Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Bệnh block nhánh phải có quan hệ tình dục được không

    Tôi biu0323 bêu0323nh block nhau0301nh phau0309i cou0301 quan hêu0323 tiu0300nh duu0323c đươu0323c không, xin bau0301c syu0303 tư vâu0301n giúp!
    Icon
    Chào bạn,Không rõ block nhánh phải của bạn là block hoàn toàn hay không hoàn toàn? Đã có các triệu chứng nào như đau ngực, mệt mỏi, ngất xỉu… hay chưa? Ngoài block nhánh phải, bạn có được chẩn đoán bị bệnh tim mạch nào khác nữa không?Nếu là trường hợp block nhánh phải không hoàn toàn, không có triệu chứng, không mắc bệnh lý nào khác về tim mạch thì hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, bạn có thể yên tâm sinh hoạt như người bình thường.Nếu là trường hợp block nhánh phải hoàn toàn, đã có triệu chứng, hoặc block nhánh do các bệnh lý tim mạch khác gây ra như hở van tim, thiếu máu cơ tim, thông liên nhĩ… thì lúc này chức năng tim đã bị ảnh hưởng, cần phải được điều trị và cần lưu ý hơn trong vấn đề sinh hoạt, vận động.Khi quan hệ tình dục cũng như khi lao động nặng, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ nhu cầu oxy cho cơ thể. Đồng thời, trong lúc giao hợp nhịp tim tăng cao tới 180 lần/phút có thể gây nguy hiểm cho người bệnh tim mạch, làm xuất hiện ngoại tâm thu, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rung tim,... dẫn đến tử vong đột ngột.Nhưng nói chung, dù là trong trường hợp nào thì việc sinh hoạt tình dục vừa phải, điều độ, có chừng mực cũng sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Chỉ trừ khi bị bệnh tim mạch quá nặng như tăng huyết áp độ cao; suy tim độ 3, độ 4; xuất hiện triệu chứng nhiều… thì mới cần hạn chế hoặc kiêng hẳn.Chúc bạn sức khỏe!
  • ngực trái đau thắt có phải bênh tim không?

    Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi: em năm nay 26 tuổi là nữ nhưng thời gian nửa năm gần đây mình có triệu chứng ngực trái đau thắt, rất có chịu mỗi lần bị như vậy không thể làm gì được, không di chuyển được chỉ đứng 1 chỗ cho cơn đau qua. Cho em hỏi như vậy em có nguy cơ bị bệnh tim mạch ko bác sĩ? Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc dùm em. Em xin cảm ơn trước!
    Icon
    Chào bạn,Dấu hiệu đau ngực có thể là triệu chứng của bệnh tim mạch, tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác như: viêm màng ngoài tim, co thắt - trào ngược thực quản, bệnh về cơ vùng ngực…Hiện nay tuổi bạn còn trẻ, trước đây chưa có tiền sử bệnh tim mạch, bạn nên đi đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa tim mạch. Tại đây, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm máu và một số thử nghiệm thích hợp như: Điện tâm đồ, nghiệm pháp gắng sức, siêu âm tim, chụp MS CT mạch vành, chụp động mạch vành… và từ đó mới có thể xác định nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị thích hợp.Chúc bạn sức khỏe!
  • Bệnh tăng huyết áp có ảnh hưởng đến mắt không?

    Chào bác sĩ, Tôi năm nay 65 tuổi, tôi bị tăng huyết áp, nghe nói bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách phòng tránh bệnh cho mắt?
    Icon
    Chào bác,Đúng là bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng ở nhiều cơ quan: não, tim, thận, mạch máu nhỏ ở võng mạc dẫn đến các bệnh ở mắt.Tổn thương ở mắt gồm: tắc nghẽn mạch máu ở mắt, chảy máu trong mắt, phù gai thị… ảnh hưởng tới thị lực người bệnh. Tắc tĩnh mạch võng mạc gây ứ trệ làm các chất trong mạch máu thoát ra khỏi thành mạch, vào võng mạc gây phù nề võng mạc, giảm thị lực.Triệu chứng có thể gặp: đột ngột bị mờ mắt, xuất hiện “hiện tượng ruồi bay”, nghĩa là thấy có rất nhiều đốm đen bay trước mắt, nguyên nhân là do khi tĩnh mạch võng mạc bị tắc, trên võng mạc xuất hiện những mạch máu mới rất dễ vỡ gây chảy máu ở bên trong mắt tạo nên hiện tượng này; ngoài ra còn đau mắt do biến chứng tăng nhãn áp.Nếu bị tắc tĩnh mạch võng mạc mà không điều trị sớm sẽ gây các biến chứng cườm nước, xuất huyết trong mắt, bong võng mạc, mù mắt. Những biến chứng này đều có thể phòng tránh bằng cách phát hiện và điều trị sớm.Để tránh những biến chứng này trên mắt, trước hết bác cần điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, đảm bảo huyết áp duy trì trong giới hạn mục tiêu. Đồng thời bác nên khám mắt định kỳ, đặc biệt nếu thấy có các dấu hiệu mờ mắt, “hiện tượng ruồi bay”… thì cần đi khám ngay tại chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị sớm.Chúc bác sức khỏe!
  • Hở van tim ba lá 1/4 có chuyển biến nhanh sang 2/4 hay 3/4 không?

    Chào bác sĩ. Cháu năm nay 18 tuổi, cháu thường bị mệt, có cảm giác đau thắt ở ngực nên đã đi khám thì phát hiện bị hở tim ba lá độ 1/4. Theo cháu đọc các tài liệu liên quan đến tim thì hở 1/4 là hở nhẹ nên cháu không quan tâm lắm. Nhưng giờ cảm giác mệt, kèm khó thở, tim đập rất mạnh lại bị tái lại có dấu hiệu xuất hiện nhiều hơn trước lúc phát hiện bệnh. Thưa bác sĩ, bệnh cháu liệu có chuyển biến nhanh sang 2/4 hay 3/4 không bác sĩ?
    Icon
    Chào bạn,Đúng như bạn biết, nếu chỉ hở van ba lá đơn thuần mức độ ¼ thì đó là hiện tượng bình thường, chưa cần phải điều trị, mà chỉ cần định kì tái khám, theo dõi. Tuy nhiên, nếu hở van là hậu quả của một bệnh lý tim mạch khác ví dụ như thiếu máu cơ tim, thấp tim… kèm theo xuất hiện những triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đau ngực… thì cần phải sớm được điều trị.Trường hợp của bạn đang xuất hiện rất rõ rệt những triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch, đây có thể hở van đã tiến triển nặng hơn, cũng có thể là hậu quả của một bệnh lý tim mạch khác. Dù là nguyên nhân gì thì chức năng tim cũng đã bắt đầu có dấu hiệu bị suy giảm. Bạn nhất thiết phải đi khám lại tại các chuyên khoa tim mạch uy tín để sớm có hướng điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nhanh tiến triển nặng hơn, dẫn đến biến chứng suy tim không hồi phục.Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang để giúp làm giảm các triệu chứng bạn đang gặp phải, làm chậm tiến trình phát triển của bệnh và phòng ngừa nguy cơ suy tim.Chúc bạn sức khỏe!Thân!
  • Huyết áp 100/80 có phải đã gặp vấn đề về tim mạch?

    Chào bác sĩ.Cháu là nữ, sinh năm 1988. Cháu thấy sức khỏe của cháu hiện tại bình thường.Nhưng khi đo huyết áp thì luôn thấy thông số huyết áp là 100 và nhịp tim khoảng 52 lần/phút.Mẹ cháu bảo như này là cháu đang có vấn đề về tim mạch rồi và khuyên cháu đi kiểm tra nhưng cháu chưa rõ mình cần phải đi kiểm tra như thế nào và tới đâu để chuyên khoa nhất.Nhờ bác sĩ tư vấn giúp cho cháu biết về sức khỏe của cháu và tới đâu để kiểm tra tốt nhất ạ.Cảm ơn bác sĩ.
    Icon
    Chào bạn,Chỉ số huyết áp 100 của bạn không rõ là chỉ số huyết áp tối đa hay tối thiểu? Nếu là chỉ số huyết áp tối đa thì đây là chỉ số bình thường, tuy hơi thấp hơn mức chỉ số huyết áp tối đa thông thường nhưng vẫn trong giới hạn cho phép. Nếu là chỉ số huyết áp tối thiểu thì cũng chỉ cao hơn mức bình thường một chút. Hiện bạn còn trẻ, cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh, với chỉ số huyết áp như trên (dù là tối đa hay tối thiểu) thì cũng không có vấn đề gì cần lo lắng. Tuy nhiên chỉ số nhịp tim của bạn là 52 nhịp/phút là hơi thấp, bạn nên tăng cường thêm tập luyện thể dục thể thao đề đặn, có thể chỉ là các môn tập luyện nhẹ nhàng như: Đi bộ, xe đạp, cầu lông,... nhưng duy trì hàng ngày và thường xuyên để tăng cường sức dẻo dai cho tim và làm tăng nhịp tim.Nếu bạn muốn đi khám, nếu bạn ở các tỉnh xa có thể đến chuyên khoa tim mạch ở các bệnh viện Đa khoa tỉnh để thăm khám. Nếu ở Hà Nội, có thể khám tại phòng khám theo yêu cầu viện Bạch Mai, khoa khám bệnh viện tim mạch, hoặc khám tại một số phòng khám ngoài có các chuyên gia đều ngành trực tiếp thăm khám như: Phòng khám 106 Lê Thanh Nghị.Bạn còn trẻ, vấn đề cũng chưa có gì nghiêm trọng, cốt yếu nhất hiện nay là tăng cường luyện tập thể dục đều đặn, có thể rèn luyện sức khỏe, tăng cả huyết áp và cả nhịp tim.Chúc bạn sức khỏe!Thân ái! 
  • Biểu hiện khi bị tắc động mạch chi là như thế nào?

