Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Triệu chứng khó thở có phải dấu hiệu của bệnh lý tim mạch?

    Em bị đau bao tử, mua thuốc uống cảm thấy hiện tượng đau giảm rõ rệt. Nhưng dạo gần đây khi ăn vào cảm thấy rất tức ở ngực mặc dù ăn rất ít. Ngay cả sáng sớm dù uống 1 ly sữa nhỏ cũng cảm thấy rất tức ngực không thở được. Cho hỏi có phải em bị bệnh lý về tim mạch không?
    Icon
    Chào bạn,Tức ngực thông thường có thể do rất nhiều nguyên nhân:- Kể từ ngoài vào trong ở trên ngực: bệnh lý cơ xương, thần kinh vùng ngực; bệnh lý màng phổi, bệnh phổi; bệnh màng ngoài tim, bệnh mạch vành…
    - Những nguyên nhân vùng dưới ngực: áp xe gan, trào ngược dạ dày thực quản...
    - Hoặc tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, lo âu, tăng thông khí cũng có thể gây ra tức ngực khó thở. Đồng thời cũng không loại trừ nguyên nhân đau tức ngực của bạn là do tác dụng phụ của thuốc điều trị.Ở trên bạn không nói rõ đang sử dụng loại thuốc nào, cũng không mô tả rõ biểu hiện tức ngực cũng như tiền sửa có vấn đề gì về tim mạch hay không nên chúng tôi không thể xác định được cụ thể nguyên nhân gây tức ngực của bạn. Hiện nay bạn nên sớm đến gặp bác sĩ điều trị, mô tả lại tình trạng, khám thực thể và có thể làm một số xét nghiệm cần thiết để bác sĩ có những chẩn đoán chính xác và có các biện pháp điều chỉnh sớm.Chúc bạn sớm khỏe!
  • Xin cho biết các thành phần trong mỡ máu?

    Tôi 50 tuổi, nam giới, vừa qua được khám sức khỏe định kỳ, bác sỹ có nói là mỡ trong máu cao, nhưng tôi lại thấy có một thành phần HDL-C thấp hơn bình thường, vậy có đúng không? Xin cho biết các thành phần trong mỡ máu và ảnh hưởng đến các bệnh liên quan như thế nào?
    Icon
    Chào anh,
    Thực tế mỡ máu hay chính xác hơn là Lipid máu là tên gọi chung của thành phần Cholesterol và Triglycerid máu. Vì không tan trong nước nên để tuần hoàn được trong mạch máu, các Lipid phải được kết hợp với Protein dưới dạng phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein. Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có 2 loại được quan tâm nhất là Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) và Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C). Trong đó, Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) là một loại cholesterol có hại vì LDL-C có vai trò chuyên chở Cholesterol từ gan đi khắp cơ thể, nên nếu các tế bào của cơ thể không thu nhận, Cholesterol thừa lưu thông trong máu sẽ tích tụ và tạo thành mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Còn Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) là một loại Cholesterol có ích vì HDL-C có nhiệm vụ thu dọn, chuyên chở cholesterol dư thừa không cần thiết trở về gan để phần lớn biến đổi thành acid mật và bài tiết theo mật ra khỏi cơ thể. Như vậy HDL làm giảm nguy cơ gây xơ vữa, do đó còn được gọi là “bạn tốt bảo vệ tim”. Khi HDL-C giảm sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu.Do đó “Mỡ trong máu cao” là cách nói thường ngày của dân ta để ám chỉ tình trạng các chất béo có trong máu như cholesterol, triglycerid vượt quá giới hạn bình thường. Tuy nhiên nếu đúng phải gọi là rối loạn lipid máu vì có một thành phần chất béo là lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) không tăng mà lại giảm là có hại vì vậy kết quả xét nghiệm của anh và kết luận của bác sĩ là hoàn toàn chính xác.Chúc anh mạnh khỏe,Thân.
  • Nhịp tim bình thường là bao nhiêu nhịp trên phút?

    Tôi 30 tuổi, nhịp tim thường xuyên 90 nhịp/phút, vậy có làm sao không?
    Icon
    Chào bạn,Ở người trưởng thành, thông thường mỗi phút tim có thể đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp, nhưng khoảng an toàn nhất cho nhịp tim khi nghỉ được các chuyên gia tim mạch khuyến cáo là 60 - 90 nhịp/phút. Ở những người thường xuyên tập thể dục nhịp tim thường sẽ thấp hơn chỉ khoảng 40-50 nhịp/phút, bởi ở những đối tượng này tim chỉ cần đập ít nhịp là có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, nhịp tim của bạn ở thời điểm hiện tại là không đáng lo ngại nếu không xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, đau tức hay nhói đau ngực. Tuy rằng nhịp tim của bạn đang ở ngưỡng an toàn, nhưng nhịp tim nhanh hơn 90 nhịp/phút, cho dù không có triệu chứng, vẫn là một tín hiệu cảnh báo về khả năng mắc bệnh bệnh tim mạch trong tương lai gần. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Na Uy trong vòng 10 năm về mối liên kết giữa sức khỏe và nhịp tim cho thấy, việc giảm nhịp tim càng về gần với khoảng tối thiểu trong giới hạn bình thường sẽ làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau này. Để có sức khỏe tốt trong tương lai, ngay từ bây giờ bạn có thể làm giảm nhịp tim khi nghỉ của mình và duy trì một trái tim khỏe mạnh bằng các phương pháp đơn giản sau đây:1. Tập thể dục thường xuyên2. Giảm căng thẳng3. Không hút thuốc lá4. Giảm cân khi dư cân, béo phìChúc bạn sức khỏe!Nguồn tham khảo: http://www.health.harvard.edu/blog/increase-in-resting-heart-rate-is-a-signal-worth-watching-201112214013
  • Hút thuốc lá có ảnh hưởng đến tim mạch không?

    Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào? Tôi đang hút thuốc nhưng muốn bỏ khó quá, có cách nào giúp bỏ thuốc lá không?
    Icon
    Chào bạn,
    Khói thuốc có rất nhiều chất độc như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh lý tim mạch, các nguy cơ này tăng lên tỷ lệ thuận với khối lượng bạn hút thuốc và thời gian bạn hút thuốc. Không những thế, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, bệnh lý đường ruột, giảm khả năng tình dục… Vì vậy, nếu bạn muốn có một cơ thể, trái tim khỏe mạnh hãy lập kế hoạch từ bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Sau đây là một số lời khuyên cho bạn để có thể bỏ thuốc thành công:- Bạn có thể sử dụng nicotine từ kẹo cao su, thuốc xịt họng để thay thế nicotin từ thuốc lá. Lưu ý không nên hút thuốc lá khi đang dùng nicotin thay thế.- Chọn một ngày đặc biệt để tiến hành bỏ hút thuốc và bạn kiên quyết với bản thân cũng như những người thân của bạn rằng bạn thực sự muốn bỏ thuốc – người thân sẽ giúp nhắc nhở khi bạn bị lung lay.- Hãy thay đổi thói quen hàng ngày, vứt gạt tàn thuốc lá đi, quét dọn nhà cửa, giặt quần áo hoặc đi giã ngoại với gia đình, bạn bè để tránh xa thuốc lá.Có thể sau khi bỏ thuốc bạn sẽ gặp phải các tình trạng như bồn chồn, lo âu, khó chịu, mất ngủ, thèm ăn nhiều, đau đầu… nhưng các triệu chứng này sẽ hết dần theo thời gian, chỉ cần bạn đủ quyết tâm, kiên trì và nhẫn nại.Chúc bạn bỏ thuốc thành công!
  • Phát hiện hở van hai lá và ba lá ở mức độ nhẹ, có nguy hiểm không?

