Suy tim phải và những hậu quả khôn lường

A- A+

Suy tim phải là một dạng suy tim, thường là hậu quả của suy tim trái, bệnh có thể đe dọa tính mạng nếu không phát hiện và điều trị đúng cách.

Với tỷ lệ mắc phải là 1/20 người, đâu là  giải pháp điều trị suy tim phải hiệu quả? Bạn sẽ tìm ra được câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Suy tim phải là gì?

Suy tim phải là sự suy giảm chức năng tim phần bên phải bao gồm tâm nhĩ phải (phía trên bên phải) và tâm thất phải (phía dưới bên phải) nhưng chủ yếu là suy chức năng tâm thất phải. 

Nguyên nhân gây suy tim phải

Nguyên nhân thường gặp nhất gây suy tim phải là suy tim trái. Khả năng bơm máu kém hiệu quả do suy tim trái khiến cho máu bị ứ đọng tại phổi, làm gia tăng áp lực tại cơ quan này. Khi thất phải co bóp tống máu lên phổi sẽ gặp phải khó khăn và không thể làm việc một cách hiệu quả, cuối cùng sẽ dẫn tới suy tim.

Theo Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa nội Tim Mạch bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết ngoài do suy tim trái gây nên còn có một số nguyên nhân suy tim phải như:

- Bệnh phổi mạn tính: như khí phế thũng, tắc mạch phổi… có thể gây ra tăng áp động mạch phổi, làm tăng áp lực cho tâm thất phải tương tự như suy tim trái.

- bệnh mạch vành: tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng cho tim gây ra suy tim trái dẫn đến suy tim phải, hoặc trực tiếp gây ra suy tim phải.

- Tăng huyết áp: Huyết áp cao khiến tim bạn phải hoạt động mạnh để bơm máu trong lòng mạch. Theo thời gian, sự gắng sức này làm cho cơ tim của bạn dày lên và yếu đi.

- Bệnh van tim: hẹp van động mạch chủ, hẹp và/hoặc hở van 3 lá… sẽ khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Cuối cùng dẫn đến tim suy yếu.

- Rối loạn nhịp tim: khi tim đập quá nhanh hay quá chậm có thể khiến tim bạn bơm một lượng máu không đủ qua cơ thể. Vấn đề này không được điều trị sẽ  làm tim bị suy yếu theo thời gian.

- Co thắt màng ngoài tim: màng ngoài tim dày bất thường có thể hạn chế khả năng bơm máu của tim phải một cách hiệu quả.

- Còn ống động mạch: là dị tật tim bẩm sinh khiến máu có thể di chuyển từ tim phải sang tim trái (và ngược lại) gây gia tăng áp lực cho tim phải.

- Bệnh khác: bệnh phổi mạn tính, bệnh Ebstein, nhồi máu cơ tim thất phải, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.

Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến tư vấn trong buổi phỏng vấn về chủ đề suy tim phải

Đối tượng có nguy cơ cao mắc suy tim phải

Suy tim có thể gặp phải ở bất kỳ người nào. Tuy nhiên, bạn dễ mắc suy tim phải hơn nếu có các yếu tố nguy cơ hay mắc kèm các bệnh lý nền sau đây:

- Người cao tuổi: từ 50 – 70 tuổi

- Nam giới: có nguy cơ cao hơn so với nữ giới.

- Người có bệnh tim mạch: dị tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh van tim…

- Người có bệnh phổi, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì…

- Người có thói quen sử dụng thuốc lá, cocain, rượu bia…

Dấu hiệu nhận biết suy tim phải

Các triệu chứng suy tim phải thường liên quan đến sự ứ trệ tuần hoàn do khả năng hút máu trở về tim bị suy giảm. Các dấu hiệu suy tim phải  bao gồm:

- Phù trong suy tim phải là phù nề chân, mắt cá chân hoặc bàn chân

- Khó thở do ứ máu tại phổi, đặc biệt khi người bệnh nằm xuống hoặc làm việc gắng sức

- Ho khan, có thể ho ra bọt trắng, đờm đỏ và thậm chí là đờm bọt màu hồng

- Tăng cân đột ngột do chất lỏng dư thừa, khiến quần áo và giày dép bị chật lại.

- Chán ăn, buồn nôn, chướng bụng…

- Đi tiểu nhiều hơn, đặc biệt là về đêm

- Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh bất thường

- Mệt mỏi, cảm thấy đuối sức nhất là vào cuối ngày

- Tĩnh mạch cổ nổi to

Xem thêm: Tại sao suy tim phải lại khó thở? Các cách giúp bạn hít thở dễ dàng hơn

Hội chứng suy tim phải gây ho khan kéo dài

Hội chứng suy tim phải gây ho khan kéo dài

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Hãy gọi tới số điện thoại 0983.103.844 để được tư vấn hỗ trợ.

Suy tim phải có nguy hiểm không?

Suy tim phải nguy hiểm giống như suy tim trái hay suy tim toàn bộ bởi những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu được quản lý lối sống và điều trị tốt, nhiều người bệnh suy tim phải có thể có được một cuộc sống bình thường. Ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, suy tim phải có thể đe dọa tính mạng với những triệu chứng nghiêm trọng như phù toàn thân, ngất xỉu thường xuyên, khó thở nặng… Bên cạnh đó là hàng loạt  các biến chứng suy tim phải như nhồi máu cơ tim, rung nhĩ gây ra cục máu đông, suy giảm chức năng gan, thận…

Làm thế nào để điều trị suy tim phải

Việc điều trị suy tim phải cần tập trung vào cải thiện triệu chứng, giảm gánh nặng cho tim và giải quyết nguyên nhân gây ra suy tim phải. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định kết hợp các biện pháp sau:

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Một số thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim phải bao gồm:

- Thuốc lợi tiểu: nhằm đào thải bớt lượng dịch dư thừa trong cơ thể. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định các loại thuốc phù hợp.

- Thuốc ức chế men chuyển, nitrat tác dụng kéo dài, chẹn thụ thể an giotensin: là những thuốc làm giảm gánh nặng cho tim, rất hữu ích cho người bệnh suy tim phải nặng.

- Nhóm thuốc chẹn Beta có thể giải quyết chứng loạn nhịp và ngăn ngừa tử vong ở người bệnh suy tim phải.

- Digitalis có thể được chỉ định để tăng khả năng co bóp của cơ tim và giúp giảm thiểu  nguy cơ tái nhập viện.

Bên cạnh đó, rất nhiều người bệnh suy tim khi kết hợp sử dụng các thuốc điều trị nền kể trên cùng với TPCN Ích Tâm Khang đã cải thiện triệu chứng rõ rệt hơn hẳn so với chỉ dùng thuốc tây y. Bởi Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng của suy tim và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu.

Hiệu quả này còn được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada. Đây là một giải pháp hoàn hảo cho người bệnh suy tim phải điều trị bằng thuốc kém hiệu quả.

Hầu hết người bệnh suy tim đều cải thiện được sức khỏe sau khi dùng Ích Tâm Khang 

Xem thêm: Chia sẻ từ nhiều người bệnh suy tim khác đã điều trị bệnh hiệu quả 

Thay đổi lối sống tăng hiệu quả trị suy tim

Người bệnh suy tim phải cần duy trì lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Theo đó, trong chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim và chế độ tập luyện, bạn cần lưu ý:

- Ăn uống lành mạnh: hạn chế ăn mặn và lượng nước uống hằng ngày, ăn ít chất đường, chất béo bão hòa có trong mỡ, nội tạng động vật… Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá tươi, sản phẩm từ sữa ít béo…

- Giảm cân nếu thừa cân

- Bỏ hút thuốc, hạn chế uống nhiều rượu bia.

- Tránh căng thẳng quá mức

- Tập luyện thể dục thường xuyên với bài tập thể dục cho người suy tim 

Người bệnh suy tim phải cần thực hiện chế độ ăn giảm muối

Người bệnh suy tim phải cần thực hiện chế độ ăn giảm muối

Xem thêm: Tại sao suy tim phải ăn nhạt? Cách ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim

Phẫu thuật điều trị suy tim

Nếu thuốc và thay đổi lối sống tỏ ra không hiệu quả trong việc quản lý suy tim phải, hoặc các triệu chứng trở nên nghiêm trọng đe dọa tính mạng, người bệnh có thể được chỉ định một số thiết bị hỗ trợ cấy ghép như sau:

- Thiết bị hỗ trợ tâm thất (Ventricular assist device): giúp hỗ trợ khả năng co bóp của tâm thất.

- Máy khử rung tích hợp tạo nhịp tim: dùng trong trường hợp người bệnh bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

- Ghép tim: là phương pháp cuối cùng khi tất cả các giải pháp điều trị đều thất bại. Trái tim bị “hư hỏng” có thể được thay thế bằng một trái tim khỏe mạnh của người hiến tặng.

Xem thêm: Tư vấn của GS. Khải – nguyên chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam về hướng điều trị suy tim

Việc phát hiện sớm và quản lý chặt chẽ quá trình điều trị có thể giúp người bệnh suy tim phải tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm và sự suy giảm sức khỏe đáng kể. Nếu bạn hoặc người thân của mình gặp phải bất kỳ các triệu chứng nào của suy tim phải, hãy nắm lấy cơ hội làm chủ căn bệnh này bằng cách sớm đi khám và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Nguồn tham khảo: 

nytimes newhealthadvisor baptisthealth

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng