Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Rối loạn thần kinh tim kèm theo triệu chứng khó thở

    Em năm nay 22 tuổi. Cách đây 2 năm được chẩn đoán là rối loạn thần kinh thực vật và đã uống thuốc điều trị. Cách đây 3 ngày, em có cảm giác tức ngực, nặng ngực, mệt người, kèm theo triệu chứng khó thở kéo dài hơn 30 phút. Có phải giờ bệnh cũ lại tái diễn...mong bác sĩ cho lời khuyên.
    Icon
    Chào bạn,

    Tình trạng rối loạn thần kinh tim (rối loạn thần kinh thực vật) mà trước đây bạn đã được chẩn đoán có thể gây nên các biểu hiện như hiện nay của bạn, bao gồm loạn nhịp, dễ hồi hộp, choáng váng, cảm giác đau tức, nặng nề ở vùng tim, khó thở, mệt mỏi, khi ngủ có hiện tượng bóng đè… Trước mắt, bạn cần sớm đi khám lại tại chuyên khoa tim mạch của các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

    Căng thẳng thần kinh cũng có thể gây ra hoặc làm bệnh tình của bạn nặng lên, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Hiện tại, bạn cần giữ nếp sống lành mạnh, tránh căng thẳng, thức khuya, có chế độ ăn uống điều độ, nhiều rau quả tươi, không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, tránh khói thuốc lá, luyện tập thể dục đều đặn bằng một số phương pháp như đi bộ, bơi, thái cực quyền... rất hữu ích cho bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tim.

    Đồng thời, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm Thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương để giảm các triệu chứng tức ngực, nặng ngực, khó thở, mệt mỏi… tăng cường sức khỏe tim mạch và làm chậm lại tiến trình của bệnh.

    Chúc bạn sức khỏe!
  • Bị suy tim có thể mang thai được không?

    Vợ em bị suy tim, vậy có thể mang thai không bác sĩ? Và mang thai có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ hoặc con không? Xin cám ơn bác sĩ.
    Icon
    Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:Không biết trường hợp của vợ bạn bị suy tim ở mức độ nào? Hiện nay đã có các dấu hiệu suy tim như khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… hay chưa? Bệnh suy tim nếu ở mức độ nhẹ và đáp ứng điều trị tốt vẫn có thể sinh con, tuy nhiên cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ tim mạch và bác sĩ sản khoa.Vì vậy, trước khi có ý định sinh con, bạn nên đưa vợ đi khám tổng quát để đánh giá lại chức năng tim, tiến triển của bệnh và xin lời khuyên của bác sĩ để cân nhắc xem có nên sinh em bé hay không, vì khi có thai, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn (do phải cung cấp thêm oxy và dưỡng chất cho thai nhi) khiến cơ thể mệt mỏi hơn và làm nặng thêm bệnh tim vốn có của vợ bạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi.Thân!
  • Suy tim độ 2 - hẹp van động mạch phổi có cách nào chữa trị mà không cần phải phẫu thuật không?

    Năm nay con 21 tuổi có triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đi khám thì bác sỹ chỉ định nhập viện phẫu thuật vì bị suy tim độ 2 - hẹp van động mạch phổi. Cho con hỏi có cách nào chữa trị mà không cần phải phẫu thuật không? Và con dùng Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang có giảm được mệt mỏi, khó thở không?
    Icon
    Chào bạn!Việc có cần phải phẫu thuật hay không tùy thuộc vào mức độ hẹp van và tình trạng, triệu chứng của người bệnh. Nếu hẹp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc, nhưng trường hợp của bạn đã tiến triển thành suy tim độ 2 và xuất hiện triệu chứng khó thở, mệt mỏi thì có thể điều trị bằng thuốc sẽ khó đáp ứng tốt, khiến suy tim nhanh tiến triển nặng hơn. Do đó bạn nên sớm điều trị theo chỉ định phẫu thuật của bác sĩ.Trước và sau khi phẫu thuật, bạn đều có thể sử dụng được Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang để giúp giảm triệu chứng tức ngực, khó thở, mệt mỏi… và làm chậm tiến trình suy tim.Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn phải luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh stress, sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, chơi thể dục thể thao vừa sức, ăn giảm muối, mỡ, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, caffein…Chúc bạn sức khỏe!Thân!
  • Hở van 3 lá, gần đây thấy đau ngực

