Nhiều người nghĩ rằng chăm sóc bệnh nhân suy tim chỉ cần để ý tới chế độ ăn và dùng thuốc. Nhưng thực tế, có nhiều vấn đề khác mà người bệnh cũng cần phải lưu ý. Nắm bắt được đầy đủ các bước chăm sóc sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe và không làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Sự quan tâm, chăm sóc của người thân đối với bệnh nhân suy tim là điều rất quan trọng
Để thực hiện tốt việc chăm sóc bệnh nhân suy tim, đầu tiên thì bạn cần biết về những ảnh hưởng tiêu cực của suy tim tới người bệnh. Điều tiếp theo bạn cần làm đó là học cách để chăm sóc giảm nhẹ những triệu chứng này.
TPCN Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.
Cần nhanh chóng đưa người bệnh tới các cơ sở y tế uy tín để cấp cứu, điều trị nếu nhận thấy có các dấu hiệu nguy hiểm như:
- Dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim: đau thắt ngực cảm giác như trái tim bị bóp chặt, đè nặng, kèm theo khó thở, hụt hơi; đau lan ra cổ, vai, hàm, cánh tay; cảm thấy bồn chồn, lo lắng, chóng mặt, khó tiêu, buồn nôn, vã mồ hôi...
- Dấu hiệu của cơn hen tim: Đây là tình trạng khó thở kịch phát hay xảy ra về đêm, với các dấu hiệu như thở nhanh, thở nông, khó thở, đau ngực và tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
- Dấu hiệu của phù phổi cấp: Người bệnh khó thở, phải ngồi dậy mới thở được, thở rất khó khăn kèm vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhịp tim nhanh, vẻ mặt lo lắng, hoảng hốt.
Người bệnh suy tim nên cẩn trọng với cơn phù phổi cấp
Những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý là vấn đề mà nhiều người bệnh suy tim gặp phải và một điều đương nhiên khi tâm trạng không tốt thì tình trạng bệnh cũng sẽ lâu được cải thiện hơn. Để giúp người bệnh giảm sự lo lắng, hoang mang thì bạn cần:
- Khuyến khích người bệnh thực hiện các sở thích của bản thân trong phạm vi cho phép (không làm người bệnh mệt mỏi).
- Trò chuyện nhiều hơn với người bệnh, giúp người bệnh suy tim thoải mái hơn và tránh lo nghĩ quá nhiều.
- Nhắc nhở người bệnh đi ngủ đúng giờ, không bỏ ngủ trưa, không ăn quá no trước khi đi ngủ
- Khuyến khích người bệnh thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, tập thiền, yoga…
Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa nội Tim Mạch bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cũng cho biết người bệnh suy tim cần được động viên, chia sẻ để giảm nỗi lo lắng. Cùng lắng nghe hướng dẫn của Bác sĩ về cách chăm sóc cho bệnh nhân suy tim qua video sau:
Chăm sóc bệnh nhân suy tim đúng cách sẽ làm giảm nhẹ khó thở, mệt mỏi
Nên cho người bệnh suy tim ăn nhẹ, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa,nên lựa chọn các thực phẩm sạch, rau quả tươi, không nên ăn quá no, hạn chế dầu mỡ, chất béo và hạn chế thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn…
Bên cạnh đó, cần chú ý người bệnh phải giảm uống nước và thực hiện chế độ ăn giảm muối tùy theo từng mức độ. Để tránh phù do suy tim và bổ sung các thực phẩm giàu kali như chuối, cam, cà chua, măng tây, sữa chua, đậu nành, cá, các loại rau lá xanh…
Bệnh nhân suy tim nên ăn uống các thực phẩm tươi, sạch và hạn chế tối đa muối
Người bệnh suy tim không nên thực hiện các hoạt động gắng sức và nên nghỉ ngơi tại giường trong đợt kịch phát, tuy nhiên người nhà nên thực hiện các động tác xoa bóp chân, tay cho người bệnh nhằm giảm nguy cơ tắc mạch do ứ trệ tuần hoàn.
Ngoài những đợt kịch phát thì người bệnh cũng cần được vận động hàng ngày, tránh ngồi ì một chỗ sẽ khiến bệnh nặng thêm. Tốt nhất bạn nên để người bệnh đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, bắt đầu với những quãng đường ngắn sau đó tăng dần lên phù hợp với tình trạng sức khỏe. Đi bộ nhiều sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ - hệ thống mạch máu mới giúp giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Là người chăm sóc bệnh nhân suy tim, bạn cần phải là người nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đều đặn mỗi ngày. Để thực hiện được điều này thì trước tiên bạn cũng cần nắm được cách sử dụng của các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng.
Hãy đọc kỹ phần đơn thuốc, hướng dẫn uống của mỗi loại thuốc ghi trên đơn để đảm bảo bạn hiểu về cách sử dụng thuốc. Tốt nhất, để chắc chắn rằng bạn không quên hãy lấy một tờ giấy, ghi các thông tin về thuốc như tác dụng, cách dùng… sau đó dán vào vỏ của loại thuốc đó. Một số điều cần chú ý trong quá trình sử dụng thuốc đối với người bệnh suy tim bao gồm:
- Không được để người bệnh uống rượu bởi vì rượu sẽ làm tăng tác dụng phụ của một số thuốc điều trị.
- Cần thông báo ngay cho bác sỹ nếu gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm (có thể đe dọa tính mạng) của thuốc điều trị như: hồi hộp, đánh trống ngực, khát nước nặng, đi tiểu nhiều, ảo giác, lú lẫn, nhìn mờ, thay đổi tâm trạng, rối loạn nhịp tim nặng…
Bên cạnh thuốc điều trị và sự chăm sóc đúng cách, tận tình, chu đáo thì bạn cũng nên giúp người bệnh suy tim tìm kiếm giải pháp hỗ trợ giúp làm giảm nhẹ bệnh, cải thiện chất lượng sống từ các cây thuốc nam.
Tại Việt Nam, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang với thành phần chứa các cây thuốc nam tốt cho tim mạch như đan sâm, hoàng đằng kết hợp với cao Natto, L - caitine... là sản phẩm dành cho người suy tim đã có nghiên cứu lâm sàng và được đăng tải trên tạp chí Khoa học Toàn cầu Canada năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng kết hợp với thuốc điều trị, Tpbvsk Ích Tâm Khang giúp giảm đáng kể triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho phù do suy tim, giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển..
Dưới đây là chia sẻ của một trong số rất nhiều người bệnh đã cải thiện sức khỏe đáng kể sau một thời gian sử dụng sản phẩm:
Chia sẻ của người bệnh suy tim về hiệu quả giảm khó thở của Ích Tâm Khang.
Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY
Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất:
Một điều khác cũng rất quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân suy tim là chính bản thân bạn cũng cần phải biết cách tự chăm sóc chính mình, nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị kiệt sức. Quan tâm tới sức khỏe của chính bản thân khi chăm sóc bệnh nhân suy tim cũng chính là quan tâm tới sức khỏe của người bệnh. Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này, và có thể tự chăm sóc người thân hoặc chính bản thân mình thật tốt.
Xem thêm: Suy tim vẫn sống được lâu, chỉ có điều bạn chưa biết cách!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng
Nguồn:
webmd.com, heart.org, Medications-Used-to-Treat-Heart
[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]