Trước khi phẫu thuật thay van tim bạn nhất định cần biết những điều sau

A- A+

Phẫu thuật thay van tim là một trong những phương pháp thường dùng để điều trị bệnh van tim. Tùy theo mức độ hẹp hở, vị trí van hư hỏng, các bác sĩ sẽ quyết định can thiệp bằng đường nội soi hay mổ hở. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phẫu thuật này, chi phí thay van, biến chứng sau thay van và cách chăm sóc sau mổ để chóng hồi phục

Van tim là gì?

Quả tim bình thường có 4 buồng tim là hai tâm nhĩ ở trên và hai tâm thất ở dưới, giữa các buồng tim có các cấu trúc đảm bảo cho tuần hoàn máu chỉ đi theo một chiều người ta gọi là các van tim. Van tim là những lá mỏng, mềm dẻo, cấu tạo từ bởi tổ chức liên kết và được bao quanh bởi lớp nội tâm mạc (màng trong tim).

Tim gồm có 4 buồng và 4 van tim chỉ cho máu di chuyển theo 1 chiều cố định

Tim gồm có 4 buồng và 4 van tim chỉ cho máu di chuyển theo 1 chiều cố định

Có những loại van tim nào?

Mỗi tim có 4 van: van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ:

Van hai lá ngăn giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, còn van ba lá ngăn giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Van động mạch phổi nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi, có vai trò đưa máu theo một chiều từ thất phải lên phổi để trao đổi oxy.

- Van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có vai trò đưa máu theo một chiều từ thất trái đi nuôi các cơ quan của toàn cơ thể.

Các van tim sẽ phối hợp đóng mở nhịp nhàng, đảm bảo dòng máu luân chuyển theo chu trình sinh lý.

Khi nào cần phải phẫu thuật thay van tim?

Phẫu thuật thay van tim là cần thiết khi van tim bị hư hỏng nặng, các buồng tim bị giãn rộng, van tim không còn khả năng sửa chữa hoặc điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Việc thay thế van mới sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa suy tim, rối loạn nhịp và nhiều biến chứng khác trong tương lai.

Trong số 4 van tim thì van động mạch chủ và van 2 lá là 2 van được chỉ định thay thế phổ biến hơn, còn van 3 lá và van động mạch phổi ít có chỉ định thay thế. Riêng với van động mạch chủ, các bác sĩ có thể chỉ định thay van sớm ngay khi có dấu hiệu buồng thất trái bị giãn, kể cả khi người bệnhchưa có triệu chứng.

Thay van tim được áp dụng khi van tim bị hẹp hoặc hở nặng.

Thay van tim được áp dụng khi van tim bị hẹp hoặc hở nặng.

Các loại van tim được sử dụng trong phẫu thuật

Có nhiều loại van được sử dụng để thay thế van tim bị hỏng, bao gồm: van cơ học, van sinh học, van tự thân. Việc quyết định sử dụng loại van nào, các bác sĩ phẫu thuật sẽ căn cứ vào tuổi, các bệnh lý khác, tài chính của người bệnh để tư vấn chọn lựa loại van phù hợp.

Van cơ học

Van cơ học là van nhân tạo được làm từ những vật liệu như kim loại, carbon, ceramic, chất dẻo, titan oxit.

Ưu điểm lớn nhất của van cơ học là độ bền van. Nó có thể tồn tại suốt đời mà không bị ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng, nếu như người bệnh tuân thủ điều trị sau thay van theo chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, van cơ học thường được khuyên dùng cho người trẻ, để hạn chế thay van nhiều lần trong đời. Ngoài ra, một ưu điểm nữa của van cơ học là có giá rẻ hơn so với van sinh học.

Bên cạnh nhiều ưu điểm, van cơ học cũng tồn tại một số nhược điểm, điển hình là việc bệnh nhân sau thay van phải sử dụng thuốc chống đông cả đời. Điều này sẽ kéo theo những nguy cơ trong quá trình dùng thuốc như xuất huyết, những phụ nữ có ý định sinh con sẽ không dùng được, để lại nhiều tác hại đối với người bệnh.

