6 cách chữa bệnh mạch vành không dùng thuốc

A- A+

Theo dõi chỉ số khối cơ thể, kiểm soát dinh dưỡng, huyết áp, cholesterol trong máu, từ bỏ những thói quen xấu, quản lý căng thẳng... là những phương pháp chữa bệnh mạch vành không dùng thuốc. Mặc dù không thể thay thế cho thuốc hoặc phẫu thuật đặt stent nhưng người bệnh mạch vành khi kết hợp phương pháp này cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

Nghiên cứu cho thấy, các biện pháp chữa mạch vành không dùng thuốc có thể giúp tăng hiệu quả giảm triệu chứng, hạn chế nguy cơ phẫu thuật hoặc tránh nguy cơ tái tắc hẹp ở người đã đặt stent. Ngoài ra, mặc dù bệnh mạch vành xuất phát từ yếu tố gia đình, nhưng lối sống, chế độ ăn uống chính là yếu tố kích hoạt. Do đó, việc kiểm soát các yếu tố này sẽ giúp làm chậm tiến triển bệnh tốt hơn.

Dưới đây là 6 cách chữa bệnh mạch vành không dùng thuốc được đánh giá hiệu quả nhất hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các phương pháp này nhé.

Theo dõi chỉ số khối cơ thể thường xuyên

Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số thể trọng, chỉ số khối của cơ thể được sử dụng để đo lượng mỡ. Theo dõi chỉ số BMI thường xuyên sẽ giúp người bệnh biết được cơ thể có đang duy trì số cân nặng phù hợp với bệnh mạch vành hay không. Kiểm soát BMI tốt sẽ giúp làm giảm áp lực lên tim, hạn chế bị tăng huyết áp hơn so với những người có chỉ số BMI quá cao.

Bạn có thể tính chỉ số BMI với công thức sau: 

BMI = Cân nặng/(chiều cao x chiều cao)

Trong đó chiều cao được tính bằng mét và cân nặng tính bằng kg. Ví dụ, một người có cân nặng bằng 60kg và chiều cao 1.65m thì chỉ số BMI được tính là:

BMI = 60/(1.65 x 1.65) = 22.03

Một người khỏe mạnh có chỉ số BMI trong khoảng 18.5 – 24.9. Người có BMI từ 25 trở lên có rủi ro tim mạch cao gấp 2 lần người bình thường. 

Tập thể dục để cải thiện tuần hoàn mạch vành

Các chuyên gia tim mạch đã đưa ra nhiều khẳng định về tác dụng của việc tập thể dục đúng cách giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành nói riêng và các bệnh lý tim mạch nói chung. Cụ thể như:

  • Giúp giảm huyết áp: Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân của bệnh mạch vành. Việc luyện tập thể dục đúng cách sẽ có tác dụng hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim hiệu quả.
  • Kiểm soát cân nặng: Cân nặng quá cao sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn cho tim. Tập thể dục sẽ giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả, từ đó gián tiếp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mạch vành.
  • Tăng cường oxy và khả năng lưu thông máu.
  • Giúp tim hoạt động nhẹ nhàng hơn khi bơm máu.

Người bệnh nên tập luyện các môn thể thao vừa sức với bản thân và dễ thực hiện. Cụ thể như:

  • Các bài tập trong Aerobic: Chạy bộ, đạp xe, bơi lội... với cường độ nhẹ nhàng.
  • Các bài tập tăng cường sức khỏe, sức đề kháng như yoga, nâng tạ nhẹ (tăng cường sức mạnh cơ bắp), có thể thực hiện 2 - 3 lần/tuần.
  • Các bài tập giãn cơ giúp lưu thông máu hiệu quả.

Đặc biệt, thói quen đi bộ nhanh sẽ giúp tăng hệ thống tuần hoàn bàng hệ mạch vành, hạ cholesterol máu và ổn định huyết áp. Nhiều người nhờ đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày mà có thể phát triển được tuần hoàn bàng hệ mạch vành, từ đó tăng cường sự cung cấp máu cho tim và giúp cải thiện bệnh.

