Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ do bệnh tim mạch

A- A+

Mối liên quan giữa mất ngủ mạn tính (ít hơn năm giờ ngủ mỗi đêm) và bệnh tim mạch cũng như các yếu tố nguy cơ của nó đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu gần đây.

Mất ngủ mãn tính có thể làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và đột quỵ

TS Lars Laugsand, một nghiên cứu sinh bậc sau Tiến sĩ tại Khoa Y tế cộng đồng thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, và các đồng nghiệp đã thu thập dữ liệu từ 54.279 người tham gia, độ tuổi từ 20 - 89 trong hơn 11 năm, bắt đầu từ thời điểm năm 1995 đến năm 1997. Tại thời điểm này không có người trường hợp nào bị suy tim; nhưng đến năm 2008, đã có tổng cộng 1.412 trường hợp suy tim.

Mất ngủ mãn tính cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và đột quỵMất ngủ mãn tính cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và đột quỵ

Xem thêm: Tác dụng của L - caitine đối với các bệnh tim mạch.

Sau khi loại trừ các yếu tố nguy cơ (ngoại trừ trầm cảm và lo âu), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ suy tim tăng gấp ba lần (353%) ở những người có cả ba triệu chứng mất ngủ (gặp khó khăn để bắt đầu giấc ngủ, duy trì giấc ngủ và thức dậy vào buổi sáng mà không thấy thoải mái) nhiều hơn một lần một tuần so với những người không bao giờ hoặc hiếm khi bị những triệu chứng này. Còn nếu xét thêm yếu tố trầm cảm và lo âu thì nguy cơ suy tim cao hơn gấp bốn lần (425%).

Tiến sĩ Michelle Miller - Đại học Warwick cũng đồng quan điểm trên khi cho rằng giấc ngủ ngắn sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, đột quỵ và các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như tăng huyết áp, tăng Cholesterol máu, bệnh tiểu đường, béo phì. Nghiên cứu kéo dài từ 7 đến 25 năm ở 470.000 người tham gia trên tám quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản, Mỹ, Thụy Điển, Vương quốc Anh và báo cáo kết quả trên tạp chí European Heart.

Giáo sư Francesco Cappuccio cho biết: "Nếu bạn ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm và giấc ngủ bị xáo trộn thì có tới 48% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 15% nguy cơ gặp phải, thậm chí tử vong vì một cơn đột qụy. Mất ngủ thực sự được coi như quả bom nổ chậm cho sức khỏe con người, do đó nếu gặp phải tình trạng này bạn cần phải hành động ngay để giảm nguy cơ đe dọa tính mạng".

Các nghiên cứu cũng chỉ rõ rằng, những người ngủ hơn tám hoặc chín giờ mỗi đêm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành, đột quỵ hoặc tử vong do nguyên nhân tim mạch. Phạm vi giấc ngủ tối ưu được khuyến cáo trong khoảng từ sáu đến tám giờ mỗi đêm.

Lý do tại sao mất ngủ có liên quan đến nguy cơ suy tim cao thì đến nay vẫn chưa có một câu trả lời rõ ràng. Theo TS Laugsand thì có một số dấu hiệu cho thấy rằng đó có thể là do nguyên nhân sinh học. Tức là khi mất ngủ cơ thể tiết ra hormon gây căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của tim. Tuy nhiên ông cũng cho biết cần nghiên cứu thêm về vấn đề này.Còn theo TS Michelle Miller, mặc dù dường như có mối liên quan giữa bệnh tim, thiểu năng tuần hoàn và thiếu ngủ nhưng thực sự vấn đề này vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Có vẻ như có một số thay đổi về nội tiết tố đã xảy ra trong cơ thể khi thiếu ngủ gây tác động đến tim và hệ tuần hoàn, một số hormon điển hình được nhận thấy như Leptin và Ghrelin - ảnh hưởng đến mức độ ngon miệng và tiêu hao năng lượng. Vì vậy, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì, làm cơ thể trở nên lười vận động, tăng nguy cơ đề kháng Insulin và hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Có rất nhiều lý do dẫn tới thiếu ngủ như mất thời gian cho việc truy cập inteet mỗi tối, số lượng ngày càng tăng của các kênh truyền hình hoặc những lo lắng về tài chính… đều khiến chúng ta mất ngủ. Điều quan trọng là chúng ta cần coi giấc ngủ là một ưu tiên và đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng một đêm để giúp cơ thể phục hồi, gia tăng năng lượng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Xem thêm: Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim

Trích nguồn: http://heartdisease.about. com


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang - giải pháp hỗ trợ điều trị giúp giảm triệu chứng và phòng ngừa suy tim

TPCN Ích Tâm Khang - Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành