Đặt stent giá bao nhiêu, bảo hiểm có chi trả hay không?

A- A+

Đặt stent mạch vành là một trong những phương pháp điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm và có thể tái tắc hẹp nếu không phòng ngừa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật đặt stent mạch vành cũng như cách chống tái tắc hẹp và kéo dài tuổi thọ stent sau đặt.

Đặt stent mạch vành là gì?

Đặt stent động mạch vành là một thủ thuật can thiệp qua da để đưa stent (những khung lưới kim loại nhỏ) vào trong lòng động mạch vành, giúp mở rộng lòng mạch đang bị hẹp và giữ nó không hẹp trở lại.

Khác với các phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, đặt stent được xem là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu bởi không phải mổ hở. Can thiệp này sẽ giúp phục hồi khả năng tái tưới máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu cục bộ, giảm triệu chứng đồng thời ngăn chặn nhồi máu cơ tim một cách nhanh nhất.

Hình ảnh đặt stent mạch vành.

Hình ảnh đặt stent mạch vành.

Khi nào cần đặt stent mạch vành?

Không phải cứ tắc hẹp mạch vành là phải đặt stent. BS Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, chỉ định đặt stent mạch vành chỉ nên áp dụng khi:

  • Mạch vành bị tắc hẹp hơn 70%, thường xuyên bị đau ngực, khó thở, mặc dù đã được dùng thuốc điều trị.
  • Có cơn đau thắt ngực khi nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định), không đáp ứng với thuốc giãn mạch.
  • Có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao.
  • Sử dụng thuốc giãn mạch nhưng không hiệu quả, có nguy cơ nhồi máu cơ tim
  • Kiểm tra biến đổi về men tim và điện tâm đồ phát hiện bị hội chứng mạch vành cấp tính.

Với các trường hợp khác, việc đặt stent cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro, không nên quá lạm dụng phương pháp này.

Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị Liệu Canada cho thấy, sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp giảm xơ vữa mạch vành, cải thiện đau ngực, khó thở, mệt mỏi, từ đó trì hoãn đặt stent mạch vành. Hãy gọi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.

hotline

Các loại stent mạch vành phổ biến

Hiện tại đang có 6 loại stent mạch vành đang được sử dụng:

  • Stent kim loại thường (Bare Metal Stent): được làm bằng ống lưới thép trần.
  • Stent phủ thuốc (Drug Eluting Stent, DES): khung kim loại, bên ngoài phủ một loại thuốc có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành của các mô sẹo.
  • Stent tự tiêu (Bioengineered Stent): được làm từ polymer có khả năng tự phân hủy trong cơ thể và thúc đẩy tái tạo thành mạch khỏe mạnh.
  • Stent phủ thuốc có khung tự tiêu (Bioresorbable Vascular Scaffold, BVS): khung được làm từ polylactic acid có khả năng tự tiêu nhưng không có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo thành mạch.
  • Stent trị liệu kép (Dual Therapy Stent, DTS): kết hợp của stent phủ thuốc và stent tự tiêu thế hệ mới. Stent này có 2 lớp phủ, trong đó phía trong phủ kháng thể để thúc đẩy quá trình tự chữa lành vết thương, phía ngoài phủ thuốc để chống lại sự phát triển của mô sẹo.

Vậy giữa các loại stent mạch vành này, người bệnh nên lựa chọn loại stent nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết: Các loại stent mạch vành

Bác sĩ sẽ lựa chọn loại stent mạch vành dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh

Bác sĩ sẽ lựa chọn loại stent mạch vành dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh

Giải đáp các câu hỏi liên quan tới quá trình đặt stent

Trong quá trình thực hiện điều trị bằng phương pháp đặt stent mạch vành, người bệnh có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp dưới đây để giúp quá trình điều trị có kết quả tốt hơn.

Đặt stent mạch vành có nguy hiểm không?

Đặt stent mạch vành không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Nhưng sau khi can thiệp, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa các biến chứng sau đặt stent mạch vành bao gồm:

  • Hình thành cục máu đông (huyết khối): Khoảng 1-2% người bệnh hình thành cục máu đông tại vị trí đặt stent, nguy cơ huyết khối lớn nhất vào khoảng vài tháng đầu sau khi phẫu thuật.
  • Bị xuất huyết do dùng thuốc chống đông: Đây là biến chứng gặp phổ biến ở những người đã đặt stent và đang uống thuốc chống đông. Dấu hiệu nhận biết là sự xuất hiện các vết bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết dạ dày... 
  • Tái hẹp tại vị trí đã đặt stent: Tình trạng này xảy ra do sự tăng sinh quá mức của lớp nội mạc mạch máu (lớp lót trong lòng mạch), hoặc do mảng xơ vữa động mạch tiếp tục phát triển sau đặt stent.

Tất cả các biến chứng sau đặt stent mạch vành đều có thể phòng ngừa. Hãy gọi ngay tới tổng đài 0983.103.844 để được các chuyên gia Tim mạch tư vấn chi tiết.

hotline

Một người bệnh mạch vành có thể đặt bao nhiêu stent?

Không có quy định về số lượng stent tối đa được đặt. Trung bình một người sẽ được đặt 1 - 3 stent nhưng cũng có trường hợp đã đặt 6 stent cùng lúc. Quyết định can thiệp đặt stent phải được cá nhân hóa cho từng người bệnh.

Đặt stent mạch vành bao nhiêu tiền?

Chi phí đặt stent mạch vành dao động từ 40 - 120 triệu/1 lần đặt stent. Sở dĩ dao động như vậy là do giá đặt stent mạch vành còn phụ thuộc vào loại stent được đặt, bệnh viện thực hiện can thiệp, các dịch vụ phát sinh và mức thanh toán của bảo hiểm y tế. 

Để biết chi tiết giá đặt stent ở các bệnh viện, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bảng giá đặt stent mạch vành

Quy trình đặt stent mạch vành như thế nào?

Stent được đưa vào cơ thể từ động mạch ở đùi, thông qua một đường ống thông có bóng ở đầu. Sau khi được đưa đến nhánh động mạch vành bị hẹp, bóng sẽ được bơm căng ra giúp stent áp sát vào lòng động mạch. Cuối cùng, bóng được làm xẹp xuống và rút ra khỏi mạch vành, để lại stent ở trong lòng mạch. Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật này.

https://www.youtube.com/watch?v=SpDoh12vZ0E&embeds_euri=https%3A%2F%2Fsuytim.co%2F&feature=emb_logo 

Video mô tả kỹ thuật đặt stent động mạch vành

Người đặt stent mạch vành sống được bao lâu?

Tuổi thọ của người bệnh đặt stent mạch vành có thể tăng thêm 10 – 15 năm hoặc hơn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên nếu bệnh nhân kiểm soát không tốt các yếu tố gây xơ vữa, stent có thể bị tắc hẹp trở lại, giảm tuổi thọ và buộc phải thay mới chỉ sau vài tháng hoặc vài năm.

Biểu hiện thường gặp sau đặt stent là gì?

Sau khi đặt stent, bạn có thể gặp phải một số biểu hiện sau:

  • Có vết thâm tím hoặc vùng bị đổi màu gần nơi đặt ống thông: Tại vị trí này, có thể xuất hiện một khối u nhỏ, đau khi ấn vào hoặc một vài giọt dịch tiết.
  • Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường trong vài ngày: Nếu bạn đặt stent trong khi lên cơn đau tim, triệu chứng mệt mỏi sẽ kéo dài hơn, có thể 6 tuần.

Cảm giác mệt mỏi có thể xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi đặt stent về nhà

Cảm giác mệt mỏi có thể xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi đặt stent về nhà

hotline

Phải làm gì nếu vẫn bị đau sau khi đặt stent?

Nếu vẫn bị đau, sốt, sưng tại vị trí đặt ống thông, bạn cần đi khám và thông báo cho bác sĩ đã từng đặt stent cho bạn ngay lập tức.

Sau đặt stent, có thể sinh hoạt, làm việc bình thường không?

Thông thường, trong năm ngày đầu tiên sau khi đặt stent mạch vành, bạn chỉ nên hoạt động nhẹ gồm đi bộ và các hoạt động thường ngày. Sau năm ngày, bạn có thể tiếp tục các hoạt động vừa phải, nhưng bạn nên tránh dùng sức quá mức dẫn đến hụt hơi, mệt mỏi hoặc đau ngực.

Bác sĩ điều trị sẽ chỉ cho bạn những hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe và khi nào bạn có thể tập luyện được. Các bài tập thường được khuyến cáo cho người bệnh sau đặt stent bao gồm đi bộ, tập thái cực quyền, yoga, đạp xe…

Đặt stent mạch vành được bao lâu phải thay lại?

Stent mạch vành có thể tồn tại vĩnh viễn trong lòng động mạch (trừ stent tự tiêu). Nhưng hiệu quả chống tắc mạch của chúng chỉ duy trì được một thời gian nhất định, lâu là 10 - 15 năm, nhanh thì có khi chỉ vài tháng đã phải thay mới. 

Video dưới đây là tư vấn chi tiết của BS. Nguyễn Đình Hiến về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ stent. Hãy tham khảo ngay để tránh mắc phải các yếu tố này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đặt stent mạch vành tim

Tôi có được chụp cộng hưởng từ khi có stent trong mạch vành?

Sau khi đặt stent, bạn vẫn có thể chụp cộng hưởng từ một cách bình thường mà không sợ ảnh hưởng đến stent hay kết quả chụp. Tuy nhiên, bạn cần thông báo trước cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế rằng mình có một stent trong mạch vành.

Đặt stent mạch vành rồi có được đi du lịch không?

Người bệnh đặt stent mạch vành hoàn toàn có thể đi du lịch nếu sức khỏe đã hồi phục tốt. Khi đi du lịch bạn cần nhớ mang đầy đủ thuốc uống. Ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Ngoài ra trong chuyến đi, bạn nên tránh những hoạt động thể lực nặng bởi chúng có thể kích hoạt các cơn đau ngực xuất hiện trở lại.

Cách phòng tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành

Để phòng chống tái tắc hẹp động mạch vành và ngừa rủi ro sau đặt stent, người bệnh cần phải phối hợp nhiều phương pháp, bên cạnh việc dùng thuốc, còn cần phải chú ý trong ăn uống, vận động.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Sau đặt stent mạch vành, người bệnh vẫn cần dùng thuốc

Sau đặt stent mạch vành, người bệnh vẫn cần dùng thuốc

Nhiều người bệnh nghĩ rằng, sau đặt stent là chữa khỏi tắc hẹp mạch vành và chủ quan trong việc điều trị. Trong thực tế, sau thủ thuật này người bệnh càng phải tuân thủ dùng thuốc hơn để giảm tái tắc hẹp tại vị trí đặt stent do mô sẹo, do cục máu đông.

Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần dùng phối hợp thuốc chống đông sau đặt stent ít nhất là 1 tháng - với stent thường, 6 tháng với stent phủ thuốc. Với trường hợp người bệnh bị hội chứng mạch vành cấp, cần uống ít nhất 12 tháng.

Khi dùng thuốc kháng đông kéo dài có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn bị xuất huyết (bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, nước tiểu đỏ, phân màu bã cà phê…)

Kết hợp sản phẩm hỗ trợ để cải thiện tuần hoàn mạch vành

Cải thiện tuần hoàn mạch vành là chìa khóa để kiểm soát bệnh mạch vành, phòng biến chứng tái tắc hẹp sau đặt stent. Ngoài thuốc điều trị và lối sống tích cực, các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cũng có giá trị cao trong việc hoàn thành mục tiêu này.

Trong số đó, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có hiệu quả được chứng thực bằng kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014. 

Nhiều người bị bệnh tim, trong đó có bệnh mạch vành đã dùng Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị đã cải thiện sức khỏe rất tốt. Dưới đây là một minh chứng điển hình, dù tắc hẹp mạch vành 50% nhưng vẫn có thể chăm sóc gia đình, chạy xe, nấu cơm, leo cầu thang hàng ngày mà không bị đau ngực, mệt, khó thở.

Bà Loan (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát hẹp mạch vành với Ích Tâm Khang.

hotline

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Có chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp

Chăm sóc người bệnh sau đặt stent có 3 mục tiêu quan trọng, đó là kiểm soát tốt huyết áp, giảm cholesterol máu và đường huyết (nếu có) bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực thường xuyên và duy trì các thói quen lành mạnh giúp ngăn ngừa tắc hẹp tái phát.

  • Về dinh dưỡng: Người bệnh sau đặt stent nên ăn nhiều rau quả, trái cây và ngũ cốc thô (là những loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài), nên ăn cá một đến hai lần trong tuần để giúp bảo vệ tim. Đồng thời, bạn cũng cần tránh các thực phẩm dễ gây tắc hẹp được nhắc đến trong bài viết: Người bệnh đặt stent mạch vành không nên ăn gì?
  • Về vận động thể lực: Luyện tập thể dục vừa sức đều đặn được xem là yếu tố cốt lõi trong thay đổi lối sống để giúp điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người bệnh tắc hẹp mạch vành được tập thể dục thường xuyên và tăng dần cường độ, thời gian tập luyện sẽ tạo ra được một hệ thống mạch máu mới phát triển ở ngay dưới điểm tắc hẹp (được gọi là tuần hoàn bàng hệ mạch vành). Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhồi máu tim hoặc có nhồi máu tim thì rủi ro cũng ít hơn.

Ngoài ra nếu có đái tháo đường đi kèm, bạn nên tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường để kiểm soát tốt đường huyết. Không hút thuốc lá, do nicotin làm co mạch máu và gia tăng các biến cố trên hệ mạch vành.

Đặt stent mạch vành là phương pháp điều trị tối ưu trong các tình huống cấp cứu, tắc hẹp mạch vành nặng. Tuy nhiên. thủ thuật này vẫn có thể để lại những biến chứng sau can thiệp cũng như nguy cơ tái tắc hẹp cao. Do vậy, sau đặt stent mạch vành, người bệnh vẫn cần tiếp tục duy trì điều trị một cách tích cực bằng thuốc và thay đổi lối sống. 

 

Nguồn tham khảo:

http://www.vnha.org.vn/100answer.asp?id=101 

https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-tim-m%E1%BA%A1ch/c%C3%A1c-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-v%C3%A0-th%E1%BB%A7-thu%E1%BA%ADt-tim-m%E1%BA%A1ch/can-thi%E1%BB%87p-%C4%91%E1%BB%99ng-m%E1%BA%A1ch-v%C3%A0nh-qua-da-pci 

https://en.wikipedia.org/wiki/Coronary_stent

 

 

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]