    Tôi 37 tuổi, gần đây chân tôi tự dưng thấy cóng buốt ở các chi và đau ở bắp thịt cẳng chân, khi đi bộ có lúc phải dừng lại vài phút cho đến khi hết đau mới đi được, nhất là khi trời trở lạnh. Nhiều người nói có thể tôi bị tắc động mạch chi, xin hỏi có đúng không? Tôi nên khám ở đâu?
    Icon
    Chau0300o bau0323n,Nguyên nhân gây viêm tắc động mạch chi tuy chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng những bằng chứng khoa học đã chỉ ra một số yếu tố liên quan: Thuốc lá là yếu tố nguy cơ trực tiếp hay gián tiếp gây nên bệnh viêm tắc động mạch. Nghiện thuốc lá và không bỏ được thuốc lá là một nguyên nhân làm bệnh nhân rất khó khỏi bệnh mặc dù đã được điều trị tích cực; Lạnh cũng được cho là một yếu tố liên quan đến bệnh viêm tắc động mạch chi, bằng chứng là bệnh thường chỉ thấy ở cư dân xứ lạnh, ít khi thấy ở xứ nóng. Bệnh dễ gặp ở những người bị tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì...Nếu có triệu chứng như đã mô tả ở trên, bạn cần đến khám chuyên khoa mạch máu ngoại vi để được chẩn đoán nhanh nhất và chính xác nhất. Cách khám đơn giản nhất mà bất kỳ bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được là kiểm tra mạch đập ở các vị trí nếp bẹn, khoeo chân, mu chân và ống gót. Nếu không có mạch đập hoặc yếu hơn bình thường thì có thể nghĩ đến hẹp tắc mạch.Chuu0301c bau0323n sưu0301c khou0309e!

  • Biểu hiện đau thắt ngực trái có phải bệnh tim mạch?

    Cháu chào cô chú, cháu hiện đang là học sinh lớp 12, gần đây cháu hay có hiện tượng đau thắt bên ngực trái. Nó không đau thường xuyên nhưng thỉnh thoảng cháu vận động mạnh tự dưng đau thắt. Ngày trước cháu cũng thường có hiện tượng đau nhưng nhẹ, đã đi chụp X-quang nhưng họ nói cháu không bị sao. Cháu không biết hiện tượng này là dấu hiệu phổ biến của bệnh gì, có phải bệnh tim mạch không? Bố mẹ cháu đi làm suốt nên đi khám ở những nơi có chuyên môn cao, cháu ngại không dám đề nghị. Cháu rất mong được cô chú tư vấn giúp cháu
    Icon
    Chau0300o em.Mặc dù đau thắt ngực trái đúng là dấu hiệu phổ biến của bệnh tim mạch, nhưng không phải tất cả các trường hợp đau thắt ngực trái đều là đau tim. Bởi quanh vùng tim còn có rất nhiều tổ chức khác như: các dây thần kinh, thực quản, phổi, cơ ngực... Có nhiều trường hợp là do đau thần kinh nhưng mọi người lại thường lầm tưởng là đau tim.Ở độ tuổi của em, biểu hiện đau thắt, đau nhói ở ngực trái thông thường là do rối loạn thần kinh tim gây nên, chứ ít khi là do có tổn thương thực thể ở tim mạch. Bởi khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, em sẽ phải trải qua rất nhiều những thay đổi về nội tiết tố và tâm sinh lý, điều này kết hợp với stress do chuyện học hành, thi cử, có thể làm giải phóng ra một số chất gây co mạch, làm gián đoạn tạm thời dòng máu đến nuôi tim và gây ra biểu hiện đau nhói ở ngực trái. Khi em vận động mạnh, tim phải làm việc gắng sức hơn, nhu cầu ôxy của cơ tim vượt quá khả năng cung ứng của động mạch vành, nên biểu hiện đau sẽ xuất hiện rõ rệt hơn.Chụp x-quang không có giá trị chẩn đoán các bệnh về tim. Để xác định chắc chắn có mắc bệnh về tim hay không em cần phải làm các xét nghiệm liên quan đến tim như siêu âm tim, điện tâm đồ…Nếu tình trạng diễn tiến kéo dài với mức độ ngày càng nặng hơn, tốt nhất em nên bảo bố mẹ tranh thủ thời gian vào những ngày cuối tuần để đưa em đi khám tại các chuyên khoa tim mạch, từ đó xác định chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.Bên cạnh đó, em có thể tham khảo sử dụng TPCN Ích Tâm Khang, đây là sản phẩm từ thảo dược có tác dụng giãn mạch hoạt huyết, tăng cường máu tới tim, giúp giảm đau thắt ngực. Sản phẩm an toàn, thích hợp để em sử dụng lâu dài, giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe tim mạch.Chúc em sức khỏe!Thân!
  • Bệnh nhồi máu cơ tim của cha có di truyền sang con cái không?

