Chỉ số phân suất tống máu EF (Ejection Fraction) là một chỉ số rất quan trọng trong điều trị suy tim. Dựa vào chỉ số EF có thể đánh giá chức năng tim của các bệnh nhân suy tim Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bệnh nhân vẫn chưa hiểu biết rõ ràng và đầy đủ về ý nghĩa cũng như giá trị của chỉ số này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ phân suất tống máu EF là gì, cách tính và ý nghĩa của chỉ số phân suất tống máu.
Phân suất tống máu (EF) - chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng tim
Phân suất tống máu (EF) là một chỉ số được dùng để đánh giá chức năng tim. Chỉ số này thể hiện lượng máu thực tế được bơm ra khỏi tâm thất sau mỗi nhát bóp so với toàn bộ lượng máu chứa trong tâm thất trước đó.
Cách tính phân suất tống máu là: EF = (Thể tích cuối tâm trương - Thể tích cuối tâm thu) / (Thể tích cuối tâm trương) x 100%
Chỉ số EF phân suất tống máu có 2 loại: phân suất tống máu thất trái (LVEF) và phân suất tống máu thất phải (RVEF). Nhưng trên thực tế, khi nói đến EF người ta mặc định là nói về phân suất tống máu thất trái.
Có nhiều phương pháp đo phân suất tống máu như siêu âm tim, xạ hình tâm thất đồ hoặc đặt catheter vào tim. Trong đó siêu âm tim là phương pháp đo chỉ số EF thường dùng nhất.
Siêu âm tim giúp xác định chính xác phân suất tống máu EF
Chỉ số phân suất tống máu EF được sử dụng để:
Theo hiệp hội tim mạch New York thì chỉ số phân suất tống máu ở người bình thường là trên 50%. Tuy nhiên theo số liệu của Viện tim mạch Việt Nam thì phân suất tống máu bình thường của người Việt Nam là vào khoảng 63 ± 7% - cao hơn chỉ số trung bình trên thế giới một chút.
Khi chỉ số EF ở mức độ bình thường thì tim vẫn đang thực hiện tốt chức năng bơm máu để đáp ứng được nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp suy tim khi đo chỉ số EF vẫn bình thường. Những trường hợp này gọi là suy tim bảo tồn hay suy tim tâm trương.
TPCN Ích Tâm Khang đã được Viện 108 chứng minh có hiệu quả giúp tăng phân suất tống máu EF, giảm khó thở, ho, phù, mệt mỏi, đau ngực, giảm tần suất nhập viện do suy tim. Hãy gọi tới số 0983 103 844 để được tư vấn thêm về giải pháp này
Phân suất tống máu bất thường khi thấp hơn hoặc cao hơn so với chỉ số EF ổn định. Cụ thể như sau:
Trường hợp này là một dấu hiệu của bệnh lý cơ tim hoặc của suy tim. Chỉ số này xuất hiện khi tim không còn đủ khả năng để cung cấp máu từ tim đến những bộ phận khác khắp cơ thể. Khi chỉ số EF ≤ 40% sẽ có một số triệu chứng đi kèm như bị khó thở, mệt mỏi, phù chân. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý thêm:
Chỉ số EF < 40% là dấu hiệu trái tim đang suy yếu
Đây là trường hợp phân suất tống máu cao và là dấu hiệu của bệnh lý ở tim ví dụ như trong bệnh cơ tim phì đại, máu ở tim sẽ bị tăng đột biến.
Chỉ số EF bất thường thường sẽ là một trong những dấu hiệu báo động rằng người bệnh đang gặp những bệnh lý về tim mạch. Khi đó, cần theo dõi thêm các triệu chứng đi kèm như:
Phân suất tống máu giảm có thể dẫn đến nhiều biến chứng suy tim nguy hiểm. Tuy nhiên, tùy theo mức độ giảm EF mà bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Tùy thuộc vào tình trạng chỉ số phân suất tống máu giảm ở mức độ như thế nào, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị suy tim phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả cải thiện chỉ số EF tốt nhất.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có kiểm chứng như Ích Tâm Khang cũng là một giải pháp để cải thiện chỉ số phân suất tống máu. Thực tế, đã có nhiều người bệnh suy tim có chỉ số EF giảm nhờ sử dụng giải pháp này cùng thuốc điều trị đã phục hồi sức khỏe của mình. Dưới đây là chia sẻ của một trong nhiều người bệnh như thế.
Ông Nịnh (Thái Bình) chia sẻ cách phục hồi sức khỏe khi EF chỉ còn 20%
Hiệu quả cải thiện chỉ số EF của Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng tại bệnh viện 108 và đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada. Sản phẩm cũng được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành nên người bệnh có thể an tâm sử dụng.
Xem thêm: Ích Tâm Khang - sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch, suy tim
Căng thẳng, stress thường xuyên là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến chỉ số EF và làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch. Để có thể hạn chế, quản lý căng thẳng hiệu quả, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp như:
Để cải thiện được chỉ số phân suất tống máu, người bệnh nên tập thể dụng khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Những môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội, những môn thể thao nhẹ nhàng khác như yoga, thiền...
Trong quá trình tập luyện nên lưu ý:
Đặc biệt, khi bạn thấy các dấu hiệu của việc luyện tập quá sức như khó thở không nói được hết câu, bị chóng mặt, váng đầu, đau ngực, nhịp tim không đều, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn, vã mồ hôi lạnh... bạn cần phải tạm dừng vận động. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.
Đi bộ là bài tập tốt cho bệnh nhân có phân suất tống máu giảm
Điều quan trọng để có thể cải thiện khi chỉ số phân suất tống máu EF bị giảm chính thà thực hiện chế độ ăn hạn chế muối. Người bệnh không nên dùng quá 2g muối/ngày.
Ngoài ra, cần hạn chế những loại thực phẩm có thể làm cholesterol tăng trong máu như các sản phẩm từ sữa, các loại thịt màu đỏ, trứng gà… Thay vào đó nên ăn thêm cá, thịt nạc và chế biến bằng các cách luộc, hấp và bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều kali, magnesium như chuối, bơ, bông cải xanh, trái cây,...
Xem thêm: Bệnh suy tim nên ăn gì? Chế độ ăn cho từng giai đoạn
Sự thay đổi của chỉ số phân suất tống máu EF có thể khiến bạn lo lắng. Thế nhưng, hãy giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng các lời khuyên kể trên. Tin rằng, bạn sẽ sớm cải thiện được phân suất tống máu và có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Tham khảo: Hội tim mạch Việt Nam
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.