Tương tự như các loại thuốc khác, các thuốc điều trị suy tim cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ hay những tương tác, tương kỵ. Tuy nhiên, nếu biết cách, bạn vẫn có thể tránh được rủi ro và phát huy tối đa hiệu quả điều trị.
Cần sử dụng đúng cách thì các thuốc điều trị suy tim mới phát huy hết tác dụng
Điều trị bệnh suy tim muốn hiệu quả, người bệnh cần kết hợp nhiều nhóm thuốc nhằm tăng sức bóp cho tim, giúp giảm gánh nặng hay là ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Mỗi một nhóm sẽ có các loại thuốc khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng thuốc cùng với liều dùng phù hợp.
Suy tim tức là chức năng tim đã bị suy yếu. Bởi vậy việc sử dụng nhóm thuốc điều trị suy tim giúp tăng sức bóp cho tim là điều cần thiết. Đại diện tiêu biểu nhất trong nhóm này là thuốc trợ tim - DlGOXIN.
Đối với những người bị suy tim, DlGOXIN có khả năng cải thiện được sức bơm máu của tim, giúp người bệnh dễ thở hơn. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giữ nhịp tim ổn định hơn cho những người có tim đập nhanh hoặc không đều do rung nhĩ.
Mặc dù đã được sử dụng từ rất lâu nhưng DlGOXIN không nằm trong danh sách các thuốc điều trị bệnh suy tim hàng đầu. Thuốc chỉ thích hợp khi người bệnh đang sử dụng thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II, thuốc chẹn bêta hoặc thuốc lợi tiểu mà vẫn gặp các triệu chứng suy tim.
Người bệnh suy tim cần sử dụng thuốc trợ tim
Quan trọng là bạn phải uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. DlGOXIN thường chỉ cần uống 1 lần nên bạn cố gắng uống vào một thời điểm cố định trong ngày. Nếu quên uống thuốc, bạn có thể uống bù nếu chưa quá 12 tiếng, nếu quá 12 tiếng thì bỏ qua liều đó. Bạn không được tự ý ngưng dùng thuốc vì có thể khiến cho tình trạng suy tim trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, lạm dụng digoxin có thể gây rối loạn nhịp, thậm chí đe dọa tính mạng.
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh suy tim DlGOXIN, hãy liên hệ ngay với bác sĩ của bạn nếu gặp phải các dấu hiệu cảnh báo tác dụng phụ sau:
Khả năng co bóp của tim bị suy giảm gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn với triệu chứng phù nề, tăng huyết áp. Điều này lại tác dụng ngược lại, làm tăng gánh nặng cho tim. Vì vậy, người bệnh cần phải sử dụng các loại thuốc như thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu...
Các thuốc trị suy tim thuộc nhóm này có tác dụng làm giãn động mạch và các tiểu động mạch, góp phần giảm bớt áp lực cho thất trái, giảm gánh nặng của tim khi bơm máu qua động mạch và giảm huyết áp. Vì thế, các thuốc giãn mạch giúp giảm mức độ của các yếu tố nguy cơ khiến bệnh suy tim trở nên trầm trọng hơn.
Các thuốc giãn mạch chính thường được sử dụng bao gồm:
1. Thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Là thuốc giãn mạch được sử dụng rộng rãi nhất cho suy tim, giúp mở rộng mạch máu, hạ huyết áp, giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giảm áp lực cho tim, làm chậm tiến triển của tổn thương tim và trong một số trường hợp cải thiện chức năng cơ tim. Vì thế đây là nhóm thuốc rất quan trọng, không những cải thiện triệu chứng suy tim mà còn có hiệu quả trong việc kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
2. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II
Loại thuốc này cũng có tác dụng giống như thuốc ức chế men chuyển, đây là lựa chọn thay thế cho những người không thể sử dụng thuốc ức chế men chuyển.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) và ức chế thụ thể angiotensin (ARB) có thể gây giữ kali, nguy cơ tăng kali máu. Điều này rất đáng lưu tâm với các người bệnh suy tim kèm bệnh thận, hoặc ở những trường hợp đang dùng thuốc lợi tiểu giữ kali như triam-terene hoặc spirono-lactone.
Có tác dụng thư giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu giàu oxy tới nuôi dưỡng cơ tim, giúp giảm đau tức ngực và cao huyết áp.
4. Thuốc nhóm nitrat
Là các thuốc giãn tĩnh mạch bao gồm iso-sorbide mono-nitrate (Imdur) và iso-sorbide di-nitrate (Isordil). Chúng thường được sử dụng kết hợp với một thuốc giãn động mạch, chẳng hạn như hydra-lazine. Nitro-glycerin là một nitrat được dùng để điều trị đau ngực cấp tính, hoặc đau thắt ngực.
5. Hydra-lazine (Apresoline)
Là thuốc giãn cơ trơn động mạch có thể được sử dụng để điều trị suy tim sung huyết.
Những thuốc này làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, và có tác dụng trực tiếp trên cơ tim để giảm bớt khối lượng công việc của tim. Cụ thể, các thuốc chẹn beta, như carve-dilol (Coreg) và meto-prolol (Toprol XL-thuốc giải phóng kéo dài) đã được chứng minh là làm giảm triệu chứng, giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong do suy tim.
Các nhóm thuốc điều trị suy tim này có thể gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, suy giảm chức năng thận, ho khan, tăng nồng độ kali máu. Vì thế, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần theo dõi chỉ số huyết áp và kiểm tra chức năng thận thường xuyên.
Trong quá trình sử dụng thuốc giãn mạch cần cảnh giác với tác dụng phụ gây chóng mặt
Thuốc lợi tiểu điều trị suy tim bằng cách loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, từ đó giúp giảm phù và giúp người bệnh có thể hít thở dễ dàng hơn. Thuốc lợi tiểu không làm ảnh hưởng tới số lượng hồng cầu cũng như bạch cầu trong máu.
Nếu dùng thuốc lợi tiểu mỗi ngày 1 lần, hãy uống vào buổi sáng. Nếu uống 2 lần/ngày, cố gắng dùng liều thứ 2 trước 4 giờ chiều để tránh phải thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm.
Một số thuốc lợi tiểu làm giảm nồng độ kali trong cơ thể, vì vậy bác sĩ có thể kê thêm sản phẩm giúp bổ sung kali. Tuy nhiên, vẫn có một số loại lại làm tăng nồng độ kali như thuốc lợi tiểu có chứa triam-terene hoặc spirono-lacton. Vì thế cần có biện pháp theo dõi chặt chẽ lượng kali trong máu.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc lợi tiểu, người bệnh có nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn như đi tiểu nhiều, chóng mặt, mất nước, ù tai, ảnh hưởng tới chức năng thận…
Tình trạng ứ trệ máu do chức năng tim bị suy giảm là điều kiện hình thành các cục máu đông trong buồng tim và trong lòng mạch. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Nhằm giảm thiểu nguy cơ huyết khối, hiện nay có 2 nhóm thuốc điều trị suy tim hiệu quả đang được sử dụng là thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu. Bác sĩ có thể chỉ định trong các trường hợp suy tim có kèm theo rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), người bệnh có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc người vừa trải qua phẫu thuật tim.
Khi sử dụng các loại thuốc này, chảy máu là tác dụng phụ thường gặp nhất. Bạn cần tới bệnh viện tái khám để được bác sĩ điều chỉnh thuốc nếu nhận thấy các biểu hiện như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, bầm tím bất thường trên da, nước tiểu màu hồng, đi ngoài ra máu…
Bầm tím tay chân thường gặp ở người dùng thuốc chống đông
Để hạn chế những rủi ro khi sử dụng các thuốc chống huyết khối, người bệnh suy tim cần lưu ý:
Bên cạnh các loại thuốc điều trị suy tim thì một số phương pháp kiểm soát tại nhà bằng chế độ ăn, tập luyện và dùng sản phẩm hỗ trợ cũng có thể cải thiện triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Cụ thể, người bệnh suy tim nên:
- Xây dựng chế độ ăn khoa học: Ăn giảm muối, bỏ hẳn thói quen hút thuốc, uống rượu.
- Theo dõi cân nặng thường xuyên: Người bệnh suy tim có thể cân vào buổi sáng trước khi ăn và ghi vào một cuốn nhật ký. Cân nặng tăng bất thường có thể là do tình trạng phù, một biểu hiện thường gặp khi suy tim tiến triển.
- Thường xuyên tập thể dục: Các bài tập aerobic như đi bộ, bơi, chạy bộ, đạp xe với cường độ phù hợp rất tốt cho tim và phổi, qua đó cải thiện khả năng sử dụng oxy của cơ thể. Thời gian tập luyện 20 đến 30 phút/ ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần nên được duy trì để đạt được tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.
- Kiểm soát huyết áp thường xuyên: Những người bị cao huyết áp nên đo để kiểm soát huyết áp mỗi ngày, bởi huyết áp cao kéo dài sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim.
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược: Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Khoa học đời sống Toàn cầu của Canada năm 2014 cho thấy: TPCN Ích Tâm Khang giúp giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau tức ngực… và giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển. Đây là giải pháp đã được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ trải nghiệm của một người bệnh suy tim nặng sau một thời gian sử dụng Ích Tâm Khang cùng với thuốc điều trị trong video sau:
Ông Thịnh lấy lại sức khỏe sau 10 năm mắc bệnh suy tim với Ích Tâm Khang
Xem thêm: TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch
Chắc hẳn suy tim với các triệu chứng khó thở, mệt mỏi luôn là nỗi ám ảnh của tất cả người bệnh. Tuy nhiên, chung sống khỏe mạnh với căn bệnh này là điều hoàn toàn có thể nếu bạn sử dụng thuốc điều trị suy tim đúng cách và nhận biết được các tác dụng phụ của thuốc để xử lý kịp thời.
Xem thêm: Thuốc nam chữa bệnh suy tim
Tham khảo: wa.kaiserpermanente.org, webmd.com
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh