Tại sao suy tim lại khó thở? Cách giúp bạn hít thở dễ dàng hơn

A- A+

Khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý suy tim. Vậy tại sao suy tim lại gây khó thở? Cách giúp người bệnh hạn chế được triệu chứng khó thở do suy tim và có thể hít thở dễ dàng hơn là gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này.

Người bệnh suy tim bị khó thở do đâu?

Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng khó thở trong suy tim là do ứ dịch tại phổi. Khi bị suy tim, tim không thể bơm máu đi các cơ quan một cách hiệu quả. Máu dễ bị tích tụ trong tĩnh mạch từ phổi về tim. Khi những tĩnh mạch này đầy máu, áp suất trong lòng mạch tăng khiến máu thấm ngược vào phổi, gây ứ dịch (phù phổi), làm phổi cứng đờ và không thể hoạt động bình thường. Đây là lý do tại sao suy tim lại khó thở.

Bạn có thể chỉ thấy khó thở trong giai đoạn đầu,  khi làm việc nặng hay tập thể dục quá mức. Nhưng nếu suy tim tiến triển, khó thở có thể xuất hiện lúc nghỉ ngơi.

Ngoài ra, nhiều người bệnh suy tim bị khó thở khi nằm xuống (đặc biệt là nằm ngửa), khó thở về đêm. Nguyên nhân là do ở tư thế nằm, chất lỏng dễ tràn vào phổi hơn hoặc phổi bị chèn ép, đặc biệt với người bệnh bị gan to do suy tim phải lâu ngày.

Người bệnh suy tim bị khó thở do ứ dịch tại phổi

Người bệnh suy tim bị khó thở do ứ dịch tại phổi

Triệu chứng khó thở do suy tim có thể biểu hiện khác nhau tùy vào việc bạn đang bị suy tim ở mức độ nào. Cụ thể như sau:

  • Suy tim ở giai đoạn 0: Thường biểu hiện khó thở không rõ rệt kể cả khi người bệnh gắng sức.
  • Suy tim giai đoạn 1: Lúc này, triệu chứng khó thở, hụt hơi, thở gấp, tức thở sẽ biểu hiện rõ hơn khi người bệnh gắng sức như leo thang, đi bộ nhanh..
  • Suy tim giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, khó thở sẽ rõ rệt hơn kể cả khi người bệnh gắng sức hoặc làm những công việc khác ở mức độ nhẹ hơn.
  • Suy tim giai đoạn 3: Người bệnh sẽ bị khó thở ngay cả khi chỉ sinh hoạt bình thường. Có người chỉ bước lên vài bậc thềm hoặc tự tắm giặt kỳ cọ cũng khó thở.
  • Suy tim giai đoạn 4: Khó thở thường xuyên kể cả khi nằm, ngồi nghỉ, hoạt động bình thường hay gắng sức.

Phân biệt khó thở do suy tim và các bệnh hô hấp khác

Khó thở do suy tim ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm lẫn với khó thở do bệnh đường hô hấp. Điều này có thể làm người bệnh mất đi cơ hội được chữa trị bệnh sớm. Vì thế, việc nhận biết sự khác biệt này rất có ý nghĩa để rút ngắn khoảng cách chữa trị bệnh.

Theo Gs. Phạm Gia Khải - nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cách để phân biệt khó thở do suy tim và do đường hô hấp như sau:

  • Khó thở do suy tim: Thường xảy ra khi gắng sức, khó thở khi nằm ngửa, khó thở về đêm. Chủ yếu khó thở vào và khó thở ra. Ngoài khó thở, bạn sẽ kèm theo mệt mỏi, đau thắt ngực, ho khan, phù chân…
  • Khó thở do bệnh hô hấp: Khó thở kèm theo thở rít, ho có đờm, khản tiếng, đau họng, sốt… Nếu mắc hen phế quản chủ yếu là khó thở ra là chính.

Gs. Phạm Gia Khải tư vấn cách nhận biết khó thở do suy tim

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng giúp làm giảm khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, tăng cường chức năng tim và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.

nutkeugoihanhdong-ITK.gif

Cách làm giảm khó thở do suy tim

Có nhiều phương pháp giúp người bệnh suy tim giảm khó thở. Dưới đây là 3 phương pháp được nhiều người áp dụng đạt hiệu quả cao:

Tuân thủ dùng thuốc điều trị

Thông thường, khi bị suy tim, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa bằng các loại thuốc nthuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin, nhóm thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, chất ức chế thụ thể, thuốc kháng aldosterone, thuốc chẹn beta giao cảm, dioxin, thuốc giãn mạch... để giảm triệu chứng.

Trong đó, các nhóm thuốc giãn mạch sẽ có tác dụng tốt với triệu chứng khó thở, đặc biệt là nitroglycerin. Dạng xịt dưới lưỡi thường các bác sĩ kê đơn cho người bệnh khi có biểu hiện khó thở cấp, trong khi dạng miếng dán da thường được dùng để giảm khó thở gắng sức hoặc khó thở kịch phát về đêm

Giảm khó thở với Tpbvsk Ích Tâm Khang

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Khoa học Toàn cầu Canada năm 2014 cho thấy TPCN Ích Tâm Khang giúp giảm đáng kể triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho phù do suy tim, khi được kết hợp với thuốc điều trị bệnh cơ bản.

Có được hiệu quả này là nhờ Ích Tâm Khang tác động tích cực lên nhiều vấn đề của bệnh, đặc biệt là tăng lưu thông máu ra vào tim, làm giảm tình trạng ứ huyết tại tim, tại phổi. Mặc dù không phải là thuốc điều trị, nhưng những lợi ích mà sản phẩm mang lại không hề nhỏ, đã thắp thêm hy vọng cho những ai mắc bệnh suy tim.

Những người đã sử dụng Ích Tâm Khang cho hiệu quả tốt, họ có chung một chia sẻ. Đó là sau khi dùng sản phẩm này vài tuần, tình trạng khó thở, kiệt sức, đau ngực giảm hẳn, đêm ngủ không bị trằn trọc, sức khỏe tốt dần lên mỗi ngày - “Trích chia sẻ của ông Đặng Đình Nịnh - Thông Trưng Trắc, Đông Á, Đông Hưng, Thái Bình”

Chia sẻ của người bệnh suy tim về hiệu quả giảm khó thở của Ích Tâm Khang.

Xem thêm: Kinh nghiệm giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực do suy tim

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện

Trong quá trình chăm sóc và giảm triệu chứng khó thở do suy tim, người bệnh sẽ cần lưu ý đến chế độ ăn uống, cụ thể như sau:

* Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng vitamin và các chất dinh dưỡng

Tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây tốt cho tim mạch như dâu tây, việt quất, cam, chanh, lê,... ngũ cốc nguyên hạt, các loại động, các loại quả hạnh,... Những thực phẩm này đều giàu chất xơ sẽ giúp làm giảm cholesterol trong máu, từ đó hạn chế việc hình thành các huyết khối, xơ vữa giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm triệu chứng khó thở.

* Ăn giảm muối có thể cải thiện triệu chứng khó thở

Lượng muối cao sẽ gây giữ nước và làm nặng thêm tình trạng ứ dịch trong phổi. Do đó bạn cần có một chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim để hạn chế khó thở. Ngoài ra, ăn giảm muối cũng giúp tăng hiệu quả điều trị của các thuốc lợi tiểu, thường được dùng trong suy tim.

Mỗi ngày, bạn nên chế biến thức ăn với tối đa 2 g muối (tương ứng 2 thìa cà phê nước mắm, tính cả lượng đã được gia giảm trong thức ăn) - nếu suy tim độ 1, độ 2. Còn khi đã bị suy tim nặng, thường xuyên khó thở, hay bị phù (độ 3, độ 4), bạn sẽ cần một chế độ ăn giảm muối nghiêm ngặt hơn: 1 g muối hoặc 1 thìa cà phê nước mắm/ngày, thậm chí không chế biến thức ăn với muối.

Lưu ý: Bản thân trong thực phẩm đã chứa 1 lượng muối nhất định, đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của cơ thể. Do đó, bạn nên ăn nhạt nhất có thể, ưu tiên đồ luộc, thực phẩm giàu kali (khoai tây, cà chua, trái cây tươi, rau xanh, đậu Hà Lan…) và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, giò chả, lạp xưởng, dưa muối, mắm tôm…)

Thông tin hữu ích: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh suy tim

Để giảm khó thở do suy tim, người bệnh nên ăn giảm muối

Để giảm khó thở do suy tim, người bệnh nên ăn giảm muối

* Tập thể dục phù hợp với mỗi giai đoạn bệnh

Một số trường hợp bị suy tim khó thở xuất hiện sau khi tập thể dục. Nhưng nếu tập ở cường độ vừa phải, thể dục sẽ giúp giãn mạch, làm máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm tần suất xuất hiện cơn khó thở và ngăn suy tim tiến triển.

Bạn nên tập thể dục theo giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn nhẹ (độ 1, độ 2), đi bộ là bài tập giúp giảm khó thở và kiểm soát suy tim tốt nhất. Nhưng nếu bạn suy tim độ 3, độ 4, hãy thay thế bằng các bài tập nhẹ nhàng hơn, ví dụ: làm việc nhà, xoa bóp, co duỗi chân tay tại giường…

Thông tin hữu ích: 8 bài tập tại nhà đơn giản cho người suy tim

Một số lưu ý khác cải thiện khó thở do suy tim

Để giúp người bệnh dễ thở hơn, người nhà bệnh nhân cần:

  • Cho bệnh nhân thở oxy tại nhà, sử dụng ống thông mũi để có thể ăn, uống và nói chuyện trong lúc thở, duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ, mặc quần áo mềm, không gây kích ứng.
  • Cho người bệnh nằm nghiêng hoặc kê cao gối khi ngủ để giảm thiểu khó thở về đêm, khó thở khi nằm ngửa.
  • Theo dõi biến chứng khó thở thường xuyên, nếu tần suất tăng hoặc khó thở hơn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.
  • Cần thực hiện tiêm phòng viêm phổi để có thể giảm các biến chứng nặng nề hơn của suy tim đến phổi..
  • Hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định đi du lịch, tham gia những hoạt động giải trí cần sử dụng sức lực cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu bia...

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân suy tim khó thở và biết cách giảm thiểu triệu chứng này. Nếu có thắc mắc khác về suy tim, hãy gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng

Tham khảo: heartfailurematters, chicagotribune, keepitpumping

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]