Thói quen đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu.

Thói quen đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu.

Từ bỏ thói quen xấu có thể gây bệnh mạch vành

Một trong những cách chữa bệnh mạch vành không dùng thuốc đem lại hiệu quả cao chính là từ bỏ những thói quen xấu có thể gây xơ vữa mạch vành. Ví dụ như:

  • Hút thuốc lá sẽ làm tăng quá trình tổn thương mạch vành. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cục máu đông ở những người dưới 50 tuổi, tăng nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.
  • Đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và gây tổn thương mạch máu trong cơ thể. Bạn nên hạn chế lượng đồ uống này ở mức khuyến cáo: Nam giới trên 65 tuổi và phụ nữ không uống quá 1 ly rượu mạnh (hay 1/2 lon bia) mỗi ngày. Nam giới dưới 65 tuổi không uống quá 2 ly rượu mạnh (hay 1 lon bia) mỗi ngày.
  • Xem phim, xem tivi trong thời gian quá lâu: Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh mạch vành như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Không thường xuyên làm sạch răng miệng: Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên, các chuyên gia y khoa đã giải thích rằng việc không chăm sóc sạch sẽ răng miệng có thể dẫn đến nướu răng, vi khuẩn phát triển và gây viêm cho cơ thể. Tình trạng này sẽ thúc đẩy các yếu tố gây ra xơ vữa mạch vành cao hơn.
  • Tự ý bỏ uống thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ: Điều này sẽ không chỉ khiến bạn

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm xơ vữa mạch vành

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ Đông y đang là cách kiểm soát bệnh mạch vành không dùng thuốc được nhiều người bệnh tin dùng. Không chỉ giúp giảm mỡ máu, giải pháp này còn làm giãn mạch vành, phòng ngừa cục máu đông và tăng máu tuần hoàn tới tim, giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang(*) là sản phẩm dành cho người bệnh mạch vành; suy tim, bệnh van tim.. có nguồn gốc từ thảo dược đã được kiểm chứng lâm sàng tại Viện 108. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada năm 2014 cho thấy sản phẩm giúp hỗ trợ giảm khó thở, mệt mỏi, ho, phù; giảm cholesterol, giảm xơ vữa mạch… hiệu quả.

Dưới đây là chia sẻ của ông Phùng Trợ (Thanh Xuân, Hà Nội), bệnh nhân tắc hẹp nhánh phải hoàn toàn, 70% nhánh trái đã cải thiện tình trạng bệnh nhờ kịp thời kết hợp sử dụng sản phẩm này:

Chia sẻ của bệnh nhân tắc hẹp mạch vành về Ích Tâm Khang

hotline

Quản lý căng thẳng để giảm co thắt vành

Căng thẳng tâm lý cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Khi cơ thể bị căng thẳng quá mức hoặc trong thời gian dài, hành vi và các yếu tố tăng nguy cơ của co thắt mạch vành bị thay đổi theo hướng tiêu cực, ví dụ như:

  • Hình thành các thói quen xấu như hút thuốc lá, ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều.
  • Lười hoạt động thể chất.
  • Tăng huyết áp và cholesterol có trong cơ thể.

Nếu bạn có sức khỏe và tâm lý vững vàng thì sẽ dễ dàng vượt qua tác động của căng thẳng và vui tươi hơn. Ngược lại, nếu tâm lý không vững vàng thì rất dễ bị tác động tiêu cực bởi căng thẳng, nhiều trường hợp có thể dẫn đến đột tử khi gặp những cú sốc quá lớn.

Để giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc là việc đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần thực hiện. Hãy tạm gác lại công việc khi bạn thấy mệt mỏi, thả lỏng tâm hồn và toàn bộ cơ thể trong một không gian thật yên tĩnh. Bạn cũng có thể dành thời gian thực hiện một chuyến du lịch ngắn ngày cùng người thân trong gia đình để giải tỏa khỏi áp lực.