Van sinh học

Van sinh học là loại van lấy từ tim động vật đã loại bỏ các thành phần gây thải ghép và sửa chữa một phần hoặc van tim lấy từ nguồn hiến tạng (loại này thường được sử dụng thay thế cho các van động mạch chủ).

Ưu điểm các các van sinh học là người bệnh không phải dùng thuốc chống đông suốt đời (thời gian sử dụng thường chỉ 3 tháng sau mổ). Tuy nhiên, nhược điểm của loại van này là tuổi thọ không cao (trung bình từ 8 - 10 năm) do quá trình thoái hóa có thể diễn ra. Van sinh học thường phải thay thế lại sau khoảng 10 năm. Bởi vậy, van sinh học thường được chỉ định ở những người bệnh trên 60 tuổi.

Van sinh học và van cơ học được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật thay thế van tim

Van sinh học và van cơ học được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật thay thế van tim

Van tự thân

Phẫu thuật thay van tim bằng van tự thân bắt nguồn từ phương pháp Ozaki của Nhật Bản, sử dụng chính màng tim của bệnh nhân để tái tạo van động mạch chủ. Đây là một kỹ thuật tiên tiến, mang đến nhiều ưu điểm trong điều trị bệnh van tim như:

- Không cần sử dụng thuốc chống đông, chống thải ghép sau phẫu thuật

- Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ

- Giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân do không cần mua van nhân tạo và tái phẫu thuật thay thế van mới.

Đây là một kỹ thuật tiên tiến, phải được thực hiện bởi chuyên gia đầu ngành có chuyên môn cao, tay nghề thành thạo, được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng. Hiện nay, loại phẫu thuật này chưa phổ biến ở Việt Nam.

Thay van tim có nguy hiểm không?

Mặc dù phẫu thuật thay van tim được xem là một trong những thủ thuật can thiệp ngoại khoa phức tạp, nhưng nó khá phổ biến và không đến mức nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Phần lớn các ca thay van tim được thực hiện qua da hoặc mổ nội soi, ít trường hợp phải mổ hở nên tỷ lệ rủi ro cũng ít xảy ra.

Một số biến chứng trong quá trình phẫu thuật như chảy máu, rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng chỉ chiếm khoảng 5% trên tổng số ca thay van. Chủ yếu, người bệnh có thể gặp các biến chứng sau phẫu thuật do van tim hoạt động không chính xác và người bệnh không tuân thủ tốt các hướng dẫn của bác sĩ.

Để giảm thiểu rủi ro trước và sau khi thay van tim, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, có lối sống điều độ và sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang để làm giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực, từ đó ngăn ngừa tái hẹp hở van tim và phòng suy tim. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng. Hãy liên hệ ngay số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

hotline

Thay van tim khá an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro sau phẫu thuật.

Thay van tim khá an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro sau phẫu thuật.

Biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật thay van tim

Sau thay van tim, người bệnh có thể gặp 1 số biến chứng như:

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường răng miệng, nhiễm khuẩn cơ quan, sau đó đi vào máu và làm loét van tim. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm, vì thế người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh trước và sau thủ thuật có liên quan đến răng miệng như lấy cao răng, đánh bóng răng,… Đánh răng và sát khuẩn miệng hàng ngày để làm giảm vi khuẩn trong miệng.

Chảy máu do quá liều thuốc kháng đông

Người bệnh thay van cơ học thường phải dùng thuốc kháng đông suốt đời để chống lại sự hình thành huyết khối trên van. Nên khi sử dụng loại thuốc này, đồng nghĩa với việc tăng chảy máu, xuất huyết. Hơn nữa sự hấp thu của thuốc có thể thay đổi do thức ăn. Nếu gặp phải tác dụng phụ này, bạn sẽ có những biểu hiện như: chảy máu chân răng, vết bầm máu dưới da, nặng hơn có thể xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não.

Trong quá trình dùng thuốc kháng đông thường xuyên, người bệnh cần phải theo dõi bằng xét nghiệm INR để đánh giá chức năng đông máu. Với những người bệnh thay van tim cơ học, thông thường Chỉ số INR nên duy trì trong khoảng từ 2-3. Nếu thấp hơn 2 có nguy cơ tắc van do các cục máu đông. Nếu chỉ số cao hơn 3 sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.

