Suy tim mất bù nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng đây thực chất là tình trạng chức năng tim bị suy yếu, gần như không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và khó hồi phục khi điều trị tích cực.
Thông thường, khi tim hoặc một cấu trúc nào đó của tim bị tổn thương, sẽ làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể. Lúc đó tim sẽ phải gồng mình lên để cung cấp đủ chất dinh dưỡng tới các cơ quan, khi đó gọi là suy tim còn bù. Nhưng nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, chức năng tim sẽ suy yếu dần, khiến tim không thể đảm bảo được nhiệm vụ đi nuôi cơ thể thì tình trạng suy tim mất bù diễn ra.
Suy tim mất bù là chặng dừng chất cuối cùng của các bệnh tim mạch hoặc khi có một nguyên nhân khác ngoài tim mạch như suy thận, mất máu, nhiễm virus gây hại cho tim làm ảnh hưởng đến trái tim và gây ra tình trạng này.
Tim không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, lượng máu đi nuôi cơ thể sẽ không đủ làm cơ thể mệt mỏi, khó thở, đau ngực, có khi là choáng ngất.
Suy tim cấp mất bù chiếm 80% trường hợp nhập viện ở người có bệnh suy tim mạn, 20% còn lại là trường hợp suy tim cấp mới khởi phát lần đầu.
Khác với suy tim còn bù, các triệu chứng suy tim mất bù thường rõ ràng hơn:
- Khó thở, ho khi gắng sức, kịch phát về đêm, đặc biệt khi nằm càng khó thở và ho nhiều hơn
- Cơ thể mệt mỏi, đau ngực
- Cơ thể lo âu, ăn uống kém
- Bị giảm sút trí nhớ, cơ thể toát mồ hôi nhiều
- Huyết áp tụt, nhịp tim đập mạnh
- Phù chi, phù mềm, ấn lõm
Người bệnh suy tim mất bù sẽ có dấu hiệu phù mềm ấn lõm ở chân
Khi bệnh càng nặng những triệu chứng suy tim mất bù sẽ càng rõ rệt và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao.
Ở những người cao tuổi, một số bệnh khác hoặc hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu có thể che lấp các triệu chứng suy tim mất bù. Chính vì vậy, khi thấy những triệu chứng không rõ ràng, không chắc chắn là nguyên nhân gì thì tốt nhất hãy đến bệnh viện để được kiểm tra, điều trị sớm nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
TPCN Ích Tâm Khang được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả giúp làm giảm ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, giảm tần suất nhập viện và tăng tuổi thọ cho người bệnh suy tim. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0983.103.844.
Suy tim mất bù thường là tiến triển từ suy tim mạn tính (hay suy tim sung huyết). Đây cũng có thể là hậu quả của các bệnh tim mạch khác như: thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng.
Trong một số trường hợp, người bệnh cũng bị suy tim mất bù do các nguyên nhân sau:
- Nhiễm trùng toàn thân
- Shock phản vệ
- Nhiễm virus gây hại cho tim
- Phẫu thuật tim, phổi nhân tạo
- Rối loạn nhịp tim nặng
Bằng cách thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm lâm sàng sau đây, bác sĩ có thể chẩn đoán suy tịm mất bù và tiên lượng chính xác tình trạng mà bạn đang gặp phải:
- Liệu pháp gắng sức
- Chụp X - quang
- Xét nghiệm máu
- Chụp cắt lớp vi tính CT - scan hoặc chụp cộng hưởng từ MRI
Mục tiêu điều trị suy tim mất bù cấp là làm giảm triệu chứng và tăng sức bóp của cơ tim. Sau đó là điều trị theo nguyên nhân gây ra suy tim mất bù, ngăn ngừa nguy cơ tái nhập viện vì suy tim tiến triển và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Điều trị suy tim mất bù cần hướng tới mục tiêu tăng chất lượng sống và tuổi thọ cho người bệnh.
Nếu nguyên nhân gây suy tim mất bù là do bệnh tim mạch, trước mắt cần điều trị bằng thuốc. Bạn sẽ thường được kết hợp một trong nhiều các thuốc điều trị suy tim dưới đây:
- Thuốc ức chế men chuyển ACE: làm giãn mạch, làm hạ huyết áp và làm tăng lưu lượng máu.
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: tương tự như nhóm thuốc ACE nhưng ít có tác dụng phụ hơn.
- Thuốc chẹn beta: làm chậm nhịp tim và giảm huyết áp.
- Thuốc trợ tim digitalis: giúp giảm các cơn co thắt và làm tim đập chậm hơn.
- Thuốc lợi tiểu: Có nhiệm vụ đào thải bớt lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể.
Bạn cũng có thể được sử dụng các thuốc làm giảm nồng độ cholesterol máu, giảm đau thắt ngực, thuốc chống đông máu….
Ngoài ra nếu nguyên nhân gây suy tim mất bù không phải do bệnh tim mạch như: mất máu quá nhiều do tai nạn, phẫu thuật,…cần phải truyền máu; do nhiễm trùng toàn thân thì cần phải tiêm kháng sinh… Tỷ lệ này tuy không nhiều và có thể điều trị khỏi hẳn suy tim mất bù, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ cướp đi tính mạng của người bệnh.
Khi suy tim mất bù trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp phẫu thuật, tùy theo nguyên nhân gây suy tim. Theo đó:
- Sửa chữa hoặc thay mới van tim: nếu tim suy yếu vì van tim có vấn đề bác sĩ sẽ xem xét sửa chữa hoặc thay thế mới.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: chỉ định khi động mạch bị tổn thương không thể đặt stent.
- Cấy ghép máy khử rung tim ICD: hoạt động bằng cách theo dõi tín hiệu bất thường khi tim phát xung điện và cố gắng triệt tiêu những sóng này để duy trì nhịp tim.
- Thiết bị trợ tim cơ học (Heart pumps): Có thể được sử dụng trong thời gian chờ đợi ghép tim hoặc sức khỏe của người bệnh không đủ khả năng để phẫu thuật cấy ghép.
- Ghép tim: Là giải pháp cuối cùng, tuy nhiên đây là ca phẫu thuật khó, đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao, chi phí vô cùng tốn kém và để lại nhiều rủi ro sau phẫu thuật.
Trong thời gian chờ ghép tim người bệnh suy tim mất bù có thể sẽ được cấy thiết bị trợ tim
Trong mỗi trường hợp sẽ có cách phòng ngừa suy tim mất bù khác nhau. Tất nhiên, nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch mà chưa chuyển sang giai đoạn suy tim, hãy điều trị bệnh đó thật tốt sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh suy tim. Nếu do một nguyên nhân bất khả kháng như bị mất máu quá nhiều do tai nạn hoặc sau một cuộc đại phẫu thuật, người bệnh sau khi qua cơn nguy kịch này cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để bồi bổ cơ thế, khi đó sẽ dần dần bình phục.
Dưới đây là các lưu ý có thể giúp bạn bảo vệ trái tim tốt hơn:
- Bỏ thuốc lá: hút thuốc lá có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp, làm giảm lượng oxy trong máu. Mặc khác, bạn sẽ không thể tiến hành phẫu thuật ghép tim nếu bạn hút thuốc lá.
- Hạn chế uống rượu, bia
- Giảm cân: nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, hãy cố gắng giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
- Ăn ít muối: Nếu bạn bị suy tim kèm theo huyết áp cao, cho dù uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ nhưng bạn có thói quen ăn mặn thì mọi cố gắng sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Để ăn nhạt hơn, bạn có thể áp dụng các lời khuyên trong bài viết: Chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim
- Giảm chất béo và cholesterol: Chất béo và cholesterol dư thừa nhiều qua chế độ ăn hàng ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
- Tập thể dục: Bạn cần tập các bài tập thể dục cho người suy tim thường xuyên. Tuy nhiên, cần tránh hoạt động gắng sức, nếu thấy mệt thì nên nghỉ ngơi, không nên gắng sức nhiều.
- Hạn chế các yếu tố căng thẳng, stress bởi những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thần kinh tim và làm tổn hại đến chức năng tim.
Trải qua nhiều bằng chứng khoa học, các chuyên gia tim mạch đã đồng thuận rằng: sự kết hợp thêm những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược sẽ giúp tăng cường chức năng tim, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị suy tim.
Trong số các sản phẩm đó, TPCN Ích Tâm Khang vẫn là sản phẩm duy nhất có kiểm chứng lâm sàng chứng minh hiệu quả. Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Quốc tế, Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu.
Rất nhiều người bệnh suy tim đã cải thiện được bệnh tình khi kết hợp Ích Tâm Khang trong quá trình điều trị. Cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh như thế trong video sau:
Bác Thi chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh suy tim mất bù hiệu quả
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ nhiều người bệnh suy tim khác
Tiên lượng khi bị suy tim mất bù không thể nói trước được, nó sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nguyên nhân và mức độ suy tim. Nhiều người sau đó đã trở về từ cửa tử khi gặp “đúng thầy, đúng thuốc”. Vì vậy đừng từ bỏ hy vọng mà nên cố gắng giữ niềm tin tưởng, lạc quan trong điều trị và tìm ra phương pháp kết hợp điều trị tốt nhất.
Link tham khảo: medical-dictionary.thefreedictionary
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng