Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Xin hỏi bảng phân mức độ tăng huyết áp?

    Bố tôi 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg có phải là bình thường theo tuổi không? Xin cho biết phân mức độ tăng huyết áp?
    Icon
    Chào bạn!

    Huyết áp là áp lực của dòng máu đi nuôi cơ thể. Bình thường, huyết áp của người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Tăng huyết áp (còn gọi là cao huyết áp, tăng sông) là một bệnh phổ biến, trong đó áp lực cả máu lên thành động mạch tăng cao, kéo dài gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp. Dưới đây là bảng phân loại tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế Thế giới và theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, bạn có thể tham khảo:





    Khái niệm


    HA tâm thu (mmHg)


     


    HA tâm trương (mmHg)




    HA tối ưu


    < 120





    < 80




    HA bình thường


    < 130





    < 85




    Bình thường - cao


    130 - 139


    Và/hoặc


    85-89




    Tăng Huyết áp




    Giai đoạn I


    140 - 159


    Và/ hoặc


    90 - 99




    Giai đoạn II


    160 - 179


    Và/ hoặc


    100 - 109




    Giai đoạn III


    ≥ 180


    Và/hoặc


    ≥ 110





    Bố bạn năm nay 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg nghĩa là đã có dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên chỉ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, tình trạng vận động lúc đo, dụng cụ đo… vì vậy để xác định mức độ bạn nên đưa bố đi khám, nếu đúng là tăng huyết áp thì cần điều trị sớm để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm của nó.

    Chúc bạn mạnh khỏe.

  • Người bị tim mạch có nên đi ra ngoài mùa đông lạnh?

    Tôi bị bệnh tim, tôi ở miền Bắc và hiện nay đang là mùa đông, cho tôi hỏi là thời tiết lạnh có ảnh hưởng gì tới cơ thể người bệnh tim không? Đi ra ngoài khi thời tiết lạnh có làm sao không?
    Icon
    Chào bạn, những ngày thời tiết lạnh sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn do:Thứ nhất, thời tiết lạnh nhu cầu cơ thể cần giữ được nhiệt độ ấm, tim cần phải làm việc nhiều hơn để đưa oxy tới các mô trong cơ thể, việc này làm cho trái tim đang bị bệnh phải gồng mình làm việc nặng hơn.Thứ hai, thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng động mạch đối với người mắc bệnh tim mạch.Thứ ba, thời tiết lạnh làm các mạch máu co lại, nguy hiểm hơn với những người bị tăng huyết áp vì huyết áp rất dễ tăng cao hơn và có thể gây biến cố bệnh tim mạch.Thứ tư, thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch.
    Vì vậy trong những ngày mùa đông lạnh giá bạn cần chú ý luôn giữ cơ thể ấm áp. Không rửa mặt bằng nước lạnh và tiếp xúc với nước lạnh lâu, trong những ngày nhiệt độ xuống thấp nên hạn chế ra ngoài và đặc biệt luôn mang theo thuốc trợ tim đề phòng.Chúc bạn sức khỏe!
  • Phát hiện bị hội chứng Brugada tim mạch thì điều trị như thế nào?

    Chào bác sĩ, em là nam năm nay 21 tuổi, em đi khám và phát hiện bị hội chứng Brugada tim mạch, em vẫn sinh hoạt, làm các công việc hằng ngày bình thường, thỉnh thoảng mới có triệu chứng đánh trống ngực nhưng cũng chỉ thoáng qua. Cho em hỏi là bệnh này cần điều trị thế nào? Và em có được tập tạ không?
    Icon
    Chào bạn,Hội chứng Brugada là một bất thường trong hệ thống dẫn truyền của tim, gây nên rối loạn nhịp tim, có thể đe dọa tính mạng. Nhiều người có hội chứng Brugada nhưng không có bất kỳ triệu chứng, và vì vậy người bệnh không biết tình trạng của họ. Hội chứng này được chẩn đoán thông qua những bất thường đặc biệt trên điện tâm đồ (ECG). Hội chứng Brugada có thể do di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Triệu chứng thường gặp là ngất do những bất thường nhịp tim thoáng qua. Khi những bất thường này xảy ra, chức năng đập của tim bị yếu đi, làm giảm dòng máu lên não, gây ra ngất, ngoài ra còn một số biểu hiện khác như tim đập không đều hoặc đánh trống ngực, ngừng tim đột ngột. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân bị hội chứng Brugada có thể không có triệu chứng lâm sàng nào. Hiện nay phương pháp điều trị chủ yếu cho hội chứng này là cấy một máy khử rung tim cấy dưới da để giúp điều hòa nhịp tim. Bạn nên theo dõi tinh trạng của mình và cần thiết nên đến các địa điểm uy tín để khám và được các bác sỹ đánh giá mức độ bệnh và tư vấn hướng điều trị cụ thể.Chúc bạn sức khỏe.
  • Hở van hai lá có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này không?

    Thưa bác sĩ cho cháu hỏi cháu vừa đưa bạn gái đi khám sức khỏe thì được biết bạn gái cháu bị hở van tim hai lá ở mức độ nhẹ, xin hỏi bác sĩ là nếu sau này chúng cháu có con thì cô ấy và đứa trẻ có làm sao không? Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu! Xin cảm ơn bác sĩ!
    Icon
    Chào bạn! Bạn hoàn toàn yên tâm rằng bạn gái bạn vẫn có thể sinh con bình thường và đứa trẻ không có ảnh hưởng gì cả. Hở van hai lá nhẹ là một tổn thương tim thường gặp, nhìn chung bệnh không có gì quá nguy hiểm. Hở van tim hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn, trong các trường hợp nặng chỉ có thể thay van. Với trường hợp của bạn gái bạn, bây giờ cần phải lưu ý chế độ sống lành mạnh, ăn uống, sinh hoạt điều độ, nếu có điều kiện có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ để hạn chế tình trạng hở van nặng hơn theo thời gian, và dự phòng các bệnh lí tim mạch. Nói chung, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả người mẹ và thai nhi, trước khi có ý định mang thai bạn cần đưa bạn gái cần đi khám lại sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch để bác sĩ có được những lời khuyên thích hợp nhất cho hai bạn tại thời điểm đó.Chúc bạn sức khỏe!
  • Hiện tượng buốt chân khi đi ngủ là do đâu?

    Chào bác sĩ, năm nay em 32 tuổi, gần 10 năm nay chân của em cứ tối đi ngủ rất là buốt, lạnh, khi đi ngủ em phải đeo tất chân, chỉ có mùa hè nóng là không sao, còn các mùa khác là em phải đeo tất khi đi ngủ mới chịu được. Em đã đi khám nhưng không có kết quả, em rất lo về sau này. Vậy bác sĩ có thể cho em lời khuyên được không ạ? Em chân thành cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn!Triệu chứng chân tay lạnh xảy ra là do những trục trặc của hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể, làm giảm cung cấp máu tới vùng ngoại vi, bàn chân, bàn tay, khiến người bệnh cảm thấy lạnh cóng, buốt giá. Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, người cao tuổi, người ăn uống kiêng khem, kém dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều. Ngoài ra những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp thấp, viêm tĩnh mạch, hội chứng Raynaud... cũng thường bị chứng bệnh lạnh chân, tay. Khi người bệnh lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi thì bệnh sẽ càng nặng thêm. Nhìn chung bệnh không có gì quá đáng ngại, đặc biệt bạn đã đi khám và không phát hiện bất cứ tổn thương thực thể nào. Tây y hiện chưa có phương pháp điều trị nào rõ ràng cho chứng bệnh này. Theo Y học cổ truyền, bệnh là do khí huyết kém lưu thông liên quan đến thận dương hư. Do vậy, để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm Đông y giúp bồi bổ thận dương và tăng cường lưu thông khí huyết, làm ấm kinh mạch.Chúc bạn sức khỏe.
  • Có biện pháp nào chữa khỏi bệnh tim đập nhanh không?