    Tôi hoàn toàn khoẻ mạnh, khám sức khoẻ định kỳ được làm siêu âm tim phát hiện hở van hai lá nhẹ, hở van ba lá nhẹ. Vậy có nguy hiểm không? Tôi phải làm gì?
    Icon
    Hở van tim là tình trạng van tim đóng không kín dẫn đến khi tim co bóp để đẩy máu đi sẽ có một lượng máu phụt ngược lại trong buồng tim gây ứ máu ở tim làm tim phải làm việc nhiều hơn và không theo chu kì bình thường, lâu dần có thể dẫn đến suy tim. Tuỳ theo mức độ hở nặng hay nhẹ mà ảnh hưởng đến chức năng tim khác nhau. Người ta chia mức độ hở van tim thành 4 mức: 1/4 là hở nhẹ, 2/4 là hở trung bình, 3/4 là hở nặng và 4/4 là hở rất nặng. Để quyết định tình trạng hở van tim có cần điều trị hay không bác sĩ không chỉ dựa vào mức độ hở mà còn căn cứ vào triệu chứng của người bệnh (mức độ khó thở, mệt) sự tiến triển của hở van, mức độ bị ảnh hưởng của tim, chức năng tim (tim có giãn chưa, tim bóp còn tốt không...).Trường hợp của bạn hở hai lá rất nhẹ, hở ba lá nhẹ, ngoài ra không có biểu hiện triệu chứng gì hiện tại chưa có gì nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển nặng lên và gây ra nhiều hậu quả trên tim sau này. Hiện tại bạn cần tập thói quen sinh hoạt điều độ, không thức khuya, không sử dụng các chất kích thích, không làm việc gắng sức, tập các môn thể dục nhẹ nhàng và đặc biệt là nên đều đặn đi khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần. Nếu có biểu hiện gì đặc biệt như hay mệt mỏi hơn bình thường, đau tức ngực, đánh trống ngực cần báo ngay cho bác sĩ. Nếu bạn quá lo lắng về bệnh, bạn có thể hỏi tư vấn bác sĩ về việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như tpcn Ích Tâm Khang để giúp tăng cường sức khỏe tim và làm chậm lại tiến trình của bệnh.
  • Dấu hiệu phù chân và đau buốt khi đứng có phải bị bệnh tim mạch?

    Tôi bị cao huyết áp đã 5 năm nay. Vài tháng trở lại đây tôi có biểu hiện phù chân, đau buốt khi đứng, ấn vào thấy lõm. Triệu chứng này thường xuất hiện về chiều, sáng ngủ dậy lại đỡ. Tôi không hiểu vì sao mình lại bị như vậy. Tôi cần phải làm gì để khắc phục hiện tượng này?
    Icon
    Chào bạn,Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây phù. Đối với trường hợp của bạn thì rất có thể do tăng huyết áp lâu ngày dẫn tới suy tim với biểu hiện phù. Trong suy tim, do khả năng hút máu của tim suy yếu khiến máu nghèo dinh dưỡng từ các cơ quan không thể trở về tim một cách đầy đủ, ứ trệ tại các cơ quan gây ra phù. Phù trong suy tim lúc đầu rất kín đáo nhưng khi bệnh nặng lên thì ngày càng rõ rệt. Triệu chứng này thường thấy ở chân, điển hình là ở mắt cá chân, ấn lõm khó hồi phục. Ban ngày triệu chứng phù rõ hơn do phải đứng nhiều nhưng khi ngủ dậy buổi sáng thì triệu chứng phù sẽ giảm hoặc không còn (phù ít, nhẹ). Nếu bị suy tim mà ăn mặn, nhiều muối thì phù sẽ tăng lên. Ngoài ra, nếu bị phù do tim thì bên cạnh phù có thể kèm theo các triệu chứng như khó thở, môi tím, gan to...Tuy nhiên bên cạnh nguyên nhân gây phù do suy tim cũng còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng này như: Do làm việc tĩnh tại, ngồi một chỗ, hay đứng lâu, người mắc chứng giãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh lý về thận, bệnh lý về gan. Để xác định nguyên nhân gây phù do tim mạch hay không bạn cần đi khám và làm các xét nghiệm thì mới có thể kết luận chính xác được. Vì vậy trường hợp của bạn hiện nay nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp điều trị kịp thời, tránh dẫn đến các hậu quả nặng nề hơn.Trước mắt, để cải thiện triệu chứng phù chi, đồng thời nâng cao hiệu quả kiểm soát huyết áp, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày: hạn chế ăn mặn, tránh đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, tăng cường chất xơ từ rau quả, hạt ngũ cốc nguyên cám…; tăng cường vận động thể lực hằng ngày, tránh ngồi lâu 1 chỗ có thể khiến chứng phù nặng hơn. Đồng thời, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, giải quyết tình trạng ứ trệ dịch gây ra chứng phù, chẳng hạn như Tpcn Ích Tâm Khang. Thực tế có rất nhiều người bệnh tim mạch, đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng phù, mệt mỏi, khó thở… sau khi kết hợp sử dụng sản phẩm cùng với thuốc điều trị. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:https://www.youtube.com/watch?v=nqM8vTuFrgY&list=PLM9GS9CJrvmuwTtBD89s6xwH-aLZIfF9v&index=2Chúc bạn sức khỏe! 
  • Lo lắng quá có ảnh hưởng đến bệnh tim?

    Tôi bị suy tim, cũng hay bị mệt mỏi, khó thở. Cho tôi hỏi lo lắng quá có ảnh hưởng đến bệnh tim của tôi không?
    Icon
    Chào bác,
    Bác đang bị suy tim, lo lắng quá nhiều sẽ có tác động xấu đến bệnh tim mạch. Do tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể gây tăng huyết áp, làm mất tính ổn định điện của tim từ đó có thể gây ra rối loạn nhịp tim và ngừng tim. Những trường hợp cấp tính thậm chí có thể gây ra tắc động mạch vành gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.Với tình trạng bệnh của bác hiện nay bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ nên kết hợp với các biện pháp hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe trái tim, giảm triệu chứng suy tim như: tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể thư thái, giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ lạc quan, hạn chế tối thiểu tình trạng lo lắng; sử dụng các giải pháp hỗ trợ điều trị suy tim có nguồn gốc an toàn, hiệu quả, ví dụ như tpcn Ích Tâm Khang sẽ rất có ích cho bệnh tim của bác.Chúc bác nhiều sức khỏe!
  • Thừa cân có ảnh hưởng đến tim mạch?

    Tôi 37 tuổi, nam giới, cao 167 cm nặng 75 kg. Như vậy có béo quá không? ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không?
    Icon
    Chào anh,
    Để đánh giá tình trạng cân nặng của mình bạn có thể dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) – đây là chỉ số cho thấy mức độ dư thừa lượng chất béo trong cơ thể. Chỉ số khối cơ thể BMI được tính bằng cách lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho bình phương chiều cao (tính theo m) và đối chiếu kết quả theo bảng chỉ số sau:Tình trạngBMI (kg/m2)Nguy cơ tim mạchThiếu cânTăngBình thường18,5 – 24,9Bình thườngThừa cân25 – 29,9TăngBéo phì độ I30,0 – 34,9CaoBéo phì độ II35,0 – 39,9Cao hơnBéo phì độ III> = 40Rất caoBạn cao 167 cm, nặng 75 kg; chỉ số khối cơ thể của bạn là: 75/(1.672)= 26,9, đối chiếu với bảng trên, bạn được xếp vào tình trạng thừa cân. Bạn hiện nay chưa đến mức độ béo phì nhưng tình trạng thừa cân cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tăng Cholesterol và rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ bị đái tháo đường và bệnh tim mạch. Hiện nay bạn nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao, điều chỉnh chế độ ăn uống: hạn chế chất béo, chất đường để điều chỉnh cân nặng về mức độ bình thường và từ đó hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Chúc bạn sức khỏe!
  • Bị huyết áp cao có nên tránh ra ngoài khi thay đổi thời tiết?

    Tôi bị huyết áp cao hiện nay thời tiết thay đổi thất thường cho tôi hỏi tôi có nên tránh không ra ngoài trời không?
    Icon
    Đối với người bệnh tim mạch, thời tiết thay đổi chính là một nguyên nhân hay gặp khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Khi thời tiết có nhiều thay đổi, lạnh rồi nắng nóng đột ngột có thể khiến cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tim hoạt động không đồng bộ dẫn đến mệt mỏi, khó chịu, đau đầu thậm chí có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ tim, đột quỵ não.Thời tiết lạnh có thể gây co mạch, tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng mạch làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não. Bên cạnh đó khi nhiệt độ xuống thấp người mắc bệnh tim mạch dễ bị hạ thân nhiệt do không có khả năng tạo đủ năng lượng để duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch điều này có thể dẫn tới tử vong, chủ yếu là do suy tim. Mặt khác, khi thời tiết thay đổi chuyển sang nắng nóng cũng khiến cho tỉ lệ bệnh nhân tim mạch phải nhập viện tăng lên. Nguyên nhân do thời tiết nóng làm tim phải gắng sức co bóp, gây quá tải, làm nặng thêm tình trạng suy tim, có thể gây tử vong với người mắc bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành... Riêng với bệnh mạch vành, tim gắng sức làm tăng nhu cầu ôxy nên dễ gây thiếu máu cơ tim, gây ra triệu chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở và gây nhồi máu cơ tim.Chính vì vậy những người bệnh tim mạch như anh cần theo dõi thời tiết thường xuyên. Những ngày thời tiết thay đổi cần kiểm soát huyết áp chặt chẽ, hạn chế ra ngoài khi thời tiết thay đổi. Nếu thấy người nôn nao khó chịu cần phải nghỉ ngơi, tránh sự gắng sức, giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh.Trường hợp thấy các biểu hiện đau ngực trái, đau dữ dội, kéo dài 15-30 phút, lan ra cánh tay cẳng tay trái đến ngón út và áp út bàn tay trái, hoặc có thể lan sau lưng hoặc hàm dưới trái; đau kèm vả mồ hôi, khó thở, mệt nhiều, không dám vận động nặng vì gia tăng cơn đau,  hoặc các triệu chứng: yếu nửa người; nói ngọng hoặc không nói được; tê bì hoặc liệt nửa mặt, nửa người; nhìn không rõ, đau đầu dữ dội, nôn mửa, có lúc thở nhanh dồn dập, có cơn ngừng thở ngắn hoặc hôn mê... thì rất có thể đó là dấu hiệu của một cơn nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ xác định nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời hiệu quả.
  • Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân huyết áp tăng cao?

    Bác mới đi khám, bác sĩ nói bác bị huyết áp cao và có kê thuốc điều trị. Cho bác hỏi huyết áp cao là gì? Tại sao huyết áp của bác lại tăng cao như vậy?
    Icon
    Chào Bác,Huyết áp cao hay còn gọi là Tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp (huyết áp tối đa và/hoặc huyết áp tối thiểu) cao hơn mức bình thường. Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh nhân được chẩn đoán là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa trên 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu trên 90 mmHg.Trường hợp của bác không nói rõ tiền sử bệnh nên chúng tôi không thể đưa ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, hiện nay, trên 90% các trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, được gọi là tăng huyết áp tiên phát. Khoảng dưới 10% các trường hợp là tăng huyết áp thứ phát có tìm thấy nguyên nhân do:- Bệnh thận: Suy thận cấp, suy thận mãn, suy ghép thận, chạy thận nhân tạo chu kỳ.- Bệnh mạch máu: Hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, tình trạng xơ vữa, chít hẹp lòng mạch ở người lớn tuổi và người mỡ máu cao.- Bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường Aldosterone (Hội chứng Co), u tủy thượng thận, cường giáp và cường tuyến cận giáp.- Thuốc: Việc sử dụng một số thuốc co mạch, thuốc giữ muối nước, ví dụ: prednisone, aldosterone… cũng có thể gây tăng huyết áp.Nếu bác không mắc các bệnh hoặc sử dụng các thuốc kể trên thì rất có thể trường hợp của bác là chứng Tăng huyết áp tiên phát.Chúc bác sớm hồi phục sức khỏe!