Có điều này bạn cần chú ý, nếu có dấu hiệu xuất huyết, bạn không được ngừng thuốc kháng đông đột ngột vì như thế sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, thay vào đó nên đến bệnh viện kiểm tra lại chỉ số INR ngay để được bác sĩ điều chỉnh lại liều thuốc, loại thuốc chống đông phù hợp.

Dưới đây là giải đáp chi tiết của Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến về chỉ số INR và chế độ ăn để ngừa rủi ro gây xuất huyết của thuốc, bạn có thể tham khảo thêm:

Bác sĩ tim mạch cảnh báo về nguy cơ xuất huyết của thuốc chống đông máu và cách khắc phục

Hình thành huyết khối trên van

Biến chứng này thường gặp ở van cơ học hơn là van sinh học, nguyên nhân chủ yếu do liều thuốc kháng đông chưa phù hợp nên tạo điều kiện cho huyết khối xuất hiện ở van. Điều này khiến van không hoạt động bình thường, gây hẹp – hở van, cục máu đông còn có thể di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch não, mạch vành.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí van có 3 hướng xử lý gồm: phẫu thuật trong trường hợp nặng, dùng He-pa-rin hoặc dùng thuốc tiêu sợi huyết trong trường hợp nhẹ.

Đột quỵ

Đây là tình trạng khá phổ biến sau thay van tim, hậu quả của việc cục máu đông quanh van cơ học bong ra, theo dòng máu làm tắc nghẽn mạch máu não. Đột quỵ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh sau điều trị. Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà người bệnh cần đặc biệt chú ý:

 - Có cảm giác tê vùng mặt, chân tay hoặc cả nửa người một cách đột ngột.

 - Ngất xỉu, mất ý thức, thờ ờ hoặc nhầm lẫn trong việc trả lời các câu hỏi.

 - Mắt nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn ba.

 - Chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng hoặc gặp khó khăn trong việc phối hợp động tác.

- Đau đầu dữ dội.

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch cực kỳ nghiêm trọng, có thể lấy đi tính mạng người bệnh trong một thời gian ngắn. Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu rõ ràng nhưng cũng có thể khởi phát từ những cơn đau ngực âm ỉ, cảm giác nặng ngực hay khó chịu vùng ngực. Người bệnh thậm chí không để ý đến, hoặc chủ quan không thăm khám cho đến khi tình trạng bắt đầu trở nên nặng hơn.

Những triệu chứng nhồi máu cơ tim mà người bệnh cần đặc biệt chú ý như: Cơn đau tim có thể đi kèm cảm giác khó thở, đổ mồ hôi lạnh khắp người, hoa mắt, buồn nôn,… Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Tái hẹp – hở van nhân tạo

Tái hẹp, hở van sau phẫu thuật thay van có thể xuất hiện cả ở cả van cơ học và van sinh học, nhưng nguyên nhân gây nên sẽ khác nhau. Đối với hẹp van cơ học chủ yếu là do hình thành huyết khối trên van còn van sinh học là do quá trình thoái hóa theo thời gian.

Hở van sinh học xảy ra chủ yếu do thoái hóa, vôi hóa lá van còn hở van cơ học thường là hở cạnh van, tại vị trí khâu chỉ gắn van vào tim. Hậu quả có thể gây suy tim và tán huyết rất nguy hiểm.

Thay van tim có chữa khỏi bệnh hẹp hở van tim không?

Nhiều người bệnh nghĩ rằng, sau phẫu thuật thay van là bệnh van tim đã khỏi, nhưng thực tế việc điều trị này chỉ giúp chuyển trạng thái từ nặng, có nguy cơ không ổn định sang một tình trạng bệnh ổn định hơn. Người bệnh sẽ giảm được khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực. Tuy nhiên, để duy trì được kết quả sau thay van tim, bạn vẫn phải theo dõi định kỳ và dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật thay van tim khi van tim bị tổn thương nặng không thể sửa chữa được nữa

Phẫu thuật thay van tim khi van tim bị tổn thương nặng không thể sửa chữa được nữa

Phẫu thuật thay van tim giá bao nhiêu?