    Chào BS,Em thường xuyên bị tim đập nhanh, khi vào bệnh viện thường trên 180 -> 220 lần/ phút, lần đầu tiên phát bệnh là vào năm 2012 và tim đập nhanh khoảng 15 phút. Sau đó, mỗi lần tái phát, thời gian càng kéo dài nhưng khi siêu âm tim, đo điện tim, xét nghiệm máu, nước tiểu đều bình thường. Vậy có cách nào để tìm nguyên nhân bệnh? Có thể dùng cách chụp hình nào khác để kiểm tra? Nếu tìm ra nguyên nhân thì có thể chữa khỏi bệnh không?
    Icon
    Chào bạn,Có thể tình trạng bạn đang gặp phải là cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT), các trường hợp nặng còn phải nhập viện và được can thiệp bằng thuốc. Đặc điểm của cơn NNKPTT là ngoài cơn, các xét nghiệm có liên quan (như bạn kể) đều bình thường.Cơn NNKPTT sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, kéo dài hơn và bắt buộc phải tiêm thuốc để dứt cơn. Chính điều này sẽ gây nguy hiểm và làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.Có xét nghiệm chuyên sâu có thể giúp phát hiện và điều trị bệnh đó là: Đo điện sinh lý tim nhằm phát hiện những đường dẫn truyền lệch hướng (gây ra các rối loạn nhịp, trong đó có cả cơn NNKPTT) và sau đó là đốt điện để cắt đi những đường dẫn truyền lệch hướng. Sau đốt điện sinh lý tim, khả năng khỏi vĩnh viễn là rất cao và không cần dùng thuốc chống loạn nhịp sau đó. Phương pháp điều trị này đã được thực hiện và cho kết quả tốt tại một số viện chuyên khoa tim mạch lớn tại nước ta như Viện tim tp HCM.Trường hợp của bạn hiện tại không nên chủ quan, cần đi khám sớm tại các trung tâm uy tín về tim mạch để được điều trị can thiệp kịp thời.Chúc bạn khỏe mạnh!
  • Bệnh sa nhẹ van hai lá, hở van hai lá 1/4 có nguy hiểm không?

    Thưa Bác sỹ!Em năm nay 27 tuổi chưa lập gia đình. Cách đây 1 tháng em đi khám bệnh viện Hoà hảo, qua kết quả siêu âm tim màu em bị sa nhẹ van 2 lá, hở van hai lá <1/4 do sa van, em có xin thuốc uống thì bác sỹ bảo bệnh em còn nhẹ không cần phải uống thuốc nhưng em có triệu chứng khoảng 2 tuần hay 1 tháng lại đau tức ngực khó thở, phải lấy hơi để thở, không yên tâm em đưa kết quả siêu âm vào bệnh viện huyện nơi em ở để hỏi thì ở đây bác sỹ cho biết không có thuốc trị dứt điểm bệnh này và nó ảnh hưởng đến việc lập gia đình sau này. Vậy bác sỹ làm ơn cho em biết bệnh của em có nguy hiểm không, bây giờ em nên đi khám bệnh ở đâu để điều trị bệnh thuyên giảm và sau này em lập gia đình sinh con thì có nguy hiểm không? Nhờ bác sỹ tư vấn giúp em, em cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,Theo như kết quả bạn gửi có thể thấy tình trạng hở van và sa van của bạn còn nhẹ, chưa đến mức độ phải dùng thuốc Tây điều trị. Bạn cũng đã đi khám ở viện Hòa Hảo là một trong những viện uy tín tại TP HCM bạn có thể yên tâm vào kết luận của bác sĩ. Bệnh hở van tim hiện nay đúng là chưa có thuốc điều trị hỏi hoàn toàn, trong các trường hợp nặng chỉ có thể thay van. Tuy nhiên, bạn mới hở van nhẹ, triệu chứng đau tức ngực, khó thở cũng có thể do nhiều yếu tố khác như thời tiết thay đổi, hoặc yếu tố tâm lý gây nên. Với trường hợp của bạn hiện nay, tốt nhất là tăng cường bồi dưỡng sức khỏe và có thể sử dụng một số biện pháp dự phòng để hạn chế tình trạng hở van trở nên nặng hơn theo thời gian như dung các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như tpcn Ích Tâm Khang. Với mức độ hở van nhẹ, nếu chăm sóc sức khỏe tốt, tình trạng hở van không nặng thêm thì bạn hoàn toàn có thể lập gia đình và sinh con bình thường. Tất nhiên để đảm bảo nhất, trước khi có ý định sinh con bạn cần đi khám lại sức khỏe tổng thể và đặc biệt là sức khỏe tim mạch để bác sĩ để có lời khuyên phù hợp tại thời điểm đó.Chúc bạn sức khỏe!
  • Bệnh Block nhánh phải ở tim là bệnh như thế nào?

    Năm nay em 21 tuổi, bác sĩ bảo em bị block nhánh phải không hoàn toàn. Cho hỏi đó là bệnh gì, có nguy hiểm không? Phải điều trị như thế nào? em xin cảm ơn bác sỹ!
    Icon
    Chào bạn,
    Tim hoạt động được là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ tim và hệ thống điện tim truyền từ nút xoang tới buồng tim phía trên, xuống buồng dưới của tim và tới cơ tim. Block nhánh là tình trạng đường dẫn truyền các tín hiệu điện ở tim bị chậm trễ hoặc cản trở, khiến tim không thể đập bình thường được, gây nhip đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đồng đều. Block nhánh phải có thể xuất hiện ở những người khỏe mạnh hoặc là dấu hiệu của một vấn đề về tim mạch khác như bệnh rối loạn nhịp tim.Trường hợp của bạn block nhánh phải cần xem xét đến 2 trường hợp: + Thứ nhất: Sức khỏe của bạn hoàn toàn bình thường, do bẩm sinh, bạn không gặp phải triệu chứng gì cả, chỉ tình cờ khám phá khi khám định kỳ và làm điện tâm đồ. Trường hợp này thì không nguy hiểm, không cần chữa trị gì cả, chỉ  theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm làm lại điện tâm đồ. Nếu bắt đầu bị các triệu chứng như đau ngực, hồi hợp, choáng váng, xỉu (ngất) hay muốn xỉu.. thì phải khám bác sĩ ngay để được làm chẩn đoán thêm và có biện pháp điều trị phù hợp. + Trường hợp thứ 2: Block nhánh phải một số do bệnh về tim (hở van tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim v..v), hay bệnh về phổi bên phải. Trường hợp này thì cần phải được xét nghiệm thêm để chẩn đoán và cần điều trị.Nếu bạn đã được đo điện tim và cũng không có triệu chứng gì thì chỉ cần theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm và lưu ý nên tập thể dục thường xuyên, không uống rượu mạnh, không hút thuốc, ăn uống có chế độ cân bằng, ít thịt mỡ, nhiều rau cải, trái cây để hạn chế tình trạng block và dự phòng biến chứng. Còn nếu có bất kỳ các biểu hiện nào kể trên thì cần quay lại bệnh viện để dùng thuốc điều trị.Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm đã được nghiên cứu và có hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp quá trình dẫn truyền của tim được thuận lợi và phòng ngừa suy tim như tpcn Ích Tâm Khang.Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch của Ích Tâm KhangChúc bạn sức khỏe! 
  • Điều trị bệnh cao huyết áp vô căn

