Khi nhắc tới thiếu máu cơ tim cục bộ, người ta chỉ nghĩ tới nguyên nhân do xơ vữa vành, mà không hề biết rằng chủ yếu lại là do bệnh vi mạch vành gây nên.
Thiếu máu cơ tim không chỉ do xơ vữa mạch vành mà có thể là do bệnh vi mạch vành
Không chỉ có bệnh mạch vành là căn nguyên gây thiếu máu cơ tim cục bộ, mà còn do nhiều nguyên nhân khác, nhưng chủ yếu vẫn là bệnh vi mạch vành. Theo một thống kê cho biết có tới 62% phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh bị bệnh vi mạch vành. Vậy khi nào thiếu máu cơ tim cục bộ là do bệnh vi mạch vành và mắc bệnh này nguy hiểm như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!
Thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi máu vào cơ tim giảm do tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn động mạch vành (mạch máu duy nhất nuôi tim)... Giảm lưu lượng máu cũng đồng nghĩa với việc giảm cung cấp oxy cho cơ tim làm ảnh hưởng tới khả năng bơm máu, gây nhịp tim bất thường.
Không giống như thiếu máu cơ tim do hình thành mảng xơ vữa gây chít hẹp mạch vành, ở bệnh vi mạch vành lưu lượng máu nuôi tim giảm thông qua cơ chế co thắt tiểu động mạch vành và mao mạch nuôi tim hay còn gọi là hệ vi mạch vành nên được gọi là bệnh vi mạch vành. Cũng vì những mạch máu nhỏ này làm ảnh hưởng một phần tới cơ tim, nên chỉ gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim ở phần cơ tim mà nó đảm nhiệm cung cấp máu nuôi dưỡng.
Thiếu máu cơ tim do bệnh vi mạch vành là do co thắt các tiểu động mạch và mao mạch
Những mạch máu nhỏ này, chụp cắt lớp không thấy được. Do vậy, nếu trên điện tâm đồ có hiện tượng thiếu máu cơ tim cục bộ nhưng chụp cắt lớp mạch vành “sạch sẽ” không bị xơ vữa thì bác sĩ sẽ nhận định thiếu máu cơ tim là do bệnh vi mạch vành.
Khi bạn căng thẳng, stress, sử dụng các chất kích thích hay do sự thay đổi nội tiết tố là yếu tố tác động lớp nội mô (có nhiệm vụ duy trì sự cân bằng giữa các quá trình co mạch và giãn mạch; đông và chống đông máu) ở hệ vi mạch vành. Khi đó lớp nội mô bị kích thích gây co thắt các mạch máu nhỏ nuôi tim. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người chụp cắt lớp thấy mạch vành không bị xơ vữa nhưng vẫn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
Bệnh vi mạch vành xảy ra phổ biến hơn ở những người bệnh tiểu đường và phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, có tới khoảng 70% người được chẩn đoán là phụ nữ trong giai đoạn này.
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh thường hay bị thiếu máu cơ tim cục bộ do bệnh vi mạch vành
Cũng là thiếu máu cơ tim, nhưng ở người bệnh mạch vành cơn đau thắt ngực thường xảy ra khi gắng sức và xuất hiện ngắn, còn cơn đau thắt ngực ở người bệnh vi mạch vành xảy ra ngay cả khi hoạt động nhẹ nhàng hay khi nghỉ ngơi, triệu chứng đau thường nghiêm trọng và kéo dài hơn các loại đau thắt ngực khác. Cơn đau có thể kéo dài từ 10 – 30 phút, kèm theo hiện tượng tê ở vai, cánh tay, cổ tay và cảm giác mệt mỏi, khó thở, thiếu sức sống. Nghỉ ngơi và dùng thuốc không phải lúc nào cũng làm giảm các triệu chứng của loại đau thắt ngực này.
Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Khó thở; mất ngủ; ợ nóng, khó tiêu (cảm giác như đau dạ dày).
Thiếu máu cơ tim do bệnh vi mạch vành hay do xơ vữa vành đều nguy hiểm và làm ảnh hưởng tới khả năng co bóp của cơ tim. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ không giống nhau.
Ngoài gây tình trạng cơ tim không được nuôi dưỡng đầy đủ, có biểu hiện bằng những cơn đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim do bệnh vi mạch vành còn có thể là căn nguyên của những cơn nhồi máu cơ tim do cục máu đông được hình thành từ trước và đến các mạch máu nhỏ ở tim thì làm tắc nghẽn hoàn toàn.
Giảm đau thắt ngực là mục tiêu hàng đầu trong điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ do bệnh vi mạch vành, tiếp đến là mục tiêu kéo dài sự sống, giảm biến cố cho người bệnh. Mọi phương pháp chữa trị đều nhằm 2 mục tiêu chính này.
Giảm đau thắt ngực là mục tiêu điều trị chính của thiếu máu cơ tim cục bộ do bệnh vi mạch vành
Giống như thiếu máu cơ tim cục bộ do xơ vữa vành, để giảm đau thắt ngực, người bệnh vi mạch vành cũng dùng những thuốc điều trị như nhóm thuốc chẹn beta, chẹn kênh canxi; nhóm ức chế men chuyển…
Trong nhiều năm trước đây, các thuốc truyền thống trên được xem là lựa chọn duy nhất, mặc dù vẫn có tỷ lệ 20 - 30% người bệnh vẫn còn triệu chứng. Tuy nhiên, theo phương pháp tiếp cận mới nhất trong điều trị đau thắt ngực đề xuất năm 2018: Lựa chọn điều trị đau thắt ngực ở bệnh vi mạch vành tối ưu nhất là dùng phối hợp Trimetazidine và Ranolazine.
Chế độ ăn và tập luyện đóng vai trò lớn trong điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch. ACC/AHA khuyến cáo người bệnh vi mạch vành, nên ăn theo chế độ Địa Trung Hải, ăn nhiều trái cây, rau củ và ít muối, hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo trans và chất béo bão hòa.
Hút thuốc lá là một yếu tố làm rối loạn chức năng hệ thống nội mô. Do vậy, ở người thiếu máu cơ tim do bệnh vi mạch vành nên bỏ thuốc lá
Khi hoạt động thể lực nên tập với cường độ trung bình khoảng 30 phút mỗi ngày, kiên trì tập ở hầu hết các ngày trong tuần để cải thiện huyết áp và LDL- Cholesterol. Hoạt động thể lực giúp điều chỉnh lưu lượng máu mạch vành, cải thiện chức năng nội mô, giảm stress và trầm cảm. Một nghiên cứu nhỏ phát hiện 4 tuần tập luyện giúp tăng 29% lưu lượng máu ở người bệnh rối loạn chức năng nội mô.
Bên cạnh các thuốc điều trị cùng với một chế độ ăn, lối sống hợp lý, bạn có thể sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, điển hình như TPBVSK Ích Tâm Khang. Sản phẩm giúp thư giãn mạch vành bao gồm các các mạch máu nhỏ, do vậy giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, từ đó giúp người bệnh giảm được các triệu chứng đau thắt ngực hiệu quả. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được công bố trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.
Bạn có thể lắng nghe trải nghiệm từ một người bệnh cũng đã áp dụng phương pháp này qua video sau:
Bà Long - Tây Ninh chia sẻ kết quả chữa trị của mình sau khi dùng thêm Ích Tâm Khang
Như vậy thiếu máu cơ tim cục bộ, không chỉ là do bệnh mạch vành mà còn là do co thắt hệ vi mạch vành. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì việc kiểm soát chế độ ăn, lối sống; tuân thủ dùng thuốc điều trị vẫn là điều cần thiết. Dù mắc bệnh, nhưng bạn hãy lạc quan trong cuộc sống có một lối sống tích cực, mọi điều tốt đẹp sẽ đến.
Tài liệu tham khảo
http://www.timmachhoc.vn/tong-quan-cac-van-de-tim-mach-hoc/1455-dau-that-nguc-do-benh-vi-mach-vanh.html