Chi phí phẫu thuật thay van tim vào khoảng 80 - 140 triệu đồng/1 van. Chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại van, bệnh viện - nơi tiến hành phẫu thuật, chi phí hậu phẫu hoặc các khoản phát sinh thêm ngoài danh mục chi trả của bảo hiểm… Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế đúng tuyến sẽ được chi trả tối đa là 45 tháng lương cơ bản, tương đương với 67.050.000

Nhìn chung, chi phí cho một ca mổ thay van tim không phải là một con số nhỏ. Vì thế, gia đình người bệnh cần cân nhắc về tài chính và tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi.

Thay van tim ở bệnh viện nào tốt nhất?

Hầu hết các bệnh viện tim hoặc các trung tâm tim mạch tại bệnh viện lớn tại Việt Nam đều đã có thể thực hiện phẫu thuật thay van tim. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện dưới đây:

+ Miền Bắc: viện tim Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện Việt Đức, viện E, bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

+ Miền Nam: viện tim Tâm Đức, viện tim TP. HCM, bệnh viện 115, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Thống Nhất, bệnh viện Đại học Y Dược

+ Miền Trung: bệnh viện đa khoa Thanh Hóa, bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An, bệnh viện Trung ương Huế

Đây đều là những bệnh viện có đội ngũ chuyên gia tim mạch và trang thiết bị tốt nhất tại nước ta.

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện thay van tim tốt nhất tại Việt Nam.

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện thay van tim tốt nhất tại Việt Nam.

Tuổi thọ của van tim sau khi thay là bao lâu?

Tuổi thọ của van tim phụ thuộc rất lớn vào loại van, điều trị sau phẫu thuật và các bệnh lý tim mạch mắc kèm, độ tuổi của người bệnh…

Thông thường van sinh học có tuổi thọ khá ngắn, chỉ từ 8 - 10 năm do quá trình thoái hóa van, vì thế người bệnh buộc phải thay van mới sau khoảng thời gian đó.

Với người thay van cơ học, điều trị tốt sau thay van (uống thuốc kháng đông đều đặn, đủ liều và tái khám thường xuyên và đặc biệt cơ địa không bị các phản ứng tăng sinh mô thì van có thể hoạt động 20-30 năm hoặc lâu hơn nữa.

Đối với van tự thân được tái tạo theo phương pháp Ozaki, thời gian van tim tồn tại gần như suốt đời. Thay van tự thân là một kỹ thuật mới và khó nên chỉ có một số bệnh viện như Viện E - Hà Nội, viện Tim Trung ương, viện Đại học Y Dược - HCM, Vinmec - HCM thực hiện được.

Người bệnh thay van tim sống được bao nhiêu năm?

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, phẫu thuật thay van động mạch chủ có tỷ lệ sống sau 5 năm là 94%. Trong khi đó, tỷ lệ này là 91% đối với thay van 2 lá. Trường hợp thay cả van 2 lá và van động mạch chủ, tỷ lệ sống sẽ giảm xuống, nguy cơ tử vong cao hơn.

Như vậy có thể thấy, sau khi thay van tim, tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào việc thay van nào, cơ địa người bệnh, phương pháp điều trị sau can thiệp, biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật… Vì vậy khó có thể trả lời một con số chính xác cho câu hỏi này. Tuy nhiên, bệnh nhân thay van hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ, sống khỏe mạnh như những người bình thường nếu có phương pháp chăm sóc sau thay van phù hợp.

Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ thay van tim

Tuổi thọ của van tim phụ thuộc khá nhiều vào quá trình chăm sóc sau phẫu thuật. Sau thay van, người bệnh vẫn cần duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ chỉ định của bác sĩ theo các hướng dẫn sau:

Trong thời gian nằm viện

- Người bệnh nên tập thở sâu và tập ho. Ho làm giảm tình trạng ứ máu tại phổi, giảm nguy cơ viêm phổi nhưng hầu hết người bệnh sợ đau nên không dám ho sau mổ. Khi đó bạn có thể kê thêm gối dưới lưng để dễ ho hơn.