    Tôi được chẩn đoán cao huyết áp vô căn và được kê thuốc điều trị nhưng chưa được ổn lắm. Người hàng xóm của tôi cũng bị giống như vậy và tôi thử dùng toa thuốc kê cho chị ấy, uống được một thời gian thì thấy huyết áp ổn. Vậy xin hỏi điều trị như vậy có được không?
    Icon
    Chào bạn,Tăng huyết áp hiện nay được chia thành 2 nhóm: Nhóm bệnh tăng huyết áp có nguyên nhân và nhóm chưa xác định được nguyên nhân (hay còn được gọi là tăng huyết áp vô căn). Trong đó nhóm không xác định được nguyên nhân chiếm trên 90%, vì vậy ở nhóm này bệnh nhân phải điều trị suốt đời.Người bệnh tăng huyết áp hay mắc phải một sai lầm đó là: khi thấy huyết áp tăng thì uống thuốc, bình thường thì không, trong khi thực tế việc hạ huyết áp không quan trọng bằng việc phòng ngừa không cho nó tăng (vì sẽ gây biến chứng không hồi phục được). Phần lớn tăng huyết áp thường không có triệu chứng nên người bệnh sẽ khó biết được mình bị tăng huyết áp và đó là cơ hội thuận lợi để biến chứng xảy ra, huyết áp tăng sẽ làm tổn thương các cơ quan: tim, não, thận, mắt, động mạch ngoại vi. Đối với nhóm không xác định nguyên nhân thì người bệnh phải điều trị suốt đời: điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc hạ huyết áp thường xuyên. - Điều chỉnh lối sống bằng cách giảm cân nặng nếu thừa cân, hạn chế rượu bia, tăng cường tập thể dục, ăn giảm muối Natri, hạn chế ăn mỡ động vật bão hòa, thức ăn giàu Cholesterol, bỏ hút thuốc lá…- Thuốc điều trị tăng huyết áp có nhiều nhóm khác nhau: thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế beta, ức chế canxi, giãn mạch trực tiếp… lựa chọn thuốc nào với nhau tùy thuộc đặc điểm từng bệnh nhân (tuổi tác, bệnh kèm theo, biến chứng, công việc…). Chỉ có bác sĩ chuyên khoa sau khi đánh giá hết mọi yếu tố trên từng người, mới có quyết định dùng thuốc phù hợp.Xem thêm: Nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết ápNhiều người mắc sai lầm khi bắt chước toa điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp khác để điều trị cho mình, điều này thật sự nguy hiểm vì có thể không đạt hiệu quả điều trị và không ngăn ngừa được biến chứng, đồng thời có thế gây ra những tác dụng không mong muốn, do liều không phù hợp. Chính vì vậy, hiện nay bạn nên đi khám tại chuyên khoa tim mạch của bệnh viện có uy tín để được điều trị phù hợp. Ngoài các thuốc điều trị, thay đổi lối sống, bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, giúp máu lưu thông tốt hơn trong lòng mạch, giảm áp lực lên tim, và phòng ngừa suy tim do tăng huyết áp, ví dụ như tpcn Ích Tâm Khang. Bạn có thể tham khảo sử dụng.Xem thêm: Thực phẩm vàng cho người cao huyết ápChúc bạn sức khỏe.
  • Chi phí cho phẫu thuật nong van tim như thế nào?

    Tôi đang bị suy tim độ 3 và hẹp khít van 2 lá, được bác sĩ chỉ định nong van. Xin giáo sư cho biết, trường hợp của tôi nong van có thật sự cần thiết không? Nếu tôi không thực hiện thì có gì nguy hiểm không? Một ca phẫu thuật nong van có tốn kém không?
    Icon
    Chào bạn! Trước đây khi bị hẹp van 2 lá người ta sẽ mổ kín và sử dụng các biện pháp để tách van 2 lá ra nhưng hiện nay phương pháp đó đã bỏ. Hiện tại đã có biện pháp mới đó là: nong van 2 lá qua da, sử dụng thuốc tê không cần sử dụng thuốc mê. Tiêu chuẩn để thực hiện được là cần phải siêu âm để kiểm tra lại xem có hở nhiều hay không. Đồng thời dựa vào kết quả gắng sức thì bác sĩ sẽ có chỉ định cho bạn. Sau khi có điện tâm đồ, siêu âm tim, bác sĩ sẽ có biện pháp nong van cho bệnh nhân. Biện pháp nong van cũng không khó, có nhiều trường hợp sau khi nong bệnh nhân hoàn toàn khỏe bình thường, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân sau khi nong 2 lá lại bị  rách van. Vì vậy, bệnh nhân phải nằm viện một hai ngày để bác sĩ theo dõi, nếu không có biến chứng gì thì có thể xuất viện bình thường. Nếu bạn đã có chỉ định nong van, bạn nên theo chỉ định của bác sĩ không nên đợi chờ. Chi phí hiện nay với một ca nong van thông thường thì tốn khoảng 3 - 4 nghìn USD (tương đương 60 -90 triệu đồng).Cả trước và sau khi phẫu thuật, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp một số sản phẩm hỗ trợ giúp cải thiện lưu lượng máu qua van, làm giảm gánh nặng cho tim, tạo điều kiện cho van đã nong hoạt động hiệu quả, đặc biệt là phòng ngừa nguy cơ suy tim sau này, ví dụ như tpcn Ích Tâm Khang.Chúc bạn sức khỏe.