Van tim là những “cánh cửa” giữa các buồng tim để giữ cho máu lưu thông theo một chiều nhất định. Một số bệnh van tim thường gặp như hẹp, hở van tim làm ảnh hưởng lớn đến khả năng bơm máu của tim và có thể dẫn đến suy tim nếu không được phát hiện sớm, điều trị tốt.
Van tim là những lá mỏng giữa các tâm thất và tâm nhĩ có vai trò giữ cho dòng máu lưu thông trong 4 buồng tim theo một chiều nhất định. Mỗi khi tim co bóp, van tim sẽ đóng mở dựa trên sự chênh lệch áp suất giữa các buồng tim và một số cơ nằm trong tim.
Cấu tạo của van tim là các mô liên kết và không có mạch máu. Van tim sẽ có một đầu được gắn cố định với mấu lồi ở mặt trong của tâm thất, đầu nối này sẽ được gắn bằng các dây chằng. Một đầu còn lại sẽ được nối với vách ngăn giữa tâm thất và tâm nhi. Ngoài vai tim sẽ được bao bởi chất mucoprotein. Ngoài ra, hệ thống van tim được cấu tạo để có thể phù hợp với chức năng tạo dòng máu di chuyển một chiều.
Tim gồm có 4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. 2 tâm nhĩ nằm ở phía trên, 2 tâm thất nằm ở phía dưới. Tương ứng với các buồng tim này, có 4 loại van tim. Cụ thể, tim sẽ bao gồm 4 loại van là van tim 3 lá, van tim 2 lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Vị trí của từng loại van như sau:
Đặc điểm |
Van 2 lá |
Van 3 lá |
Van động mạch chủ (ĐMC) |
Van động mạch phổi (ĐMP) |
Vị trí |
Nằm giữa tâm nhĩ (buồng tim phía trên) trái và tâm thất trái (buồng tim phía dưới) |
Nằm giữa tâm thất phải (buồng tim phía trên) và tâm nhĩ phải (buồng tim phía dưới) |
Gồm 3 lá van mảnh. Nằm giữa động mạch chủ và tâm thất trái |
Có 3 van nhỏ hình tổ chim. Nằm giữa động mạch phổi và tâm thất phải |
Chức năng của van tim |
Mở: Cho phép máu đi từ nhĩ trái xuống thất trái theo một chiều. Đóng: Để giúp máu được bơm từ tâm thất trái đến động mạch chủ giúp đi nuôi cơ thể. Quá trình đóng mở ngăn không cho máu bị trào ngược vào vị trí tâm nhĩ. |
Mở: Cho phép máu được đi từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải theo một chiều. Đóng: Giúp máu được bơm vào động mạch phổi từ thất phải, từ đó máu được đem đến phổi để trao đổi oxy. |
Van động mạch chủ sẽ đóng/mở nhẹ nhàng theo từng hoạt động của tim. Hoạt động này sẽ cho phép máu được lưu thông theo một chiều từ thất trái lên động mạch chủ và ra hệ tuần hoàn |
Van động mạch phổi có van trò giúp lưu thông máu từ tim đến phổi. Từ đó thực hiện quá trình trao đổi oxy. Sau quá trình này, máu giàu oxy sẽ được trở lại tim để được tim bơm ra hệ tuần hoàn đi nuôi cơ thể. |
Hình ảnh mô tả vị trí các van tim.
Một chu trình tuần hoàn máu tại tim được lặp đi lặp lại và đồng bộ bắt đầu từ nhĩ (nhĩ trái - nhĩ phải), sau đó là thất (thất trái - thất phải). Nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận van tim, cơ tim… tim mới thực hiện tốt được chức năng của nó, cơ thể của chúng ta mới được cung cấp oxy và dưỡng chất một cách đầy đủ nhất.
Nhờ sự co bóp của tim, máu sẽ được luân chuyển trong tim và lưu thông ra ngoài cơ thể như sau:
Sự phối hợp giữa các loại van tim giúp máu lưu thông theo 1 chiều bên trong tim và từ tim ra ngoài
Dưới đây là các thông tin về cách nhận biết và biến chứng các bệnh van tim thường gặp nhất:
Các van tim chỉ có nhiệm vụ đóng và mở một cách tuần tự nhưng lại đặc biệt quan trọng đối với chức năng tim bình thường. Khi hoạt động của các van bị rối loạn, dòng máu chảy vào và ra khỏi tim sẽ không được kiểm soát, từ đó dẫn đến các bệnh van tim. Những bệnh van tim thường gặp đó là hẹp, hở hoặc vôi hóa van tim.
- Hẹp van tim: Van bị thu hẹp lại, không mở hết như bình thường khiến lượng máu bơm qua van cho mỗi nhát bóp sẽ quá ít.
- Hở van tim: Là tình trạng van tim không đóng kín hoàn toàn, máu có thể trào ngược trở lại khi các buồng tim co bóp. Cũng có một số trường hợp, van tim vừa hẹp lại vừa hở.
- Vôi hóa van tim: Là tình trạng các mảng canxi, mô mỡ và khoáng chất dư thừa bám tại van. Điều này làm van tim cứng và hẹp lại, đóng mở kém linh hoạt.
Bệnh van tim thường gặp là hẹp, hở van tim
Ở giai đoạn đầu, hầu hết các bệnh về van tim có rất ít hoặc không có triệu chứng rõ rệt. Trường hợp hẹp hở hai lá tiến triển sẽ gây khó thở, đau thắt ngực, mệt mỏi và những triệu chứng suy tim khác. Những rối loạn của van động mạch phổi gây da xanh tái, bàn chân và bàn tay lạnh. Hẹp van động mạch chủ có thể gây chóng mặt, thậm chí ngất xỉu khi gắng sức. Tùy theo loại bị hở, mức độ hở mà các dấu hiệu, triệu chứng sẽ khác nhau.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này ở bài viết: Nhận biết triệu chứng hở van tim
Khi van tim bị bệnh, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ số lượng máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thế. Khi đó, cơ của một hay nhiều vùng tim có thể bị dày lên hoặc giãn ra. Hậu quả là tim to ra làm cho khả năng co bóp yếu đi và dẫn đến suy tim, loạn nhịp tim.
Ngoài ra, các bệnh van tim có thể làm máu bị ứ trệ tại tim, hình thành cục máu đông. Cục máu đông có thể từ tim di chuyển ra cách mạch máu, gây tắc mạch. Nếu cục máu đông di chuyển đến não - làm tắc các mạch máu não sẽ gây tai biến.
Bệnh van tim không phải khi nào cũng cần điều trị. Với những trường hợp van tim hẹp hở nhẹ (trừ van động mạch chủ) chưa có triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để phòng bệnh van tim tiến triển nặng. Ngược lại, bạn sẽ cần dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật thay van, sửa van, nong van khi cần.
Các phương pháp điều trị bệnh van tim bao gồm:
- Điều trị bảo tồn (theo dõi và thăm khám định kỳ), áp dụng với những trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng.
- Điều trị kháng sinh dài hạn để ngăn chặn sự tái phát của liên cầu khuẩn ở những người từng bị thấp tim.
- Dùng thuốc chống đông để ngăn ngừa cục máu đông. Các loại thuốc chống đông như aspirin hay ticlopidine cho những người bệnh van tim đã từng bị thiếu máu não thoáng qua. Các loại thuốc chống đông máu mạnh, chẳng hạn như warfarin, cho những người bị rung nhĩ (biến chứng thường gặp của bệnh van hai lá).
- Phẫu thuật thay van tim, sửa van hoặc nong van bằng bóng (chỉ áp dụng cho người bị hẹp van tim).
Nong van tim bằng bóng là phương pháp phổ biến để điều trị hẹp van tim
Sử dụng thảo dược cũng là giải pháp đang được nhiều người bệnh van tim lựa chọn để hỗ trợ giảm triệu chứng và giảm nguy cơ phải phẫu thuật van tim. Trong đó, TPCN Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả giúp giảm khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực và cải thiện chức năng tim cho người bệnh tim mạch. Kết quả nghiên cứu lâm sàng này đã được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada năm 2014.
Rất nhiều người bệnh van tim nặng đã phục hồi được sức khỏe và trì hoãn được phẫu thuật nhờ kết hợp thêm giải pháp hỗ trợ từ Tpcn Ích Tâm Khang trong điều trị, như chia sẻ dưới đây:
Kinh nghiệm điều trị bệnh hẹp hở van tim hiệu quả của nhiều người bệnh
Để phòng ngừa bệnh van tim, người bệnh cần thực hiện quản lý tốt bệnh tim mạch, áp dụng các chế độ ăn uống tốt cho người bệnh tim, duy trì lối sống khỏe mạnh, thói quen tập thể dục, kiểm tra định kỳ sức khỏe, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ. Cụ thể cách phòng ngừa như sau:
Phòng ngừa bệnh van tim tốt sẽ giúp cho người chưa bị bệnh tim hoặc đang có các bệnh lý nền tiềm năng tăng huyết áp, bệnh cơ tim giãn, viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim không bị hở van. Những người đang bị bệnh van tim không tiến triển nặng lên.
Trên đây là bài viết về 4 loại van tim và các bệnh van tim thường gặp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý tim mạch này. Nếu muốn được tư vấn chuyên sâu về bệnh lý van tim, vui lòng để lại thông tin, câu hỏi vào form đăng ký hoặc liên hệ trực tiếp hotline: 0983 103 844.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Tham khảo: cts, hopkins medicine
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.