Thiếu máu cơ tim thầm lặng - Nguy hiểm vì không có dấu hiệu cảnh báo

A- A+

Thiếu máu cơ tim thầm lặng là một cơn đau tim mà bạn không nhận ra do sự bít tắc của đoạn động mạch vành dẫn máu nuôi tim, điều này có thể dẫn tới một cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng, làm tăng nguy cơ tử vong. 

Các triệu chứng thiếu máu cơ tim thầm lặng thường nhẹ, ít tính cảnh báo và dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của chứng khó tiêu, thậm chí là bệnh cảm cúm.Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, cách duy nhất là tới bệnh viện để đo điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc chẩn đoán hình ảnh khác. Nhưng trước đó, bạn cần cách nhận biết các triệu chứng sớm, cách xử lý nếu chúng xảy ra và quan trọng là cách thức phòng ngừa, tránh nguy cơ tử vong.

Thiếu máu cơ tim thầm lặng gây nhồi máu cơ tim không cảnh báo bằng cơn đau thắt ngực

Thiếu máu cơ tim thầm lặng gây nhồi máu cơ tim không cảnh báo bằng cơn đau thắt ngực

Thiếu máu cơ tim thầm lặng là gì?

Thiếu máu cơ tim thầm lặng (hay thiếu máu cơ tim yên lặng) là tình trạng tắc hẹp của một hoặc nhiều nhánh động mạch vành làm giảm lượng máu giàu oxy đến nuôi dưỡng cơ tim nhưng người bệnh không có các triệu chứng điển hình như đau thắt ngực, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn. 

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh - Nguyên phó Chủ nhiệm nội tim mạch Bệnh viện TWQĐ 108: Thiếu máu cơ tim thầm lặng nguy hiểm ở chỗ người bệnh không nhận biết được, không có triệu chứng lâm sàng. Nhưng có 1 cách là chúng ta nên khám sức khỏe định kỳ, làm điện tim sẽ giúp chúng ta có những hình ảnh của dấu hiệu thiếu máu cơ tim ở 1 vùng nào đó. Lắng nghe PGS. TS Nguyễn Văn Quýnh chia sẻ cụ thể trong video này.

PGS. TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn về bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng 

Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim thầm lặng chủ yếu là do các mảng cholesterol ổn định, chưa bị vỡ ra mà chỉ tích tụ trên thành động mạch vành gây hẹp động mạch, giảm lưu lượng máu nuôi tim. 

Vì sao thiếu máu cơ tim thầm lặng không gây các cơn đau thắt ngực?

Thiếu máu cơ tim thầm lặng không biểu hiện bằng các cơn đau thắt ngực chủ yếu do hai nguyên nhân chính, đó là:

Do tổn thương chưa đủ lớn để kích thích một cơn đau: Ở người bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng, thường các mạch vành bị co thắt, chít hẹp chưa đủ nhiều, chưa đủ lâu. Do đó, máu từ mạch vành cung cấp cho tim chỉ bị thiếu hụt với số lượng ít, thời gian tim bị thiếu máu ngắn và không đủ để kích thích một cơn đau.

Do bệnh nhân không cảm nhận được cơn đau: Một số nguyên nhân làm người bệnh không thể cảm nhận được cơn đau mặc dù tổn thương tim đã được hình thành, ví dụ như:

- Một số người có ngưỡng đau cao hơn và dung nạp với kích thích đau tốt hơn bình thường (nam giới có ngưỡng đau cao hơn nữ giới).

- Có những bất thường trong đường dẫn truyền cảm giác đau

- Có nhiều chất trung gian gây ức chế cảm giác đau: Ở người bệnh đái tháo đường, các dây thần kinh bị tổn thương làm cho các dấu hiệu cảnh báo thiếu máu cơ tim trở nên mờ nhạt hơn, khó phát hiện sớm.

Ai có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim thầm lặng?

