Thiếu máu cơ tim ở người trẻ xảy ra ngày càng nhiều vì lối sống kém lành mạnh

A- A+

Trước đây, bệnh thiếu máu cơ tim chủ yếu gặp ở những người trên 50 tuổi, nhưng ngày nay tỷ lệ thiếu máu cơ tim ở người trẻ ngày càng gia tăng. Rất nhiều người trẻ chưa đầy 40 tuổi đã mắc bệnh, trong đó có không ít người phải nhập viện vì bị biến chứng nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa tính mạng.

Tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ đang ngày càng gia tăng

Tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ đang ngày càng gia tăng

Những nguyên nhân thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ xảy ra khi các động mạch máu nuôi tim bị thu hẹp, làm cản trở dòng máu tới tim, khiến cơ tim không được nhận đủ máu và oxy để hoạt động. Khi đó, người bệnh có thể nhận thấy các biểu hiện đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi… đặc biệt là khi hoạt động gắng sức, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Theo các chuyên gia, bác sĩ tim mạch, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ chính là xơ vữa động mạch. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như co thắt mạch vành, bệnh cầu cơ mạch vành...

Ở những người cao tuổi, tình trạng xơ vữa mạch vành thường tiến triển chậm rãi trong thời gian dài và gây nên bệnh thiếu máu cơ tim. Tuy nhiên với người trẻ, xơ vữa động mạch đang xuất hiện nhiều hơn bởi các nguyên nhân:

  • Tình trạng stress diễn ra liên tục: Nhiều người trẻ hiện nay đang gặp nhiều vấn đề áp lực, căng thẳng trong đời sống, công việc hàng ngày. Sự căng thẳng kéo dài thường xuyên sẽ có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim và nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim.
  • Lối sống không lành mạnh và thừa cân béo phì: Việc sử dụng thường xuyên những món ăn nhanh, không có chế độ ăn uống lành mạnh kèm theo thói quen lười vận động đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim ở người trẻ. Khi chất béo trong cơ thể tăng quá mức có thể làm rộng tâm thất, tâm nhĩ, tăng lượng cholesterol (nguyên nhân hàng đầu hình thành các cục máu đông) và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nguyên nhân trực tiếp của thiếu máu cơ tim.
  • Sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá thường xuyên: Đây là nguyên nhân mà nhiều người trẻ, đặc biệt là nam giới thường mắc phải. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc lá thường xuyên, hàm lượng cocain có trong thuốc lá được tích tụ có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Một điểm khác biệt khác giữa nguyên nhân thiếu máu cơ tim ở người trẻ và người già là chỉ có khoảng 20% trường hợp thiếu máu cơ tim ở người trẻ không liên quan đến xơ vữa mà do nguyên nhân khác. Ví dụ như bất thường mạch vành bẩm sinh, rối loạn mô liên kết, viêm động mạch vành, chấn thương ngực, các bệnh tự miễn… 

Ngoài ra, các hội chứng gây tăng đông máu như hội chứng thận hư, hội chứng kháng phospholipid (hội chứng Hughes)… cũng có thể làm tăng kết dính tiểu cầu và hình thành nên cục máu đông gây tắc hẹp động mạch vành.

Sử dụng nhiều thức ăn nhanh sẽ làm người trẻ dễ bị thiếu máu cơ tim hơn

Sử dụng nhiều thức ăn nhanh sẽ làm người trẻ dễ bị thiếu máu cơ tim hơn

Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Quýnh - Nguyên phó Chủ nhiệm Nội tim mạch Bệnh viện TWQĐ 108: Người trẻ và người già thì triệu chứng thiếu máu cơ tim cũng không khác nhau nhiều. Người trẻ còn vận động mạnh nên dấu hiệu triệu chứng xuất hiện sớm hơn, nếu lưu tâm thì vẫn có thể phát hiện sớm được.

Có điều đa phần người trẻ sẽ chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu bất thường bởi cho rằng mình còn trẻ khỏe. Nhiều lúc bị đau ngực khi đi uống rượu về cứ nghĩ là đau dạ dày nên bỏ qua. Việc nắm bắt và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp người bệnh có thêm nhiều cơ hội để bảo toàn mạng sống. 

Dấu hiệu thiếu máu cơ tim ở người trẻ bao gồm:

  • Đau ngực, khó chịu ở vùng ngực
  • Đau hàm, cổ, vai, cánh tay.
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở
  • Toát mồ hôi lạnh
  • Mệt mỏi và khó chịu…
  • Da tái nhợt

Khi có những dấu hiệu này người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám sớm. Đặc biệt khi bị đau thắt ngực dữ dội như có vật đè nặng, ép chặt ở ngực..., đau lan ra cổ, vai, hàm, lưng và cánh tay trái, cơn đau kéo dài trên 15 phút, không giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn mạch, lập tức gọi cấp cứu. Bởi đây là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể đe dọa tính mạng do thiếu máu cơ tim gây ra.

Trong thời gian chờ cấp cứu, bạn thực hiện các biện pháp sơ cứu nhanh trong khi chờ đợi theo hướng dẫn trong bài viết sau: Cách sơ cứu nhồi máu cơ tim cấp.

Phát hiện và điều trị thiếu máu cơ tim sớm sẽ giúp những người trẻ tuổi giảm tối đa rủi ro do căn bệnh này gây ra. Ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên, hãy gọi cho chuyên gia theo số 0983.103.844 để được tư vấn giải pháp phù hợp.

hotline

Thiếu máu cơ tim ở người trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh nhồi máu cơ tim ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng được các chuyên gia tim mạch đánh giá là nguy hiểm. Trong đó, mức độ nguy hiểm ở người trẻ được đánh giá cao hơn, bởi ở người trẻ tuổi thường chủ quan và chưa quan tâm nhiều đến sức khỏe. Họ thường bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nếu không phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời có thể biến chứng thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn như: suy tim, rối loạn nhịp tim và  nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim. Nó xảy ra khi động mạch vành bị tắc hẹp hoàn toàn, khi đó cơ tim không có máu tới nuôi dưỡng sẽ bị hoại tử và chết đi, khiến người bệnh tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Theo nghiên cứu mới đây của hai nhóm nghiên cứu Baltimore và Framingham, Mỹ trên 1.000 ca đột tử ở người trẻ cho thấy, 20 - 51% nam và 6 - 10% nữ độ tuổi 35 – 54 bị đột tử là do nhồi máu cơ tim.

Thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Người bệnh có thể tìm hiểu cụ thể hơn về các biến chứng cũng như mức độ nguy hiểm của thiếu máu cơ tim ở bài viết: Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? 3 biến chứng nghiêm trọng cần biết

Cách giảm rủi ro do thiếu máu cơ tim ở người trẻ tuổi

Để giảm các biến chứng do thiếu máu cơ tim gây ra ở người trẻ, cách tốt nhất là người bệnh nên chủ động điều trị thiếu máu cơ tim sớm kết hợp với thay đổi lối sống và kiểm soát stress.

Kiểm soát stress

Các nghiên cứu cho thấy, stress gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim ở hơn 70% người bệnh mạch vành ổn định và làm tăng cao tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim. Vì vậy, người bệnh có thể hạn chế tối đa căng thẳng bằng những cách như sau:

  • Giảm bớt những mối lo trong cuộc sống, học cách suy nghĩ lạc quan, tích cực trong mọi vấn đề
  • Thư giãn thường xuyên với những hoạt động mình yêu thích. Tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày với  những bộ môn có thể giúp tinh thần thư thái như yoga, thiền, đi bộ, bơi lội… 
  • Đặc biệt, việc duy trì đi bộ hàng ngày sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ bệnh mạch vành, phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống 

Ăn ít chất béo có thể làm giảm cholesterol cũng như các loại chất béo xấu như chất béo bão hòa và chất béo trans,điều này giúp hạn chế được sự tiến triển của xơ vữa động mạch vành. 

Các loại chất béo xấu này có nhiều trong mỡ, nội tạng động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, các món ăn chiên xào hay đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, khoai tây chiên, bánh rán… 

Cùng với đó, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu… Bởi chúng có thể giúp làm giảm hấp thu cholesterol và chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, duy trì các thói quen sống lành mạnh như ăn ngủ điều độ, đúng giờ, không thức quá khuya, duy trì cân nặng khỏe mạnh, hạn chế rượu bia và tuyệt đối nói không với thuốc lá, bởi hút thuốc có thể làm tăng 50% nguy cơ tử vong ở người bệnh thiếu máu cơ tim.

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm rủi ro do thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm rủi ro do thiếu máu cơ tim ở người trẻ

Sử dụng thuốc, can thiệp đặt stent

Khi tiến hành điều trị thiếu máu cơ tim, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các thuốc điều trị phù hợp với tình trạng thiếu máu cơ tim của bạn như: thuốc giảm mỡ máu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn kênh canxi.

Đặc biệt, sẽ có một số trường hợp cần chỉ định can thiệp phẫu thuật như thiếu máu cơ tim chuyển biến chứng nhồi máu cơ tim hay khi người bệnh không còn đáp ứng với thuốc điều trị. Các phương pháp phẫu thuật thường thấy cho bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ và những lứa tuổi khác như đặt stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Ngoài những cách trên, người bệnh thiếu máu cơ tim có thể sử dụng thêm các giải pháp giúp phòng ngừa biến chứng, giảm thiểu các triệu chứng, dấu hiệu do nhồi máu cơ tim gây ra. Từ đó có thể giúp chống xơ vữa mạch hiệu quả, ngăn nhồi máu cơ tim và phục hồi chức năng tim cho người bệnh thiếu máu cơ tim. Đây cũng được xem là chiến lược dài hạn trong điều trị thiếu máu cơ tim, giúp tăng cường hiệu quả điều trị, trả lại đặc tính tự nhiên cho lòng mạch máu và phục hồi chức năng của động mạch vành.

Trong đó, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm thảo dược đầu tiên tại Việt Nam được kiểm chứng lâm sàng và đăng tải kết quả nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế (Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada). Theo nghiên cứu này, Ích Tâm Khang cho tác dụng giảm các triệu chứng đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, ho, phù và giảm tần suất nhập viện, giảm cholesterol máu hiệu quả.

Chia sẻ của người bệnh về hiệu quả của TPCN Ích Tâm Khang

Xem thêm: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang

Trên đây là một số thông tin về bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ, căn bệnh này tuy nguy hiêm nhưng bạn có thể hạn chế được những biến chứng của nó chỉ cần thay đổi lối sống lành mạnh ngay từ hôm nay. Nếu có băn khoăn về bệnh thiếu máu cơ tim ở người trẻ, bạn hãy gọi tới hotline 0983.103.844 để được chuyên gia Tim mạch tư vấn.

hotline