Bệnh cơ tim hạn chế là một dạng bệnh cơ tim tiên phát ở trẻ em, đây là một bệnh lý hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
Bệnh cơ tim hạn chế là bệnh cơ tim trong đó buồng tâm thất không có đủ khả năng giãn ra để được đổ đầy máu (giảm chức năng tâm trương).
Bình thường, tâm thất sẽ chịu trách nhiệm chính bơm máu lên phổi để trao đổi oxy và bơm máu giàu oxy từ tim đi nuôi cơ thể. Khi tâm thất không giãn ra và được đổ đầy máu, lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan sẽ bị giảm sút. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, thậm chí là có những triệu chứng ban đầu của bệnh suy tim.
Về lâu dài, việc tâm thất không có khả năng giãn ra đúng cách sẽ gây tắc buồng tâm thất. Ở giai đoạn muộn có thể chuyển qua suy tim và có tràn dịch màng tim.
Bệnh cơ tim hạn chế là bệnh có tỷ lệ gặp rất thấp. Tuy nhiên, đây là một nhóm bệnh quan trọng trong suy tim tâm trương vì có thể để lại biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao.
Xơ hóa nội mạc cơ tim là nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh cơ tim hạn chế. Ngoài ra, bệnh có thể được gây ra bởi một bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh sarcoidose(viêm hạch bạch huyết và mô), bệnh lý màng trong tim, xơ cứng bì hệ thống, bệnh thừa sắt, bệnh ung thư, tiểu đường hoặc người bệnh từng xạ trị, hóa trị trong quá khứ…
Các triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế thay đổi tùy theo vị trí xơ hóa của tâm thất, chúng có thể bao gồm:
Các triệu chứng này gần giống với các triệu chứng viêm màng ngoài tim co thắt nên dễ bị nhầm lẫn.
Bệnh cơ tim hạn chế có thể tiến triển nhanh thành suy tim với các cơn khó thở kịch phát, phù toàn thân, tắc tĩnh mạch. Người bệnh cũng có thể bị đột tử do các rối loạn nhịp tim nặng hoặc gặp phải biến chứng thuyên tắc mạch do sự hình thành của các cục máu đông, dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, hoại tử tay chân…
Người bệnh cơ tim hạn chế có thể bị đột tử vì rối loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim
Tiên lượng của bệnh cơ tim hạn chế thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với bệnh cơ tim hạn chế vô căn (xơ hóa nội mạc tim), nếu không được điều trị người bệnh có thể tử vong sau 2 – 3 năm. Nếu được phát hiện sớm, theo dõi, can thiệp kịp thời thì tỉ lệ sống sau 10 năm là 50%.
Bệnh cơ tim hạn chế có thể được chẩn đoán qua thăm khám biểu hiện lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như:
Bệnh cơ tim hạn chế rất khó chữa trị. Kế hoạch điều trị sẽ bao gồm: điều trị tình trạng suy chức năng tâm trương thất trái, điều trị biến chứng ở tim và điều trị nguyên nhân gây bệnh cơ tim hạn chế. Cụ thể, các biện pháp điều trị bệnh cơ tim hạn chế như sau:
Các thuốc dùng trong điều trị nội khoa giúp người bệnh giảm triệu chứng của hiện tượng ứ trệ tuần hoàn và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Nếu nhịp tim tăng cao, các thuốc chẹn beta giao cảm hoặc các thuốc chẹn kênh canxi làm giảm nhịp tim có thể được sử dụng thận trọng với liều thấp.
Ích Tâm Khang tăng cường chức năng tim, giúp tim bơm máu khỏe hơn
Song song thuốc điều trị nền, sử dụng thêm một số giải pháp hỗ trợ có thể giúp đạt được hiệu quả điều trị cao hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh cơ tim hạn chế.
Theo kết quả của nghiên cứu của bệnh viện TWQĐ 108 tại Hà Nội về TPCN Ích Tâm Khang - một sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ cho người bệnh cơ tim hạn chế, bệnh tim mạch, suy tim, cho thấy: Ở những người bệnh được sử dụng kết hợp thêm TPCN Ích Tâm Khang trong điều trị, các triệu chứng của suy tim như khó thở, mệt mỏi, ho, phù đều được cải thiện rõ rệt, chỉ số phân suất tống máu tăng, chức năng tim được cải thiện và giảm được tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển.
Kết quả này cũng đã được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò khó thay thế của các giải pháp hỗ trợ có nghiên cứu trong việc cải thiện chất lượng sống và tuổi thọ cho người bệnh cơ tim, tim mạch.
Một số phương pháp can thiệp phẫu thuật có thể được thực hiện khi người bệnh không còn hay đáp ứng rất thấp với thuốc điều trị.
- Cấy máy tạo nhịp tim giúp điều hòa nhịp tim
- Cấy máy khử rung tim giúp ổn định nhịp tim và ngăn chặn các dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung thất.
- Thiết bị hỗ trợ tâm thất giúp tạo lực đẩy máu ra khỏi tâm thất, thường dùng cho những bệnh nhân suy tim nặng đang chờ được ghép tim.
- Phẫu thuật van tim: Sửa van tim hoặc thay thế van tim để giúp lưu thông máu giữa các buồng tim tốt hơn.
- Ghép tim: Thay thế tim mới cho người bệnh từ nguồn hiến tạng. Đây là phương pháp thay tim mới được sử dụng cho những trẻ đã có biến chứng hoặc có tăng áp phổi. Hiệu quả của phương pháp ghép tim phụ thuộc vào mức độ tăng áp phổi và mức độ các biến chứng của bệnh nhân sau khi ghép tim.
Người bệnh cơ tim hạn chế cần có chế độ ăn, lối sống lành mạnh
Để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cơ tim hạn chế cần phải thay đổi lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý theo những lưu ý sau:
Mặc dù bệnh cơ tim hạn chế nguy hiểm và khó chữa khỏi, nhưng nếu áp dụng phác đồ điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.
Xem thêm: Chia sẻ của người suy tim: cách giảm mệt mỏi, ho, phù, khó thở hiệu quả
Tham khảo: drugs.com