- Khi ống nội khí quản được rút ra, người bệnh có thể ăn được thức ăn lỏng như cháo, súp. Tùy thuộc vào hệ tiêu hóa của bạn mà có thể chuyển dần sang chế độ ăn bình thường.

- Khi ngủ nên nằm nghiêng một bên và thường xuyên trở mình, thay đổi tư thế vài tiếng một lần vì nằm ngửa trong thời gian dài không tốt cho phổi.

- Thường sau mổ 2 ngày có thể ngồi dậy đi bộ quanh phòng, sau đó có thể đi bộ những quãng ngắn ngoài hành lang hoặc leo cầu thang.

Trong những ngày đầu sau mổ thay van tim, người bệnh nên ăn các đồ lỏng như cháo súp.

Trong những ngày đầu sau mổ thay van tim, người bệnh nên ăn các đồ lỏng như cháo súp.

Sau khi xuất viện về nhà

- Trong vòng 3 tháng sau mổ nên đi khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh liều thuốc phù hợp. Sau đó cần phải đi kiểm tra lại ít nhất 2 lần/năm.

- Chế độ ăn sau thay van tim đảm bảo dinh dưỡng rất quan trọng cho sự hồi phục sức khỏe sau mổ. Sau thay van tim cần ăn ít muối, hạn chế thực phẩm nhiều muối như: dưa muối, cà muối, cá khô, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh... Chú ý đến các loại rau xanh hàng ngày, đặc biệt là những loại rau màu xanh thẫm vì chúng chứa nhiều vitamin K ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông.

- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt nếu dùng thuốc kháng đông dài ngày thì cần phải chú ý theo dõi chỉ số đông máu bằng xét nghiệm INR, nếu có dấu hiệu xuất huyết cần thông báo ngay với bác sĩ.

- Tập thể dục phù hợp giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhưng cần đảm bảo rằng không hoạt động quá sức. Nên tập luyện thường xuyên, ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ, đạp xe…

Nếu chưa có điều kiện thay van tim thì cần phải làm gì?

Một số trường hợp, người bệnh chưa lo đủ chi phí hoặc sức khỏe chưa tốt phải trì hoãn phẫu thuật. Trong thời gian này, thay vì lo lắng, bạn nên tập trung vào mục tiêu chuẩn bị cho phẫu thuật trong thời gian sớm nhất, đó là:

- Điều trị nội khoa bằng thuốc để làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe toàn trạng. Ăn giảm mặn để hạn chế giữ nước, giảm phù.

- Giữ tâm lý ổn định, tránh lo lắng, bi quan quá mức. Lúc này người thân và gia đình cần quan tâm, chăm sóc và động viên tinh thần cho người bệnh.

Mặc dù không phải là thuốc, không thay thế thuốc điều trị, nhưng việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như TPCN Ích Tâm Khang  sẽ góp phần cải thiện chứng khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực và làm chậm lại tiến triển bệnh van tim. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay có nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Quốc tế. Hiệu quả của sản phẩm cũng được nhiều người bệnh van tim công nhận, điển hình như trường hợp của bà Huệ ở TP HCM dưới đây:

Bà Huệ - Tp Hồ Chí Minh chia sẻ kết quả sau sử dụng Ích Tâm Khang

Xem thêm: TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch.

Mặc dù phẫu thuật thay van tim có thể tiềm ẩn những rủi ro ngắn hạn và dài hạn, nhưng vẫn có nhiều cách để bạn kiểm soát biến chứng hiệu quả và duy trì kết quả tốt sau thay van. Điều quan trọng nhất là bạn cần thực hiện đúng các chỉ dẫn của bác sĩ. Hy vọng, những thông tin trong bài viết sẽ giúp người bệnh và gia đình hiểu rõ hơn về phẫu thuật thay van tim để vững tin và an tâm hơn trước khi tiến hành phẫu thuật.

Nguồn tham khảo:

http://health.usnews.com/health-care/best-hospitals/articles/2016-08-02/what-to-know-before-undergoing-heart-valve-replacement-surgery

http://heartsurgeryinfo.com/biological-or-mechanical-heart-valve/

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng