Bệnh tim to ban đầu sẽ rất khó nhận biết do không gây ra triệu chứng gì. Nhưng lâu dần, bệnh sẽ tiến triển dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Bệnh tim to hay bệnh cơ tim phì đại là tình trạng tim lớn hơn so với mức bình thường với thành tâm thất (các bắp thịt) ngày càng dày và lớn ra và các buồng tâm thất nhỏ lại. Lúc này, cơ tim gặp trở ngại khi làm nhiệm vụ co bóp tống đẩy máu.
Nếu không điều trị tốt, lâu dần sẽ dẫn đến các biến chứng như suy tim, đột quỵ.
Trong bệnh tim to, thành tim dày lên và buồng tim thu nhỏ lại
Nguyên nhân gây bệnh tim to có thể xuất phát từ một dị tật bẩm sinh khiến cơ tim dày lên bất thường. Ngoài ra, một số bệnh lý tim mạch thường gặp khác khiến tim phải gắng sức nhiều hơn đều có thể gây ra chứng tim to. Nó giống như các bắp cơ tay và chân của chúng ta to ra khi tập luyện và làm việc chăm chỉ.
Chứng to tim bẩm sinh là một chứng rối loạn tim bẩm sinh. Dị tật tim bẩm sinh gây ra triệu chứng này bao gồm:
- Thông liên nhĩ: Khi bị thông liên nhĩ, máu từ nhĩ trái qua nhĩ phải và xuống thất phải. Thất phải nhận thêm một lượng máu nên dần dần sẽ giãn buồng tim này và có thể gây suy thất phải.
- Thông liên thất: Lỗ thông lớn làm tăng lưu lượng máu qua tim phải, lên phổi, làm cho tim phải làm việc nhiều hơn bình thường. Lâu ngày tim giãn, ứ máu dẫn đến suy tim.
- Còn ống động mạch: khi ống động mạch nối giữa động mạch chủ và động mạch phổi trong thời kỳ bào thai không đóng lại sau khi sinh ra. Do đó làm quá tải tuần hoàn phổi, tăng áp lực động mạch phổi và giãn động mạch phổi, giãn nhĩ trái, thất trái.
- Bệnh tim Ebstein (dị dạng van 3 lá): dị dạng làm các lá van của van ba lá nằm thấp hơn bình thường ở tâm thất phải, trở thành một phần của tâm nhĩ phải và khiến tâm nhĩ phải lớn hơn so với bình thường.
- Tứ chứng Fallot: sự kết hợp của 4 khuyết tật tim bẩm sinh làm thay đổi cấu trúc tim, khiến máu nghèo oxy được tim co bóp đi đến khắp mọi cơ quan của cơ thể.
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh phì đại cơ tim là do bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh van tim...
- Tăng huyết áp: Trái tim phải gồng lên bơm mạnh hơn để đưa máu đến phần còn lại của cơ thể. Lâu dần sẽ làm tâm thất trái to ra và dày lên, khiến cơ tim cuối cùng yếu đi.
- Bệnh mạch vành Khi có tắc hẹp mạch vành, mảng xơ vữa cản trở dòng máu lưu thông đến nuôi tim. Lúc này, tim phải gắng sức nhiều hơn để bơm đủ máu đến phần còn lại của cơ tim, khiến tim to ra.
- Bệnh cơ tim: Các bệnh làm tổn thương cơ tim làm thay đổi cấu trúc của tim, làm tim to ra. Cơ tim bị tổn thương càng nhiều, tim càng yếu và khả năng bơm máu càng kém.
- Bệnh van tim: Hẹp hở van tim làm máu chảy ngược lại buồng tim trước đó, tim cũng phải làm việc nhiều hơn để tống đẩy máu qua van.
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim không đều khiến máu ứ lại tại tim gây giãn cơ tim.
Bạn có nguy cơ mắc chứng tim to nếu có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Các yếu tố rủi ro gây ra các bệnh lý tim mạch bao gồm:
- Huyết áp cao
- Béo phì
- Lối sống ít vận động
- Rối loạn chuyển hóa, như bệnh tuyến giáp
- Sử dụng ma túy hoặc rượu quá mức
Dấu hiệu của bệnh tim to không giống nhau ở tất cả mọi người, Có những trường hợp, tim to không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Cũng có trường hợp, người bệnh xuất hiện các triệu chứng của suy tim sung huyết:
- Khó thở, hụt hơi
- Rối loạn nhịp tim
- Phù chi: sưng ở chân và mắt cá chân do tích tụ chất lỏng
- Mệt mỏi, chóng mặt
Khó thở, hụt hơi là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim to
Bệnh tim to nguy hiểm bởi các biến chứng nghiêm trọng xảy ra bao gồm suy tim, huyết khối, ngưng tim nếu không được điều trị tốt:
- Suy tim: Đây là biến chứng phổ biến nhất với người bệnh tim to, đặc biệt là suy tim trái, suy tim sung huyết.
- Hình thành cục máu đông: Ở người bệnh tim lớn, cục máu đông dễ dàng hình thành, ngăn chặn dòng máu đến các cơ quan quan trọng, gây ra cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thuyên tắc phổi.
- Ngừng tim và đột tử: Tim to dẫn đến rối loạn nhịp đập của tim. Nhịp tim quá chậm hoặc quá nhanh khiến máu bị ứ đọng tại các buồng tim, có thể dẫn đến ngừng tim hoặc đột tử.
Ngoài thăm khám lâm sàng tìm ra các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện kiểm tra cấu trúc và chức năng của tim qua các xét nghiệm khác nhau. Trong đó hình ảnh bóng tim to trên điện tâm đồ là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim to. Các xét nghiệm gồm:
- Nghiệm pháp gắng sức
- Siêu âm tim (ECG hoặc EKG)
- Xét nghiệm máu
- Chụp cắt lớp vi tính
Bệnh tim to được điều trị bằng nhiều phương pháp bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật hoặc can thiệp điều trị các bệnh nền nhằm giảm áp lực cho tim và phục hồi chức năng tim, bao gồm:
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tim to và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp cho bạn. Khi đã kiểm soát được các bệnh lý nền này, các triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại sẽ thuyên giảm và không làm tim to thêm.
Thuốc dùng để điều trị bệnh lý nền gây ra tim to
- Tăng huyết áp:
Các thuốc điều trị nhằm duy trì mức huyết áp ổn định cho người bệnh được sử dụng bao gồm: Thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) và thuốc chẹn kênh beta.
- Rối loạn nhịp tim:
Với người bệnh bị rối loạn nhịp tim còn đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống loạn nhịp tim. Nếu vẫn không kiểm soát được nhịp tim, bạn cần được cấy máy tạo nhịp trong trường hợp nhịp tim chậm hoặc máy khử rung tim (ICD) khi bị nhịp tim nhanh.
- Bệnh van tim:
Van tim bị hẹp hở nhẹ, bạn có thể dùng thuốc điều trị nhằm cải thiện triệu chứng. Nhưng khi hẹp hở van tiến triển nặng hơn, phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van tim là giải pháp tối ưu cho bạn.
Thuốc điều trị nội khoa nhằm ổn định mảng xơ vữa và thuyên giảm các triệu chứng gặp phải vẫn là ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu mức độ tắc hẹp nặng (>75%), mảng xơ vữa mềm không ổn định thì can thiệp nong mạch hay đặt stent sẽ giúp chuyển bệnh sang trạng thái ổn định hơn.
- Suy tim:
Các thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn bêta, thuốc giãn mạch và thuốc trợ tim thường được kê cho người bệnh suy tim làm giảm triệu chứng gặp phải. Nhưng khi tim quá suy yếu, không còn đáp ứng với điều trị nội khoa, ghép tim sẽ được bác sĩ chỉ định cho bạn, hay mới nhất là thay tim nhân tạo.
- Các dị tật tim bẩm sinh:
Hầu hết các dị tật bẩm sinh nếu xuất hiện các triệu chứng sẽ không đáp ứng với thuốc điều trị. Trong trường hợp này, bạn cần được tiến hành phẫu thuật sửa chữa dị tật.
Thay đổi lối sống giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh tim to
Duy trì lối sống lành mạnh được coi là giải pháp không dùng thuốc nhưng đem lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bất ngờ với người bệnh tim lớn. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Thực hiện một chế độ ăn giảm muối.
- Theo dõi cân nặng thường xuyên.
- Thường xuyên tập thể dục với các bài tập tốt cho tim như đi bộ, bơi, chạy bộ, đạp xe. Thời gian tập luyện từ 20 - 30 phút/ ngày và ít nhất 5 ngày/ tuần nên được duy trì để đạt được tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.
- Tránh xa thuốc lá, rượu bia. Hạn chế căng thẳng quá mức.
- Kiểm soát lượng đường trong máu hay huyết áp nếu mắc các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp.
Tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài thuốc điều trị, thay đổi lối sống, sử dụng thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim cũng được rất nhiều người bệnh tim lớn áp dụng. Trong đó, nổi bật bậc nhất chính là TPCN Ích Tâm Khang.
Ích Tâm Khang được biết đến là sản phẩm dành cho tim mạch đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, đã được kiểm chứng lâm sàng bài bản cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Tuy nhiên, giá trị lớn nhất của sản phẩm với người bệnh tim to phải kể đến hiệu quả làm giảm kích thước các buồng tim.
Xem thêm: Ích Tâm Khang giúp tăng cường chức năng tim, phòng suy tim
Bị bệnh tim to do tăng huyết áp lâu năm, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim nhưng ông Thi (Vũng Tàu) đã lấy lại được sức khỏe của mình nhờ Ích Tâm Khang. Cùng lắng nghe chia sẻ của ông:
Ông Thi chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh suy tim hiệu quả
Hay như bà Vân (Hải Dương) bị suy tim - một hậu quả của chứng bệnh tim to, bệnh tăng huyết áp lâu ngày, đã dần hồi phục kể từ khi biết đến Ích Tâm Khang:
Bà Vân chia sẻ kinh nghiêm trị bệnh tim to do tăng huyết áp
Bệnh tim to dù có nguy hiểm đến đâu, nhưng nếu được điều trị sớm, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh tình. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh và có cho mình giải pháp điều trị phù hợp.
Nguồn: healthline.com webmd.com