    Xin cho tôi hỏi bệnh nhôu0300i mau0301u cơ tim cuu0309a cha cou0301 di truyêu0300n sang con cau0301i không?
    Icon
    Chào bạn,Nhồi máu cơ tim không phải là bệnh mà là biến cố của một số bệnh tim mạch như: Xơ vữa mạch vành, bệnh huyết khối, bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tĩnh mạch... Vì thế, nhồi máu cơ tim không di truyền. Nhưng gia đình bạn có bố bị bệnh tim mạch thì bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và cần thường xuyên vận động thể lực để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch không lây nhưng bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình. Có nghĩa bố bạn bị bệnh tim mạch thì bạn có nguy cao bị mắc bệnh này so với những người khác cùng lứa tuổi mà gia đình họ không có ai bị mắc bệnh tim mạch.Chúc gia đình bạn sức khỏe!
  • Mất cảm giác ở chân trái có phải do ảnh hưởng của bệnh tim?

    Bác sĩ cho cháu hỏi, mẹ cháu bị bệnh tim đã 2 năm nay và có đôi lúc mẹ cháu có tình trang không có cảm giác ở chân trái mặc dù vẫn tỉnh táo. Có lúc chân bị tê. Vậy điều đó có phải do ảnh hưởng của bệnh tim không ạ? Có cách nào để điều trị không ạ?
    Icon
    Chào bạn,Không rõ mẹ bạn bị bệnh tim cụ thể tình trạng như thế nào, có bị huyết áp cao hay không, đã từng bị đột quỵ hay chưa.
    Nếu trường hợp bệnh tim liên quan đến cao huyết áp, xơ vữa mạch hay cục máu đông, thì có thể làm tắc nghẽn động mạch ở chi dưới, gây tê bì, mất cảm giác và thậm chí nặng hơn sẽ gây hoại tử ngón chân hay bàn chân. Trong trường hợp mẹ bạn đã từng trải qua 1 cơn đột quỵ, có thể để lại những tổn thương ở vùng não, dẫn đến di chứng tê bì hoặc liệt nửa người. Bên cạnh đó, tê bì, mất cảm giác ở chân còn có thể do rất nhiều nguyên khác như đái tháo đường, suy tĩnh mạch, chèn ép dây thần kinh.... Vì vậy, trước mắt bạn phải đưa mẹ đến các cơ sở chuyên khoa để được khám xác định chính xác nguyên nhân, từ đó các bác sĩ mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp và kịp thời, tránh xảy ra những hậu quả xấu.Chúc bạn và mẹ sức khỏe!
  • Xin hỏi bảng phân mức độ tăng huyết áp?

    Bố tôi 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg có phải là bình thường theo tuổi không? Xin cho biết phân mức độ tăng huyết áp?
    Icon
    Chào bạn!

    Huyết áp là áp lực của dòng máu đi nuôi cơ thể. Bình thường, huyết áp của người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Tăng huyết áp (còn gọi là cao huyết áp, tăng sông) là một bệnh phổ biến, trong đó áp lực cả máu lên thành động mạch tăng cao, kéo dài gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp. Dưới đây là bảng phân loại tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế Thế giới và theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, bạn có thể tham khảo:





    Khái niệm


    HA tâm thu (mmHg)


     


    HA tâm trương (mmHg)




    HA tối ưu


    < 120





    < 80




    HA bình thường


    < 130





    < 85




    Bình thường - cao


    130 - 139


    Và/hoặc


    85-89




    Tăng Huyết áp




    Giai đoạn I


    140 - 159


    Và/ hoặc


    90 - 99




    Giai đoạn II


    160 - 179


    Và/ hoặc


    100 - 109




    Giai đoạn III


    ≥ 180


    Và/hoặc


    ≥ 110





    Bố bạn năm nay 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg nghĩa là đã có dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên chỉ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi tác, tình trạng vận động lúc đo, dụng cụ đo… vì vậy để xác định mức độ bạn nên đưa bố đi khám, nếu đúng là tăng huyết áp thì cần điều trị sớm để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm của nó.

    Chúc bạn mạnh khỏe.