Bệnh cơ tim hạn chế: Bệnh lý hiếm gặp nhưng nguy hiểm

A- A+

Bệnh cơ tim hạn chế là một dạng bệnh cơ tim tiên phát ở trẻ em, đây là một bệnh lý hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh. 

Bệnh cơ tim hạn chế là gì?

Bệnh cơ tim hạn chếbệnh cơ tim trong đó buồng tâm thất không có đủ khả năng giãn ra để được đổ đầy máu (giảm chức năng tâm trương).

Bình thường, tâm thất sẽ chịu trách nhiệm chính bơm máu lên phổi để trao đổi oxy và bơm máu giàu oxy từ tim đi nuôi cơ thể. Khi tâm thất không giãn ra và được đổ đầy máu, lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan sẽ bị giảm sút. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, thậm chí là có những triệu chứng ban đầu của bệnh suy tim.

Về lâu dài, việc tâm thất không có khả năng giãn ra đúng cách sẽ gây tắc buồng tâm thất. Ở giai đoạn muộn có thể chuyển qua suy tim và có tràn dịch màng tim.

Bệnh cơ tim hạn chế là bệnh có tỷ lệ gặp rất thấp. Tuy nhiên, đây là một nhóm bệnh quan trọng trong suy tim tâm trương vì có thể để lại biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao. 

Bệnh cơ tim hạn chế là bệnh có tỷ lệ gặp thấp nhưng rất nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim hạn chế

Xơ hóa nội mạc cơ tim là nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh cơ tim hạn chế. Ngoài ra, bệnh có thể được gây ra bởi một bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh sarcoidose(viêm hạch bạch huyết và mô), bệnh lý màng trong tim, xơ cứng bì hệ thống, bệnh thừa sắt, bệnh ung thư, tiểu đường hoặc người bệnh từng xạ trị, hóa trị trong quá khứ…

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế

Các triệu chứng của bệnh cơ tim hạn chế thay đổi tùy theo vị trí xơ hóa của tâm thất, chúng có thể bao gồm:

  • Khó thở khi gắng sức
  • Đau vùng trước tim, đau vùng gan (dễ bị nhầm với bệnh gan mật)
  • Người bệnh cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu khi tập thể dục hoặc khi đang ngồi mà đột ngột đứng dậy.
  • Cảm giác mệt mỏi, yếu ớt
  • Buồn nôn và chán ăn
  • Tăng cân và sưng, phù nề ở chân, mắt cá chân, bàn chân và bụng
  • Cảm giác tim đập nhanh, rung lên trong lồng ngực (đánh trống ngực).
  • Tĩnh mạch ở cổ bị sưng, phù
  • Khám có thể nghe được tiếng thổi tâm thu do hở van 2 – 3 lá, sờ thấy gan to.

Các triệu chứng này gần giống với các triệu chứng viêm màng ngoài tim co thắt nên dễ bị nhầm lẫn.

Tiến triển của bệnh cơ tim hạn chế

Bệnh cơ tim hạn chế có thể tiến triển nhanh thành suy tim với các cơn khó thở kịch phát, phù toàn thân, tắc tĩnh mạch. Người bệnh cũng có thể bị đột tử do các rối loạn nhịp tim nặng hoặc gặp phải biến chứng thuyên tắc mạch do sự hình thành của các cục máu đông, dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận, hoại tử tay chân…

Người bệnh cơ tim hạn chế có thể bị đột tử vì rối loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim

Người bệnh cơ tim hạn chế có thể bị đột tử vì rối loạn nhịp tim hoặc nhồi máu cơ tim

Tiên lượng của bệnh cơ tim hạn chế thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với bệnh cơ tim hạn chế vô căn (xơ hóa nội mạc tim), nếu không được điều trị người bệnh có thể tử vong sau 2 – 3 năm. Nếu được phát hiện sớm, theo dõi, can thiệp kịp thời thì tỉ lệ sống sau 10 năm là 50%.

Chẩn đoán bệnh cơ tim hạn chế

Bệnh cơ tim hạn chế có thể được chẩn đoán qua thăm khám biểu hiện lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Đo điện tâm đồ (ECG)
  • Chụp Xquang tim phổi
  • Siêu âm tim 3D hoặc siêu âm tim nội soi thực quản
  • Chụp cắt lớp tim CT scan
  • Chụp cộng hưởng từ tim
  • Sinh thiết mô tim
  • Thông tim

Điều trị bệnh cơ tim hạn chế

Bệnh cơ tim hạn chế rất khó chữa trị. Kế hoạch điều trị sẽ bao gồm: điều trị tình trạng suy chức năng tâm trương thất trái, điều trị biến chứng ở tim và điều trị nguyên nhân gây bệnh cơ tim hạn chế. Cụ thể, các biện pháp điều trị bệnh cơ tim hạn chế như sau:

Dùng thuốc điều trị bệnh cơ tim hạn chế

Các thuốc dùng trong điều trị nội khoa giúp người bệnh giảm triệu chứng của hiện tượng ứ trệ tuần hoàn và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nếu nhịp tim tăng cao, các thuốc chẹn beta giao cảm hoặc các thuốc chẹn kênh canxi làm giảm nhịp tim có thể được sử dụng thận trọng với liều thấp. 

Sử dụng thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim

Ích Tâm Khang tăng cường chức năng tim, giúp tim bơm máu khỏe hơn

Ích Tâm Khang tăng cường chức năng tim, giúp tim bơm máu khỏe hơn

Song song thuốc điều trị nền, sử dụng thêm một số giải pháp hỗ trợ có thể giúp đạt được hiệu quả điều trị cao hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống  cho người bệnh cơ tim hạn chế. 

Theo kết quả của nghiên cứu của bệnh viện TWQĐ 108 tại Hà Nội về TPCN Ích Tâm Khang - một sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ cho người bệnh cơ tim hạn chế, bệnh tim mạch, suy tim, cho thấy: Ở những người bệnh được sử dụng kết hợp thêm TPCN Ích Tâm Khang trong điều trị, các triệu chứng của suy tim như khó thở, mệt mỏi, ho, phù đều được cải thiện rõ rệt, chỉ số phân suất tống máu tăng, chức năng tim được cải thiện và giảm được tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. 

Kết quả này cũng đã được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò khó thay thế của các giải pháp hỗ trợ có nghiên cứu trong việc cải thiện chất lượng sống và tuổi thọ cho người bệnh cơ tim, tim mạch.

Can thiệp hoặc phẫu thuật

Một số phương pháp can thiệp phẫu thuật có thể được thực hiện khi người bệnh không còn hay đáp ứng rất thấp với thuốc điều trị.

- Cấy máy tạo nhịp tim giúp điều hòa nhịp tim

- Cấy máy khử rung tim giúp ổn định nhịp tim và ngăn chặn các dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm như rung thất.

- Thiết bị hỗ trợ tâm thất giúp tạo lực đẩy máu ra khỏi tâm thất, thường dùng cho những bệnh nhân suy tim nặng đang chờ được ghép tim.

- Phẫu thuật van tim: Sửa van tim hoặc thay thế van tim để giúp lưu thông máu giữa các buồng tim tốt hơn.

- Ghép tim: Thay thế tim mới cho người bệnh từ nguồn hiến tạng. Đây là phương pháp thay tim mới được sử dụng cho những trẻ đã có biến chứng hoặc có tăng áp phổi. Hiệu quả của phương pháp ghép tim phụ thuộc vào mức độ tăng áp phổi và mức độ các biến chứng của bệnh nhân sau khi ghép tim.

Thay đổi lối sống, chế độ ăn, tập luyện

Người bệnh cơ tim hạn chế cần có chế độ ăn, lối sống lành mạnh

Để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cơ tim hạn chế cần phải thay đổi lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý theo những lưu ý sau:

  1. Kiểm tra cân nặng mỗi ngày: Tăng cân có thể là một dấu hiệu cho thấy tình trạng suy tim đang tiến triển nặng hơn do tích nước ở trong cơ thể, vì vậy bạn cần theo dõi cân nặng thường xuyên và thông báo với bác sĩ nếu có bất thường.
  2. Tránh uống quá nhiều nước: Uống nhiều nước có thể làm gia tăng lượng dịch dư thừa trong cơ thể, tăng tình trạng phù và tăng gánh nặng cho tim. Vì vậy, không uống nhiều hơn 1,5 lít nước mỗi ngày.
  3. Tập thể dục đúng cách: cần hỏi ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ luyện tập phù hợp, tránh hoạt động gắng sức sẽ làm ảnh hưởng đến tim.
  4. Chọn ăn các loại thực phẩm tốt cho trái: Các loại trái cây, rau quả, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm sữa, sữa chua lên men từ sữa ít béo, thịt nạc, cá, thịt gia cầm bỏ da…
  5. Hạn chế ăn muối và đường.
  6. Không hút thuốc lá, không uống rượu bia
  7. Kiểm soát stress, căng thẳng và ngủ đủ giấc

Mặc dù bệnh cơ tim hạn chế nguy hiểm và khó chữa khỏi, nhưng nếu áp dụng phác đồ điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ.

Xem thêm: Chia sẻ của người suy tim: cách giảm mệt mỏi, ho, phù, khó thở hiệu quả

Tham khảo: drugs.com