    Năm nay em 23 tuổi, cách đây 3 năm em đi khám thì bị hở van tim 3 lá, van động mạch chủ mức độ 3, nhưng em không thấy có biểu hiện gì, lâu lâu mới hơi bị mệt. Nhưng dạo gần đây em thường xuyên thấy đau ngực. Trong 1 ngày có khoảng 15 phút bị khó thở, sau đó người rất mệt và dần dần trở lại bình thường. Cho em hỏi có phải bệnh hở van tim của em đã nặng thêm không?
    Icon
    Chào bạn,Không rõ trước đây bạn được đi khám và được kết luận như vậy thì bác sĩ có cho dùng thuốc gì hay không? Hở van là tình trạng van tim đóng không kín, dẫn đến khi tim co bóp để đẩy máu đi thì một lượng máu sẽ bị phụt ngược trở lại buồng tim, gây ứ máu ở tim và khiến tim phải làm việc nhiều hơn, không theo chu kì bình thường, lâu dần có thể dẫn đến suy tim, với các biểu hiện khó thở, mệt mỏi, đau ngực… Theo như các triệu chứng bạn mô tả, có thể thấy tình trạng hở van của bạn đang tiến triển nặng thêm và có dấu hiệu của suy tim. Do đó, bạn cần sớm đi khám tại khoa tim mạch của những bệnh viện lớn, để kiểm tra lại mức độ hở van tim, đánh giá tình trạng bệnh và có hướng điều trị kịp thời.Bên cạnh phác đồ điều trị mà bác sỹ chỉ định, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm triệu chứng đau ngực, mệt mỏi, khó thở… và làm chậm lại tiến trình trình phát triển của bệnh. Đồng thời phải luôn giữ tâm lí thoải mái, tránh stress, sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, chơi thể dục thể thao vừa sức, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, caffein…Chúc bạn sức khỏe!Thân!
  • Suy tim I49 có dùng Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang được không?

    Chau0301u chau0300o BS, meu0323 chau0301u đi khau0301m bêu0323nh thiu0300 BS nou0301i meu0323 chau0301u biu0323 suy tim nhưng không nói rou0303 suy tim đôu0323 mâu0301y chiu0309 ghi suy tim I49. BS cho chau0301u hỏi bêu0323nh cuu0309a meu0323 cháu hiện nay như vậy là gì và mẹ cháu có thể dùng Thực phẩm chức năng Iu0301ch Tâm Khang đươu0323c không ạ? Chau0301u cau0309m ơn BS.
    Icon
    Chào bạn,Suy tim I49 là một cách viết mã hóa bệnh theo phân loại quốc tế về bệnh tật phiên bản thứ 10 (ICD-10), bạn có thể hiểu suy tim ở mẹ bạn có nguyên nhân loạn nhịp tim.Bình thường quả tim đập nhịp nhàng, đều đặn khoảng 65 – 70 lần/phút nhờ các xung động phát ra từ hệ thống dẫn truyền trong tim một cách nhịp nhàng. Tuy nhiên, khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn, các buồng tim có bóp không theo tuần tự, máu được hút đẩy không đều trong quả tim sẽ dẫn tới ứ máu ở tim và máu không được cung cấp đầy đủ ra hệ thống tuần hoàn gây loạn nhịp tim. Tình trạng loạn nhịp diễn ra lâu ngày dẫn tới suy tim. Mẹ bạn có thể tham khảo sử dụng Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang để giúp giảm các triệu chứng của suy tim như ho, phù, khó thở, mệt mỏi,... tăng cường chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến trình suy tim.Hiện tại, mẹ bạn có thể sử dụng Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang cùng với các thuốc điều trị với liều 4 viên/ngày chia 2 lần vào trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h, cách cách thuốc khác 2h để đạt được hiệu quả và an toàn sử dụng.Chúc mẹ bạn sớm khỏe!Thân!
  • Đau ngực nhưng không khó thở là bệnh gì?

    Em 24 tuổi, nặng 68kg cao 1.7m. Gần đây em có triệu chứng đau giữa ngực. Chỉ khi ngủ dậy mới bị đau nhưng không khó thở. Bác sĩ cho em hỏi e bị bệnh gì?
    Icon
    Chào bạn,Tình trạng đau tức ngực có thể do nhiều rất nguyên nhân khác nhau gây nên như: bệnh tim mạch, bệnh đau dây thần kinh, bệnh lý tại phổi, hoặc cũng có thể do bạn nằm ngủ sai tư thế làm chèn ép tim… Trước tiên bạn nên theo dõi tần suất và mức độ nặng của triệu chứng đau tức ngực kết hợp với điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh bao gồm:- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...- Tránh thức khuya, nên ngủ sớm đủ giấc, ăn uống điều độ.- Tập hít sâu thở chậm giúp giải tỏa căng thẳng stress.Trong trường hợp tình trạng này kéo dài đồng thời xuất hiện thêm biểu hiện khó thở, tim đập nhanh… thì bạn hãy đến chuyên khoa tim mạch của các bệnh viện uy tín để khám và xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.Nếu sau khi đi khám, phát hiện nguyên nhân đau ngực là bệnh tim mạch, bên cạnh các thuốc điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm tpcn Ích Tâm Khang để hỗ trợ làm giảm đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng nguy cơ suy tim.Chúc bạn sức khỏe!
  • Tim 45 nhịp/ phút có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

