoạn cuối rất nguy hiểm và phụ thuộc vào tuổi tác, nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong đó, những biến chứng phổ biến nhất là:

- Tổn thương thận mạn tính, suy thận: Suy tim có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, cuối cùng gây suy thận nếu không được điều trị. Phần lớn người bệnh phải lọc máu để duy trì sự sống.

- Vấn đề về van tim: Các van tim có nhiệm vụ giữ cho máu chảy theo một chiều qua tim. Suy tim làm tim bị to hoặc áp lực trong tim cao, dẫn tới van hoạt động không đúng cách, cuối cùng là hư hại van tim.  

Rối loạn nhịp tim: Nguy hiểm nhất rung nhĩ, chủ yếu do tim không đập đúng theo nhịp của các nút xoang phát ra, lâu dài gây rối loạn.

- Tổn thương gan: Suy tim có thể tích tụ quá nhiều chất lỏng trong cơ thể, tạo áp lực cho gan. Điều này gây sẹo trong gan, khiến gan khó hoạt động.

Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Lưu thông máu chậm tạo điều kiện cho huyết khối hình thành trong tim. Cục máu đông lớn dần có thể bít kín van tim, động mạch gây nhồi máu cơ tim. Nếu lưu trú lên mạch máu não, chúng dễ gây đột quỵ. Hai biến chứng này dễ dàng lấy đi tính mạng người bệnh chỉ trong vài giờ ngắn ngủi.

Tất cả các biến chứng suy tim đều là bệnh mạn tính và khó chữa khỏi hoàn toàn. Ở giai đoạn cuối, người bệnh có nguy cơ gặp rủi ro cao hơn các giai đoạn trước.

Suy tim tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Suy tim tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Cách điều trị bệnh suy tim giúp giảm nhẹ, ngăn bệnh tiến triển

Suy tim không thể chữa được triệt để và có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện các triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ với các giải pháp dưới đây:

Thuốc chữa suy tim

Tùy vào các bệnh lý mắc kèm mà việc chỉ định thuốc điều trị suy tim khác nhau giữa từng người bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp, thuốc giãn mạch vành, trợ tim… Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn, tránh bỏ liều để kiểm soát bệnh tốt nhất. 

Hiện nay, việc kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim là chiến lược điều trị được nhiều người áp dụng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn sản phẩm đã có hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng, bởi đây mới là thước đo chính xác để đánh giá tác dụng của sản phẩm thực sự.

Hơn 10 năm qua, TPBVSK Ích Tâm Khang là sản phẩm duy nhất có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Quân đội 108 và được tạp chí quốc tế đăng tải. Theo nghiên cứu, Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đánh trống ngực, đau thắt ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu.

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của ông Nịnh (thôn Trưng Trắc, xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) về hành trình đi từ cõi chết trở về nhờ Ích Tâm Khang:

Ông Nịnh (Thái Bình) chia sẻ cách thoát khỏi suy tim hiệu quả 

Xem thêm: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị suy tim của Ích Tâm Khang 

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Can thiệp, phẫu thuật tim

Khi việc sử dụng thuốc không còn giúp người bệnh duy trì được chức năng của tim nữa thì bạn cần phải tiến hành phẫu thuật. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra suy tim sẽ có chỉ định phẫu thuật phù hợp: 

- - Phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân: như cấy ghép máy tạo nhịp tim; đặt stent hay nong mạch vành nếu có bệnh mạch vành; sửa chữa hoặc thay thế van tim với bệnh van tim.

- Mổ thay tim từ người hiến tặng. Tuy nhiên, phương án này tiềm ẩn nhiều rủi ro và phải tìm được tim thay thế phù hợp mới có thể thực hiện. Gần đây nhất, phương pháp cấy ghép van tim nhân tạo cũng đã được thực hiện ở người bệnh suy tim.

Chăm sóc bệnh nhân suy tim qua lối sống

Thay đổi lối sống không giúp đảo ngược tình trạng bệnh nhưng có thể hỗ trợ ngăn ngừa tiến triển, không làm bệnh trầm trọng hơn. Trong đó, người bệnh suy tim cần lưu ý: 

- Cắt giảm lượng cholesterol xấu trong bữa ăn bằng cách hạn chế thịt có màu đỏ đậm, nội tạng, da và mỡ động vật; tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều lần.

- Ăn nhạt, bớt muối khi chế biến món ăn, hạn chế đồ hộp có lượng muối cao.

- Tăng cường rau xanh và nguồn protein nạc từ cá, thịt lợn nạc, thịt ức gà, các loại đậu.

- Giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc.

- Thực hiện các bài tập thể dục cho người suy tim và duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm bớt gánh nặng cho tim.

- Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc.

- Hạn chế bia rượu và các loại đồ uống có cồn khác.

Xem thêm: Bệnh suy tim nên ăn gì? Chế độ ăn cho từng giai đoạn

Hy vọng qua bài viết bạn đã có cho mình câu trả lời suy tim độ mấy là nặng nhất. Đồng thời hiểu rằng suy tim giai đoạn 4 không có nghĩa là hết cách chữa trị. Nếu điều trị tốt suy tim nặng vẫn có thể sống lâu. Quan trọng là người bệnh và gia đình cần biết cách chăm sóc và lạc quan hơn để không làm bệnh tiến triển xấu đi.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]