Suy tim gây khó ngủ bởi những cơn khó thở xuất hiện giữa đêm, kèm theo đó là những cơn ho khan, mệt mỏi, chứng tiểu đêm khiến người bệnh chẳng thể nào chợp mắt.
Câu hỏi:
Nguyenhailinh***@gmail.com: “Năm nay tôi 65 tuổi, bị hở van tim 2 lá 2/4, van 3 lá 3/4 cách đây mấy năm. Gần đây hay khó thở, mệt, mất ngủ, đêm chỉ ngủ được 3-4 tiếng đi khám mới phát hiện bị suy tim độ 2. Xin hỏi có phải suy tim gây khó ngủ cho tôi không và tôi nên làm gì để khắc phục. Xin cảm ơn! ”
Trả lời của GS Richard N. Fogoros về điện sinh học và sinh lý tim:
Suy tim xảy ra khi cơ tim ngày càng suy yếu, giảm khả năng bơm máu tới các cơ quan và hút máu từ đó về tim để trao đổi khí oxy, chất dinh dưỡng. Gần 75% người suy tim phản ảnh rằng họ thường xuyên mất ngủ, vì vậy đây được coi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng bệnh này.
Mất ngủ đặc trưng bởi tình trạng khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ, hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng (hoặc cả ba), tiếp theo là các triệu chứng thiếu ngủ vào ban ngày như buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu năng lượng, ủ rũ, và/hoặc khó tập trung. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên, nhưng những người bị suy tim gặp phải mức độ nghiêm trọng hơn so với những người khác.
Suy tim làm suy giảm chức năng bơm của tim, làm giảm lưu thông máu đi nuôi cơ thể. Theo đó, các biến chứng suy tim sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh, bao gồm:
Gần 75% người bị suy tim gây khó ngủ, mất ngủ giữa đêm
Ngưng thở khi ngủ xảy ra ở khoảng 70% trường hợp suy tim, khiến bạn đột ngột bừng tỉnh từ giấc ngủ sâu, thường xuất hiện vài lần trong mỗi đêm gây hưởng không nhỏ tới giấc ngủ. Nguyên nhân được cho là do các mô ở phía sau cổ họng bị giãn ra và chặn đường thở của người bệnh trong ngủ.
Khi quá trình ngủ bị ngưng thở, não bộ của người bệnh sẽ giải phóng hormone căng thẳng, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp nên có xu hướng làm suy tim nặng hơn. Đồng thời, suy tim nặng thường làm cho ngưng thở khi ngủ tồi tệ hơn - do đó tạo thành một vòng xoáy bệnh lý. Vì lý do này, bạn cần điều trị sớm chứng ngưng thở khi ngủ để có giấc ngủ tốt và ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng hơn.
Trong suy tim, máu và dịch tích tụ trong phổi cũng như các mô làm cản trở quá trình trao đổi khí của tế bào phế nang ở phổi, gây khó thở, ho khan khi ở tư thế đầu thấp. Các cơn khó thở kịch phát thường diễn ra về đêm, khiến bạn thức tỉnh đột ngột để thở, có khi phải ngủ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi và tạo thành sự ám ảnh trong những đêm tiếp theo.
Người bệnh suy tim có thể được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu để đào thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Những loại thuốc này hoạt động kể cả khi người bệnh đang ngủ, do đó khiến họ thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy người bệnh suy tim có nguy cơ cao gặp phải chứng rối loạn chuyển động về đêm nhiều hơn so với người bình thường, tình trạng này có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Các rối loạn này bao gồm hội chứng chân không yên (RLS) và rối loạn vận động chân tay theo chu kỳ.
Hội chứng chân không yên đặc trưng bởi một số triệu chứng rất khó chịu ở chân, thường xảy ra khi người bệnh chuẩn bị đi ngủ vào ban đêm. Những triệu chứng này bao gồm sự bỏng rát, co giật, và / hoặc cảm giác buộc người bệnh phải di chuyển chân của họ (nên được gọi là chân không yên). Hậu quả là chân chuyển động không tự nguyện, khiến người bệnh gặp nhiều rắc rối khi ngủ. May mắn thay, tình trạng này có thể điều trị được.
Rối loạn vận động chân tay theo chu kỳ (PLMD) tương tự như hội chứng chân không yên, trong đó hai chân có biểu hiện co giật, đá, hoặc co quắp trong khi ngủ, gây gián đoạn giấc ngủ sâu, và dẫn tới thiếu ngủ. Tương tự như RLS, PLMD có thể điều trị khi nó được chẩn đoán.
Để khắc phục chứng mất ngủ, bạn nên điều trị suy tim thật tốt bằng cách sử dụng đầy đủ thuốc điều trị suy tim, duy trì theo chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim, hạn chế uống nước buổi chiều tối, vận động nhẹ nhàng thường xuyên. Nếu bạn còn gặp phải các tình trạng như chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn vận động về đêm, hãy trao đổi lại với bác sĩ về phương pháp điều trị, có thể bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, điều phối hơi thở…
Bạn cũng nên thử những cách sau đây để giữ giấc ngủ ngon lành hơn:
Nằm ngủ ở tư thế phù hợp: Nằm nghiêng có thể khiến bạn dễ thở hơn. Nếu đã cấy máy khử rung tim hay máy tạo nhịp tim ở một bên, bạn hãy nằm nghiêng về bên còn lại. Trong trường hợp không cấy ghép thiết bị, bạn nên nằm nghiêng sang bên trái để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể (nằm ở bên phải).
- Kê cao gối khi nằm: Kê cao gối, nằm đầu cao hơn làm giảm sự quá tải thể tích dịch trong phổi. Nhờ đó giảm được các chứng ho khan, khó thở khi nằm hay khó thở kịch phát về đêm.
- Không ăn uống, tránh dùng các chất kích thích như rượu, caffeine trước khi đi ngủ, bởi chúng làm gián đoạn giấc ngủ. Đây cũng là những thực phẩm mà người bệnh suy tim nên tránh xa hàng ngày, nếu không muốn tình trạng suy tim nặng lên.
- Duy trì thời điểm ngủ cố định hàng ngày để tạo thói quen, khiến bạn dễ dàng vào giấc hơn, hạn chế tình trạng gián đoạn giấc ngủ.
- Giữ vệ sinh giường ngủ, hạn chế tiếng ồn xung quanh, giảm hoặc tắt ánh sáng khi tới giờ đi ngủ.
- Tập các bài tập thể dục cho người suy tim trước giờ ngủ khoảng 4-5 tiếng giúp bạn dễ vào giấc ngủ, ngủ lâu và sâu hơn.
Xem thêm: Chế độ ăn hợp lý nhất cho người bệnh suy tim
Lời khuyên hữu ích cho bạn: Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn cần điều trị tốt các triệu chứng ho khan, khó thở và mệt mỏi do suy tim gây ra. Kết hợp bổ sung thực phẩm hỗ trợ Ích Tâm Khang giúp tăng cường chức năng tim là giải pháp được nhiều người bệnh suy tim áp dụng trong quá trình điều trị. Ích Tâm Khang là sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện 108, về hiệu quả làm giảm các triệu chứng của suy tim (khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, ho, phù, hồi hộp, đánh trống ngực) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Kết quả này cũng được đông đảo bạn bè Quốc tế biết đến khi Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada đăng tải vào năm 2014.
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích để cải thiện tình trạng suy tim gây khó ngủ cho bạn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao hiệu quả điều trị suy tim
Trích nguồn: