Khi nào cần đặt stent mạch vành cần phải cân nhắc thật kỹ, bởi phẫu thuật này cũng tiềm ẩn rủi ro. Hơn nữa vẫn có những cách để kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và trì hoãn thời gian đặt stent.
Đặt stent là phẫu thuật nội soi để mở rộng các mạch máu tim bị tắc hẹp do bệnh mạch vành. Nhưng không phải bất cứ khi nào cũng cần thực hiện thủ thuật này. Đặt stent mạch vành chỉ được chỉ định khi thật cần thiết.
Đặt stent giúp giải quyết tình trạng tắc hẹp trên mạch máu
Trước tiên, bạn cần phải hiểu cơ chế của việc hình thành nên bệnh mạch vành. Có như vậy mới có thể nắm rõ stent giúp ích cho từng trường hợp như thế nào.
Ở trên thành mạch bị tổn thương, các hạt mỡ xấu cùng với canxi và chất thải chuyển hoá lắng đọng lại tạo thành mảng xơ vữa. Nó làm cho mạch vành bị dày lên, lòng mạch hẹp lại và máu chậm lưu thông. Vì vậy mà cơ tim không được nuôi dưỡng đủ, để lâu dài bị suy yếu dần.
Đặt stent mạch vành được thực hiện như sau:
- Sử dụng ống thông có bóng cao su nhỏ và stent ở đầu, luồn theo mạch máu ở đùi hoặc cánh tay để đến tim
- Tại vị trí hẹp, quả bóng được bơm phồng lên nhằm ép mảng xơ vữa xuống
- Sau khi xong nhiệm vụ, bóng xẹp lại và rút ra ngoài. Riêng stent – khung lưới bằng kim loại hoặc polymer – sẽ được để lại và cố định trên vị trí vừa bị hẹp. Mục đích là hạn chế mảng xơ vữa động mạch vành phát triển trở lại. Ngày nay các stent thường được phủ thêm một lớp thuốc chống tái hẹp
Bác sĩ sẽ chỉ định đặt stent mạch vành nếu như:
Hai phương pháp này được dùng đầu tay cho bệnh nhân mạch vành nhằm kiểm soát triệu chứng và giảm thiểu biến chứng trước khi nghĩ đến việc can thiệp ngoại khoa. Vậy nhưng nếu đã sống tích cực và sử dụng thuốc đều đặn mà bệnh vẫn có chiều hướng xấu đi thì phải phẫu thuật.
Khi thuốc không còn tác dụng sẽ xem xét đến đặt stent mạch vành
Trong trường hợp tắc hẹp mạch vành trên 70% thường được chỉ định mổ đặt stent. Bởi vì lúc này lưu lượng máu giảm thấp, thuốc khó mà giảm hết triệu chứng cũng như kiểm soát được nguy cơ biến chứng.
Thế nhưng vẫn có một số người bệnh dù hẹp nặng mà vẫn đáp ứng thuốc tốt, không có triệu chứng đáng ngại nào và vẫn hoạt động bình thường thì chưa cần đặt stent.
Các mảng xơ vữa hình thành trên thành mạch vành có thể bong vỡ ra bất kỳ lúc nào và tiếp tục phát triển thành cục máu đông lơ lửng trong mạch máu. Đến một thời điểm nào đó, cục máu đông đủ lớn làm tắc nghẽn hoàn toàn dòng máu đến toàn bộ hoặc một phần của cơ tim. Đây gọi là nhồi máu cơ tim.
Người bệnh cần được đặt stent để gấp rút khơi thông mạch vành, đưa máu về nuôi cơ tim. Nếu xử lý không kịp, cơ tim có thể bị hoại tử vĩnh viễn và/hoặc người bệnh tử vong.
Với những thời điểm đặt stent kể trên, vẫn còn phương pháp bắc cầu động mạch vành là có thể giải quyết được vấn đề cho người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật này là mổ mở lồng ngực (dùng đoạn mạch máu khác nối tắt qua chỗ mạch vành bị hẹp) ẩn chứa rủi ro lớn hơn nhiều. Nó chỉ được dùng khi:
- Vị trí hẹp nằm ở đoạn mạch vành đưa máu về tim trái
- Bị suy tim, tiểu đường
- Tắc hẹp nghiêm trọng ở nhiều vị trí gần nhau
- Điểm xơ vữa nằm ở ngã ba hoặc trong các mạch máu nhỏ mà ống nội soi và stent không tới được
Dù đặt stent ít xâm lấn nhưng vẫn mang một số rủi ro, phổ biến là tái hẹp ở 5 – 20% người bệnh, cục máu đông hình thành ngay trong stent, chảy máu vị trí đặt ống thông; ít gặp hơn là đau tim trong khi làm thủ thuật, rách hoặc vỡ mạch vành, bệnh thận, đột quỵ hay nhịp tim bất thường. Vậy nên rất nhiều người bệnh đã thực hiện những điều trị bổ sung dưới đây trước khi nghĩ đến việc phẫu thuật.
Có rất nhiều cách trì hoãn việc đặt stent mạch vành
Đầu tiên là vẫn tuân thủ sử dụng thuốc cùng với lối sống như đã được hướng dẫn từ trước đó. Tiếp theo là:
Người bị bệnh tim đều rất mệt, nhưng nằm hay ngồi một chỗ chỉ làm cho bệnh nặng hơn. Vận động không những giúp thoải mái về mặt tinh thần mà còn thúc đẩy lưu thông máu và tăng khả năng chịu đựng của cơ tim.
Bài tập hữu ích nhất cho bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim là đi bộ nhanh. Nó kích thích cơ thể hình thành một hệ thống mạch máu nhỏ ngay tại vùng tim bị thiếu máu. Vậy nên cơ tim sẽ luôn nhận được một lượng máu mới nuôi dưỡng.
Người bệnh cũng có thể tham gia bất kỳ môn thể thao nào yêu thích, miễn đảm bảo chỉ tập vừa sức, không thi đấu. Thời gian tốt nhất là 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần với cường độ tăng dần.
Sự xuất hiện của hàng trăm sản phẩm Đông y trị bệnh mạch vành với đủ loại chất lượng trên thị trường làm người bệnh hoang mang và ngần ngại khi sử dụng. Thậm chí có những người còn tẩy chay phương pháp điều trị này.
Vậy nhưng ta vẫn không thể nào phủ nhận được vai trò của nó, vì bài thuốc dân gian đã được sử dụng từ ngàn đời nay cho hiệu quả tốt. Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh tinh chất của các thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng mang lại vô vàn lợi ích cho bệnh nhân xơ vữa động mạch.
Kể từ năm 2014 trở lại đây, người bệnh đã không còn phải lo lắng bởi ở Việt Nam đã có sản phẩm TPCN Ích Tâm Khang dành riêng cho bệnh tim mạch, từ rễ Đan sâm, Hoàng đằng kết hợp với cao Nattokinase và L – caitine được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng. Những người bệnh sử dụng giảm rõ rệt triệu chứng cũng như mức độ tiến triển của bệnh tim sau 60 ngày.
Rất nhiều bệnh nhân mạch vành nặng, tắc hẹp cả hai nhánh tới 96%, đã tiến triển thành suy tim, vẫn cải thiện sức khỏe tốt như bác Trợ (Thanh Xuân, Hà Nội) dưới đây:
Bác Trợ chia sẻ kinh nghiệm điều trị tắc hẹp mạch vành hiệu quả bằng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược
Đặt stent mạch vành chỉ được sử dụng khi thật cần thiết, vì không phải cứ phẫu thuật xong là hết bệnh. Sau đó, bạn vẫn phải điều trị tiếp tục bằng thuốc chống đông tới suốt đời, hơn nữa mạch vành vẫn có thể bị hẹp ở những vị trí khác hoặc ngay trên stent. Vì vậy, luôn áp dụng song song các phương pháp kiểm soát bệnh và tái khám thường xuyên để bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/coronary-angioplasty/about/pac-20384761