Thực hiện chế độ ăn giảm xơ vữa mạch vành

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Người bệnh mạch vành cần ăn giảm chất béo bão hòa vì đây là loại chất béo có hại, làm tăng mức cholesterol xấu trong máu. Các thực phẩm giàu chất béo bão hòa bao gồm: ăn thịt nướng, xúc xích, thịt màu đỏ đậm, mỡ động vật, bơ, kem, phô mai, bánh quy, dầu dừa, dầu cọ…

Thực phẩm chứa nhiều đường cũng nằm trong danh sách người bệnh mạch vành nên tránh. Nguyên nhân là bởi đường làm tăng đường huyết và đẩy nhanh quá trình oxy hóa gây tổn thương mạch máu. Tiểu đường cũng chính là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh mạch vành.

Để lựa chọn được những thực phẩm phù hợp, người bệnh cần tuân thủ theo những nguyên tắc ăn uống sau đây:

  • Bổ sung nhiều chất xơ hòa tan để giúp làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể.Ví dụ như các loại hoa quả như táo, lê, bơ, cam, các loại đậu (đậu xanh, đậu hà lan, đậu đỏ,..), những loại rau có độ nhớt cao, ngũ cốc nguyên hạt...
  • Bổ sung thêm các thực phẩm có chất chống oxy hóa, chống viêm giúp giảm nguy cơ hình thành xơ vữa. Ví dụ như rau xanh, trái cây nhiều màu sắc tươi sáng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạnh... 
  • Bổ sung thêm nhóm các thực phẩm có thể làm tăng khả năng lưu thông máu như các loại trái cây có nhiều salicylate (nho, việt quất, dâu tây,...), các loại thảo mộc, gia vị như húng quế, ớt, gừng... 
  • Bổ sung thêm nhóm chất béo không bão hòa có lợi cho việc làm giảm LDL-c có trong máu. Ví dụ như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, các loại cá (cá hồi, cá mòi, cá trích,...) quả hạnh, quả bơ…

Chất béo không bão hòa mang lại cholesterol tốt cho cơ thể.

Chất béo không bão hòa mang lại cholesterol tốt cho cơ thể.

Kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol máu

Cholesterol, huyết áp cao thường là những yếu tố nguy cơ làm bệnh trở nặng. Bước theo dõi các chỉ số sức khỏe như huyết áp và lượng cholesterol sẽ giúp bạn kiểm tra được tình hình bệnh.

  • Kiểm soát huyết áp: Huyết áp mục tiêu của mọi người nên dưới 140/85mmHg. Bên cạnh tập thể dục đều đặn, bạn có thể kiểm soát huyết áp bằng cách giảm tối đa lượng muối khi chế biến món ăn, tốt nhất là dưới 6g hằng ngày (khoảng 1 muỗng cà phê). Trong nhiều trường hợp, bạn có thể phải sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn để giảm huyết áp.
  • Theo dõi chỉ số cholesterol: Mỡ máu cao làm mảng xơ vữa phát triển, tăng nguy cơ tắc hẹp mạch vành và làm phát triển thêm vị trí tắc hẹp mới. Để biết nồng độ cholesterol của mình có nằm trong mức an toàn hay không, bạn cần thăm khám định kỳ. Nếu mỡ máu cao, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các thuốc hạ mỡ máu phù hợp.

Bệnh mạch vành làm gia tăng đáng kể tỷ lệ tử vong ở người mắc phải và là 1 trong 5 căn nguyên gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Dù đã được phẫu thuật, điều trị bệnh mạch vành thành công hay đang tắc hẹp nhẹ, bạn cũng không nên chủ quan. Kiên trì với phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với các cách chữa bệnh không dùng thuốc sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ và giảm biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nếu bạn đang phân vân về bất cứ cách chữa bệnh mạch vành không dùng thuốc nào, bạn có thể gọi cho các chuyên gia Tim mạch theo số 0983.103.844 để được tư vấn.

hotline

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.