Những người có ngưỡng chịu đau cao, người bệnh tiểu đường, người thừa cân, béo phì, ít vận động hoặc đang mắc bệnh tim mạch mạn tính có nguy cơ thiếu máu cơ tim thầm lặng.

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã tiến hành khảo sát 2000 người từ độ tuổi 24 – 84 (một nửa số đó là nam giới) không có bệnh tim mạch. Sau 10 năm, 8% số người được phát hiện có sẹo cơ tim, bằng chứng của cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng. Điều đáng ngạc nhiên là 80% trong số họ không hề biết về tình trạng mà mình gặp phải.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc thiếu máu cơ tim thầm lặng bao gồm:

- Những người mắc bệnh tiểu đường làm tổn thương hệ thần kinh, làm họ giảm hoặc không có khả năng nhận diện các cơn đau.

- Thiếu máu cơ tim thầm lặng cũng gặp ở người bệnh có ngưỡng chịu đau cao hoặc ở những người thường xuyên hút thuốc lá, thừa cân, ít tập thể dục, mắc bệnh mạch vànhtăng huyết áp lâu năm hoặc ở phụ nữ tiền mãn kinh. Những người đã từng bị nhồi máu cơ tim trước đó cũng hay gặp phải tình trạng này.

-Người đã trải qua phẫu thuật mạch vành như đặt stent, nong mạch vành, bắc cầu động mạch vành.

Thiếu máu cơ tim thầm lặng thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường

Thiếu máu cơ tim thầm lặng thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường

Thiếu máu cơ tim thầm lặng có nguy hiểm không?

Thiếu máu cơ tim thầm lặng nguy hiểm do người bệnh dễ gặp cơn nhồi máu cơ tim mà không biết được sự xuất hiện của chúng nên không kịp thời điều trị và cũng khó dự phòng biến chứng. 

Nhiều người đặt câu hỏi là hậu quả của thiếu máu cơ tim yên lặng có nặng nề hơn thiếu máu cơ tim có triệu chứng không? Nếu so sánh về mức độ nhận diện và cấp cứu kịp thời, cơn thiếu máu cơ tim cấp tính sẽ có những triệu chứng rõ ràng và bạn có nhiều cơ hội nhận diện để đi cấp cứu. Trong khi đó, điều này những người bị thiếu máu cơ tim thầm lặng ít khi cảm nhận được.

Mặc dù vậy, dù là thiếu máu cơ tim thầm lặng hay cấp tính, thì những rủi ro sau đó mà người bệnh phải đối mặt là gần như nhau, đó là:

- Nhồi máu cơ tim: Khi các mảng xơ vữa phát triển, nứt vỡ hình thành nên cục máu đông gây bít tắc lòng mạch máu, dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim cấp tính hoặc im lặng. Nhồi máu cơ tim có thể lấy đi tính mạng của người bệnh hoặc để lại nhiều hậu quả nặng nề về sức  khỏe và chi phí điều trị nếu không được điều trị kịp.

- Rối loạn nhịp tim: Rung nhĩ là một trong những rối loạn nhịp tim thường gặp nhất ở người bị thiếu máu cơ tim. Nguyên nhân là do thiếu máu cơ tim gây rối loạn hoạt động hệ thống điện của tim và hình thành nên các vết sẹo ở cơ tim, làm gián đoạn quá trình dẫn truyền tín hiệu.

- Suy tim: Cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng lâu ngày có thể dẫn đến suy tim.

Sử dụng sớm Ích Tâm Khang giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, tăng cường máu đến nuôi tim, giảm cholesterol, từ đó phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim tiến triển do thiếu máu cơ tim thầm lặng gây nên. Hãy liên hệ số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

nutkeugoihanhdong-ITK.gif

Nhận biết tim thiếu máu tim thầm lặng bằng cách nào?

Thiếu máu cơ tim thầm lặng có các triệu chứng đau rất mơ hồ, không rõ cường độ, mức độ đau, thời gian diễn ra nhanh và thường xuyên bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác.

Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu cảnh báo mờ nhạt giúp nhận biết cơn thiếu máu cơ tim thầm lặng mà bạn cần tinh ý để nhận ra:

- Khó chịu ở giữa vùng ngực, cảm thấy như có vật nặng đè ép ở ngực kéo dài vài phút, có thể biến mất hoàn toàn hoặc trở lại sau đó. Bạn có thể cảm nhận tình trạng này như là không thoải mái, ngực bị ép hoặc đau.

- Khó chịu ở các vùng trên của cơ thể, chẳng hạn như đau một hoặc cả hai cánh tay, đau lưng, cổ, hàm.

- Khó thở diễn ra trước khi cảm thấy khó chịu ở ngực hoặc cùng lúc.

- Đổ mồ hôi lạnh vùng đầu - cổ, hoặc cảm thấy buồn nôn, buồn đi vệ sinh mà không thể đi được.

- Khó tiêu hoặc ợ nóng.

- Người đột nhiên yếu đi, chóng mặt, uể oải, kiệt sức.

- Đột ngột mệt mỏi hoặc mất ý thức.

Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sớm để có thể phát hiện kịp thời nếu không may mắc bệnh và có biện pháp điều trị sớm.

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng, cách nào hiệu quả?

Trong điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng, bạn sẽ được ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc và thay đổi lối sống trước. Trong trường hợp thuốc tỏ ra kém hiệu quả, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp can thiệp phẫu thuật phù hợp cho bạn.

Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng

Hầu hết các bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim thầm lặng đều đáp ứng rất tốt với thuốc điều trị. Trong đó, các nhóm thuốc điều trị thiếu máu cơ tim thường được dùng trong điều trị thiếu máu cơ tim thầm lặng, bao gồm: 

- Nhóm thuốc Nitrat: giúp giãn mạch vành làm giảm đau thắt ngực. Dạng xịt hay viên ngậm dưới lưỡi là các dạng phóng thích nhanh thường được sử dụng trong cơn đau thắt ngực cấp tính. Dạng viên uống giải phóng chậm dùng trong dự phòng cơn đau thắt ngực.

- Nhóm thuốc chống đông máu: giúp làm tiêu cục máu động nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

- Nhóm thuốc chẹn Beta: giúp kiểm soát nhịp tim và hạ huyết áp.

Nhóm thuốc chẹn kênh Canxi: làm giãn mạch nên hạ huyết áp và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

- Các chất ức chế aldosterone, thuốc lợi tiểu: làm giảm huyết áp và các triệu chứng khó thở, phù.

Các can thiệp phẫu thuật ở người bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng 

Khi người bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng  không còn đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các phương pháp can thiệp phẫu thuật sau đây:

- Đặt stent mạch vành

- Nong mạch vành

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Tùy thuộc vào từng trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp can thiệp phẫu thuật phù hợp.

Duy trì lối sống lành mạnh

Có một chế độ ăn uống và tập luyện thể dục hợp lý sẽ giúp người bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng nâng cao hiệu quả điều trị. Đặc biệt, việc đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành nhằm phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị được các chuyên gia tim mạch khuyến cáo.

Duy trì lối sống lành mạnh là cách ngăn ngừa thiếu máu cơ tim

Duy trì lối sống lành mạnh là cách ngăn ngừa thiếu máu cơ tim

Trong đó, được nhiều người bệnh áp dụng hiệu quả, đó là sử dụng TPCN Ích Tâm Khang. Tính tới thời điểm này, Ích Tâm Khang là sản phẩm duy nhất đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, ho, phù và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Kết quả này đã được Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada đăng tải năm 2014. Có thể thấy, không những giảm thiểu triệu chứng, Ích Tâm Khang còn làm giảm cholesterol nên ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa nhằm phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ cho người bệnh.

Xem thêm: Hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Ông Phùng Trợ (Hà Nội) là một trong những người bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng rất điển hình. Ông chỉ tình cờ phát hiện bệnh mạch vành khi động mạch vành phải tắc hoàn toàn và nhánh trái hẹp tới 70% trong khi không có cơn đau thắt ngực nào cả, chỉ có biểu hiện là giảm khả năng gắng sức, trước đi bộ được chục vòng quanh vườn hoa thì nay vài vòng đã mệt. Thế nhưng, từ khi biết tới và sử dụng thêm Ích Tâm Khang, ông thấy khỏe lên nhiều, không còn mệt nữa, đi bộ bình thường, tim không bị suy.

Ông Trợ (Hà Nội) kể lại quá trình điều trị bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng của mình

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim thầm lặng

Có nhiều yếu tố nguy cơ kích hoạt cơn thiếu máu cơ tim. Trong đó có những yếu tố không thể thay đổi chẳng hạn như độ tuổi, lịch sử gia đình. Thế nhưng đa phần, người bệnh hoàn toàn có thể dự phòng nguy cơ xuất hiện cơn thiếu máu cơ tim im lặng thông qua quy trình 7 bước sau đây:

Bước 1: Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao chính là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch và đột quỵ. Khi chỉ số huyết áp của bạn nằm trong phạm vi an toàn sẽ làm giảm gánh nặng cho tim, động mạch, thận, và giúp bạn sống lâu hơn. Bạn có thể kiểm soát huyết áp bằng thuốc, chế độ ăn cắt giảm muối…

Bước 2: Kiểm soát cholesterol

Cholesterol góp phần hình thành mảng bám gây tắc nghẽn động mạch. Những thực phẩm giàu cholesterol bạn cần tránh như chất béo chuyển hóa (có trong đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, chiên rán nhiều lần), chất béo bão hòa (thịt đỏ, mỡ động vật, da động vật…). Bạn nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả hạch… để góp phần kiểm soát cholesterol.

Bước 3: Kiểm soát đường huyết

Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến của cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng. Hãy luôn luôn ghi nhớ, kiểm soát đường huyết không chỉ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường, hoặc nguy cơ biến chứng, mà còn ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai. Ăn ít thực phẩm chứa đường, đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt… là những lời khuyên hữu ích cho bạn.

Bước 4: Hoạt động thường xuyên

Xã hội ngày này khiến nhiều người trở nên “ì hơn” sau mỗi ngày làm việc, điều đó góp phần gia tăng bệnh tim mạch, tiểu đường. Hãy tập luyện mỗi ngày, mỗi tuần, đặc biệt là khi bạn có nguy cơ cao.

Bước 5:  Kiểm soát chế độ ăn

Kiểm soát chế độ ăn chưa bao giờ là thừa với người bệnh tim. Một chế độ ăn tốt sẽ đảm bảo được những vấn đề được nêu ra trong bài viết 8 loại thực phẩm người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn

Bước 6: Giảm cân

Nếu bạn thừa cân, giảm cân là cần thiết. Tích cực vận động, kiểm soát chế độ ăn sẽ giúp bạn giảm được cân nặng.

Bước 7: Ngưng hút thuốc lá

Hút thuốc lá, sống trong môi trường có nhiều khói thuốc sẽ khiến bệnh tim mạch của bạn tồi tệ hơn. Nếu vậy, bạn đừng hút thuốc và khuyên những người sống xung quanh mình thực hiện điều này cùng bạn.

Sự nguy hiểm của thiếu máu cơ tim thầm lặng khó lường, không chỉ gây nhồi máu cơ tim thầm lặng mà nó còn có thể tiếp tục tiến triển sau biến cố này. Vì thế, nhận biết được bệnh và nâng cao ý thức trong điều trị, phòng ngừa có ý nghĩa rất quan trọng để tránh rủi ro cho người bệnh.

Nguồn: health.harvard.edu belmarrahealth, express.co.ukmayoclinic

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]