Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn - Cách phòng tránh để giảm biến chứng

A- A+

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh lý rất nguy hiểm, một số trường hợp còn được coi là tình trạng cấp tính, tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời, một số trường hợp dù đã được điều trị nhưng vẫn để lại biến chứng nặng nề. Thông tin dưới đây giúp cho người bệnh, cũng như người nhà của họ nhận biết được các dấu hiệu của bệnh, từ đó có hướng điều trị và phòng ngừa tốt nhất.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là gì?

Viêm nội tâm mạc là tình trang viêm hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng, xảy ra khi vi khuẩn đi vào máu, sau đó chúng đi vào nội mạc cơ tim và các van tim bị tổn thương. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua bơm kim tiêm, các vết nứt ở da, răng nướu hoặc các thiết bị y tế khác như máy tạo nhịp tim... Diễn biến của viêm nội tâm mạc thể cấp tính rất rầm rộ trong khi triệu chứng của thể bán cấp tính kém rầm rộ hơn, vì thế việc chẩn đoán cũng khó khăn hơn. Bệnh nhân viêm nội tâm mạc sẽ được chuyển lên bệnh viện tuyến trên nhanh nhất để được cấp cứu kịp thời.

Ai là người dễ bị nhiễm bệnh

Không phải tất cả vi khuẩn xâm nhập vào máu đều có khả năng gây bệnh mà chỉ những vi khuẩn có thể đi vào nội mạc cơ tim và các van mới gây ra bệnh lý này.

Vi khuẩn có độc tính cao như tụ cầu vàng S.Aureus là nguyên nhân gây ra viêm nội tâm mạc cấp tính, còn viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn ít độc tính hơn gây ra như liên cầu khuẩn (đặc biệt là liên cầu viridian), khuẩn cầu ruột Enterococci, và trực khuẩn ruột.

Viêm nội tâm mạc thường xảy ra ở những người có bệnh tim từ trước như: ghép tim, đã phẫu thuật thay van, sửa van tim, sa van 2 lá, tổn thương van do thấp tim và do bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất hoặc bệnh “còn ống động mạch”. Có thể thấy, tổn thương van tim là yếu tố thuận lợi gây bệnh. Ở những người có trái tim bình thường ít khi gặp bệnh này. Ngoài ra, việc thực hiện thủ thuật răng miệng, thông tiểu, soi bàng quang, mổ tiết niệu, chạy thận nhân tạo, phá thai, viêm nội mạc tử cung, bị bỏng, viêm túi mật, nội soi đại tràng và nhiễm trùng ở da cũng làm tăng nguy cơ viêm nội tâm mạc.

Tụ cầu vàng S.Aureus là nguyên nhân gây viêm nội tâm mạch cấp tính

Tụ cầu vàng S.Aureus là nguyên nhân gây viêm nội tâm mạch cấp tính

Dấu hiệu và các triệu chứng thường gặp

Bệnh được chia thành 2 loại chính là viêm nội tâm mạc cấp tính và bán cấp, ngoài ra còn có một số loại khác phụ thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh, van tim của người bệnh là van tự nhiên hay van nhân tạo và tổn thương van 2 lá hay van 3 lá. 3 triệu chứng kinh điển cảnh báo mắc bệnh lý này bao gồm: sốt, thiếu máu, tiếng thổi trong tim.

Triệu chứng viêm nội tâm mạc cấp tính

Tình trạng cấp tính gặp ở những người có tim bình thường (50%) thường xuất hiện rầm rộ, gồm sốt cao (39,4 – 40 độ C), run rẩy, mệt mỏi cực độ, đau ngực, khó thở đột ngột, phá huỷ cấu trúc tim nhanh và có thể tử vong trong vài tuần nếu không điều trị kịp thời.

Triệu chứng viêm nội tâm mạc bán cấp

Viêm nội tâm mạc bán cấp thường xảy ra trên một nội tâm mạc đã tổn thương bẩm sinh hoặc mắc phải trước đó, thường sau 1-2 tuần, hoặc lâu hơn mới có biểu hiện: sốt nhẹ (<39,4 độ C ), mệt mỏi, chán ăn, giảm cân, đau lưng, đổ mồ hôi ban đêm, ớn lạnh nhẹ, nhức đầu, đau cơ hoặc khớp, tổn thương cấu trúc van tim chậm. Lách to, tay hình dùi trống, móng tay khum. Có trường hợp xuất hiện nốt nhỏ, mềm ở ngón tay, ngón chân hoặc xuất huyết mảnh vụn ở móng tay, móng chân hoặc mắt.

Biến chứng của viêm nội tâm mạc

Nếu không được điều trị tốt, người bệnh có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm. Tiên lượng tuỳ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh. Và ngay cả trong trường hợp điều trị khỏi, tổn thương van tim có thể dẫn đến hậu quả suy tim sau này.

Phát hiện muộn hoặc không tuân thủ điều trị có thể làm nhiễm khuẩn trong các bộ phận khác của cơ thể, phát triển áp-xe ở các bộ phận khác của cơ thể như não, lá lách, thận hoặc gan. Áp-xe có thể phát triển trong cơ tim gây nhịp tim bất thường. Nếu không điều trị kịp có thể làm hỏng van tim, vĩnh viễn thuỷ diệt lớp lót bên trong tim (màng trong tim), sùi van tim và hẹp hở van. Điều này có thể làm cho trái tim làm việc nhiều hơn để bơm máu, cuối cùng gây suy tim, một tình trạng mạn tính dễ bị tử vong. Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là biến chứng đột quỵ và tổn thương cơ quan do sự hình thành cục máu động và mảnh vỡ tế bào hình thành trong tim, các khối có thể phá vỡ và trôi theo dòng máu gây tắc mạch não, phổi, các cơ quan bụng, thận hoặc tứ chi.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có chữa khỏi không ?

Nếu phòng ngừa và điều trị sớm, bệnh vẫn có thể chữa được và hạn chế tối đa biến chứng. Người bệnh có thể dùng kháng sinh để điều trị, theo phác đồ từ 2 - 6 tuần. Một số trường hợp như: đã thay van nhân tạo, nhiễm trùng dai dẳng, nhiễm trùng van nhân tạo, cục máu đông, rối loạn chức năng van, suy tim, áp xe tim... sẽ cần tiến hành phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng tránh viêm nội tâm mạc bằng cách nào ?

Như vậy, hậu quả viêm nội tâm mạc nhiễm trùng để lại là vô cùng nghiêm trọng, vì vậy cần phòng tránh và ngăn ngừa viêm nội tâm mạc phát triển càng sớm càng tốt, đặc biệt là những ai đang mắc các bệnh tim mạch. Do tình trạng này đến từ nhiều nguyên nhân, do vậy việc phòng ngừa cũng cần phải toàn diện từ chăm sóc răng miệng tới da, phương pháp điều trị bệnh tim mạch hiện tại và việc tái khám định kỳ để được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Chú ý vệ sinh răng miệng, hầu họng tốt

Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn ở các bộ phận gần tim. Vì vậy, vệ sinh họng và răng miệng tốt là cần thiết, dùng chỉ nha khoa hàng ngày và súc miệng bằng nước muối là một biện pháp phòng ngừa quan trọng mà tất cả bệnh nhân nên thực hiện. Cần chải răng, xỉa răng nướu răng đúng cách, thường xuyên, kiểm tra răng miệng và sức khỏe định kỳ. Nếu có can thiệp lấy cao răng, nội soi tai mũi họng... cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh tật nếu có.

Các loại vi khuẩn đơn giản sống trong họng, miệng hay bộ phận khác của cơ thể có thể nhân cơ hội sức đề kháng của cơ thể giảm, đánh răng hoặc nhai thức ăn khi răng miệng bị viêm nhiễm, sâu răng, đi vào máu rồi đến tim gây bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, đừng để đến khi triệu chứng nặng mới nhập viện, khi đó điều trị sẽ rất khó khăn.

Vệ sinh răng miệng tốt để dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Vệ sinh răng miệng tốt để dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Kháng sinh dự phòng cho đối tượng có nguy cơ cao

Những người đã thay van nhân tạo, có tiền sử viêm nội tâm mạc hoặc bị bệnh tim bẩm sinh cần phải dùng kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn tràn vào máu. Kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết theo kháng sinh đồ, không nên lạm dụng vì có thể gây kháng thuốc.

Tái khám - theo dõi điều trị

Bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cần được theo dõi trong vòng ít nhất một năm do nguy cơ tái phát hoặc tái nhiễm trùng cao ở các van tim.

Chăm sóc da

Nếu có các vết thương hở chảy máu hay bị bỏng... cần chăm sóc đúng cách, không tự ý đắp các loại lá vì dễ nhiễm khuẩn. Nếu nghi ngờ có các triệu chứng dấu hiệu của viêm nội tâm mạc, cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và điều trị, nhất là những người bệnh trong nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh về tim, khuyết tật tim.

Bảo vệ sức khỏe trái tim sau viêm nội tâm mạc bằng đông y

Để hạn chế biến chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển thành suy tim, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tim mạch chuyên biệt từ đông y như Ích Tâm Khang, giúp tăng cường máu lưu thông qua van, ngăn ngừa dày cơ tim, phì đại thất trái, cải thiện triệu chứng của hẹp - hở van tim. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất ở thời điểm hiện tại được nghiên cứu lâm sàng về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch tại bệnh viện lớn.

Xem thêm:

Ích Tâm Khang sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch

- Kết quả nghiên cứu của Ích Tâm Khang

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn sẽ là rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Có được những hiểu biết về bệnh thông qua bài viết trên giúp người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân có biện pháp can thiệp sớm, từ đó giúp giảm thiểu biến chứng và tỷ lệ tử vong.

Tài liệu tham khảo

http://www.endocarditis.org/know/

https://www.verywellhealth.com/endocarditis-1958801

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17182-valve-disease-living-with-valve-disease

https://www.nhs.uk/conditions/endocarditis/