Chăm sóc và điều trị sau đặt stent mạch vành

A- A+

Chăm sóc và điều trị tốt cho người bệnh mạch vành sau khi đặt stent, sẽ giúp phòng tránh được các biến chứng và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình vừa trải qua phẫu thuật nong mạch vành và đặt stent thì dưới đây là những thông tin cần lưu tâm.

Hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau đặt stent mạch vành

Vị trí vết mổ để đưa stent mạch vành vào cơ thể thường ở bẹn (động mạch vùng bẹn) hoặc ở tay (động mạch cổ tay/ động mạch cánh tay). Sau phẫu thuật, vết mổ được băng chặt để cầm máu. Ngày kế tiếp sau phẫu thuật, người bệnh đã có thể thay băng. Cách đơn giản nhất để thay băng là khi tắm, làm ướt băng bằng nước ấm, từ từ, băng sẽ tự rời ra.

Sau khi lấy băng ra, bạn sẽ thấy vết mổ có máu đông màu đen, vùng da quanh vết mổ có màu tím bầm. Vết mổ có thể sưng, màu đỏ hồng. Bạn cần rửa sạch vết mổ ít nhất mỗi ngày một lần bằng nước sạch và xà phòng, rửa nhẹ nhàng không chà xát. Sau khi rửa phải làm khô vết mổ bằng bông và để khô thoáng.

Người bệnh không nên dùng kem hoặc thuốc mỡ để bôi vào vị trí vết mổ và không nên mặc quần áo quá chật. Hạn chế tắm bồn hoặc bể, chỉ nên tắm nhanh bằng vòi hoa sen.

Lưu ý về vận động sau khi đặt stent

Sau khi thực hiện nong mạch vành, đặt stent, người bệnh vẫn có thể hoạt động bình thường. Người bệnh đã có thể đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuật khoảng 2 ngày. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh vận động mạnh, ảnh hưởng đến vết mổ.

Sau đặt stent, người bệnh không nên mang vác vật nặng

Sau đặt stent, người bệnh không nên mang vác vật nặng

Với vết mổ ở bẹn

  • Hạn chế hoạt động vùng bụng trong khoảng 3 – 4 ngày đầu sau phẫu thuật nong mạch vành và đặt stent để ngăn ngừa chảy máu.
  • Không nâng vật nặng hơn 4kg hoặc kéo đẩy vật nặng trong khoảng 5 – 7 ngày sau phẫu thuật.
  • Không làm việc nặng nhọc, vận động quá sức trong khoảng 5 ngày sau phẫu thuật.
  • Hạn chế đi lại cầu thang, có thể lên xuống cầu thang chậm rãi nếu thực sự cần thiết.
  • Tăng dần mức độ hoạt động nếu khả năng phục hồi tốt sau một tuần phẫu thuật.

Với vết mổ ở tay

  • Không dùng tay nâng vật nặng hơn 900gram trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật.
  • Không làm việc nặng nhọc, gắng sức trong 2 ngày sau phẫu thuật.
  • Không dùng các dụng cụ nguy hiểm như dao, cưa, các công cụ, máy móc… trong 2 ngày sau phẫu thuật.
  • Tăng dần mức độ hoạt động nếu khả năng phục hồi tốt trong hai ngày sau phẫu thuật.

Về lâu dài, người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể lực bình thường và các môn thể thao trong sự cho phép của bác sĩ. Cách luyện tập được khuyến khích nhất là đi bộ ít nhất 30 phút mỗi lần và 5 lần mỗi tuần. Nếu thấy các dấu hiệu đau ngực hoặc khó thở xuất hiện, nên ngừng vận động ngay và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử trí.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sau đặt stent mạch vành

Sau can thiệp đặt stent, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm từ tự nhiên tốt cho tim. Việc lựa chọn thực phẩm cần đảm bảo những quy tắc dưới đây:

  • Hạn chế ăn chất béo, nên chọn những nguồn chất béo có lợi như cá, dầu thực vật, dầu hạt…; tránh chất béo bão hòa và chất béo trans có nhiều trong thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn), mỡ động vật, đồ ăn chế biến sẵn như bánh nướng, xúc xích, lạp sườn… để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch vành làm giảm tuổi thọ stent.
  • Ăn nhiều hơn các loại trái cây tươi, rau quả nhiều màu sắc.
  • Chọn nguồn thực phẩm giàu protein từ thịt nạc, cá, thịt gà bỏ da với lượng vừa phải.
  • Chọn sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa chua
  • Tránh tất cả các loại đồ uống có cà phê và cồn.
  • Giảm các loại bánh kẹo, socola, bánh ngọt, bánh quy nhiều đường.
  • Giảm lượng muối ăn trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, do các chất độc hại có trong khói thuốc lá có thể gây co mạch máu và gia tăng các biến cố trên hệ mạch vành.

Người bệnh sau phẫu thuật thường có biểu hiện chán ăn, có thể khắc phục bằng cách là chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày. Ngoài ra nếu đang dùng thuốc chống đông kháng vitamin K, bạn cần hạn chế các thực phẩm giàu vitamin K như Cải xoăn, cây cải lá (collard), rau bina, bông cải xanh...

Chế độ ăn uống sau đặt stent cần hạn chế chất béo và tăng cường rau xanh, trái cây tươi

Chế độ ăn uống sau đặt stent cần hạn chế chất béo và tăng cường rau xanh, trái cây tươi

Thuốc điều trị

Trước khi xuất viện, bác sỹ điều trị sẽ kê cho bệnh nhân các loại thuốc cần sử dụng. Những loại thuốc có thể được chỉ định là thuốc chống kết tập tiểu cầu, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới tại vị trí đặt stent. Thuốc Aspiirrin có thể được dùng kết hợp với các loại thuốc kháng tiểu cầu khác trong thời gian tối thiểu 30 ngày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và loại stent mà người bệnh được dùng mà việc dùng thuốc có thể kéo dài, suốt đời hoặc chỉ trong thời gian ngắn.

Một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định để kiểm soát các bệnh lý nền như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm cholesterol máu. Trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý tái khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi sức khỏe và điều chỉnh thuốc nếu cần. Đặc biệt tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, các nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bỏ thuốc có thể làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp sau đặt stent và tăng tỷ lệ tử vong.

Ngăn ngừa tái tắc hẹp mạch vành sau đặt stent bằng các hoạt chất sinh học tự nhiên

Tái tắc hẹp stent do huyết khối là biến chứng thường gặp nhất sau can thiệp bệnh mạch vành bằng phương pháp đặt stent. Có tới 30% người bệnh bị tắc hẹp trở lại tại vị trí đặt stent sau 1 năm điều trị, vì vậy cần có những giải pháp dài hạn để phòng chống tái tắc hẹp mạch vành. Bên cạnh các thuốc điều trị, trong những thập niên trở lại đây, các nhà khoa họa trên thế giới đã phát hiện ra số hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng ngăn ngừa tái tắc hẹp mạch vành sau đặt stent hiệu quả.

Nghiên cứu về các hoạt chất Tanshinon IIA có trong thảo dược Đan sâm được tiến hành tại Đại học Hoshi, Tokyo, Nhật Bản cho thấy, hoạt chất này có khả năng làm giãn các động mạch vành, và chống kết tập tiểu cầu nhờ đó giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đau thắt ngực và ngăn chặn sự phát triển của các cục máu đông gây tắc hẹp động mạch. Sự kết hợp của Đan Sâm cùng với một số thảo dược khác có tác dụng giảm cholesterol máu ngăn ngừa xơ vữa mạch như Vàng đằng, hay tiêu huyết khối như Natto sẽ giúp mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị bệnh mạch vành và phòng chống các biến chứng sau đặt stent.

Tại Việt Nam, một số giải pháp hỗ trợ được kết hợp từ Đan sâm, Natto và Vàng đằng, chẳng hạn như Tpcn Ích Tâm Khang, đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh tim mạch vành. Thậm chí có rất nhiều người bệnh đã giảm được mức độ tắc hẹp mạch vành và trì hoãn được phẫu thuật nhờ những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, như chia sẻ dưới đây của bà Loan, Đào Tấn, Hà Nội:

Xem thêm chia sẻ của ông Nguyễn Đức Luận, 82 tuổi về bí quyết vượt qua cửa tử và trì hoãn đặt stent khi 2 nhánh động mạch vành hẹp nặng 90% và 80%. 

Bạn cũng có thể lắng nghe chia sẻ của nhiều người bệnh mạch vành đã sử dụng Tpcn Ích Tâm Khang có hiệu quả tốt TẠI ĐÂY.

(*) Thông tin trong bài viết sau mang tính chất tham khảo, không thay thế được chẩn đoán và phác đồ điều trị của bác sĩ. 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng

Tham khảo:

http://my.clevelandclinic.org/departments/heart/patient-education/recovery-care/interventional-procedures/after-your-interventional-procedure

http://www.diethealthclub.com/diet-pro ile/care-for-angioplasty-patients.html

http://www.viha.ca/NR/rdonlyres/A3EBC133-6CB6-4761-A13F-AECBF396EEB5/0/MedicationsafteraCoronarystentprocedure.pdf