    Cháu chào bác sĩ. Cháu là nam giới, năm nay 23 tuổi, cháu đi kiểm tra sức khỏe, đo điện tim được 45 nhịp/ phút. Các bác sĩ nói là nhịp xoang chậm. Vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cách điều trị như thế nào ạ, cháu cảm ơn bác sĩ.
    Icon
    Chào bạnThông thường nhịp xoang chậm không nhất thiết là bệnh lý. Không biết bạn có thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hay không? Vì nhịp tim của những người hoạt động thể thao thường xuyên có thể dưới 60 lần/phút. Tuy nhiên, nhịp xoang chậm còn xuất phát từ một số nguyên nhân như: tăng trương lực phó giao cảm (thường gặp nhất), tăng áp lực nội sọ, nhược giáp, nhồi máu cơ tim cấp, sốt thương hàn, thấp tim cấp, thời kỳ hồi phục sau một bệnh nhiễm trùng. Thường thì nhịp xoang chậm do tăng trương lực phó giao cảm hoặc nhịp chậm nhưng không có triệu chứng hay rung nhĩ thì không nhất thiết phải điều trị. Trường hợp của bạn, trước tiên nên có một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép, không hút thuốc lá, hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu; tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu có điều kiện, bạn có thể tham khảo sử dụng Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng ngừa suy tim.Nếu bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, trống ngực, khó thở thì bạn phải đến khám tại các chuyên khoa tim mạch để được điều trị kịp thời.Chúc bạn sức khỏe.
  • Nhịp tim 97 lần/phút có phải bệnh tim?

    Năm nay tôi 50 tuổi, nhịp tim 97 lần/phút, thỉnh thoảng tôi thấy đau nhói ở vùng ngực trái, như vậy có phải là tôi đã bị bệnh tim không?
    Icon
    Chào bạn,Nhịp tim của bạn vào khoảng 97 lần/ phút có thể là hơi nhanh, nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường, vì vậy không cần quá lo lắng. Hiện tượng đau ở ngực trái có thể do rất nhiều nguyên nhân, thông thường là do các bệnh lý về tim mạch, ngoài ra còn có thể do các vấn đề về nội tiết, đau dây thần kinh, bệnh thực quản, phổi, cơ ngực, căng thẳng, stress…Ở nữ giới, tuổi 50 là độ tuổi đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Ngoài ra, 50 cũng là ngưỡng tuổi dễ gặp các vấn đề về huyết áp và tim mạch. Vì vậy, nếu biểu hiện đau diễn ra thường xuyên và kéo dài, tốt nhất bạn nên đi khám sớm để xác định chính xác được nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nên duy trì nếp sống điều độ; ăn hạn chế mỡ, đường, cà phê, trà, rượu bia, khói thuốc lá, đồ ăn nhiều cholesterol; tập luyện thể dục hàng ngày; ngủ đủ giấc; tránh thức khuya căng thẳng, stress,…Chúc bạn sức khỏe!Thân!
  • Nhịp tim bao nhiêu là bình thường?

    BS cho em hỏi, thời cấp 3 em có tập thể dục thể thao, nhưng sau đó đi học xa nhà nên chẳng tham gia phong trào gì nữa. Bây giờ em 27 tuổi nhịp tim đập bình quân 46 lần/phút liệu có phải là yếu tim không? Vì em thấy chỉ có vận động viên mới có nhịp tim như vậy.
    Icon
    Chào bạn!Nhịp tim bình thường của người trưởng thành là khoảng 60 – 100 nhịp/ phút. Ở các vận động viên thể thao, nhịp tim có thể thấp hơn, khoảng từ 40 - 60 nhịp/ phút. Thông thường người càng khỏe mạnh, thì nhịp tim càng thấp, nhưng nếu thấp dưới giới hạn bình thường thì có thể đã bị mắc hội chứng nhịp tim chậm.Bạn 27 tuổi, không phải vận động viên, nếu cách đo nhịp tim của bạn thực sự chính xác, thì 46 nhịp/phút là nhịp chậm. Nhìn chung, nếu nhịp tim chậm không gây ra triệu chứng thì không cần điều trị, nhưng một khi gặp phải triệu chứng nặng (hay ngất) thì cần phải dùng thuốc, thậm chí cần phải được cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Trường hợp xấu nhất khi nhịp tim quá chậm (dưới 30 lần/ phút), ôxy não bị thiếu trầm trọng dẫn tới ngất, nếu các biện pháp làm tăng nhịp tim không được thực hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.Tốt nhất bạn nên sớm đến các cơ sở chuyên khoa để khám, xác định chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp.Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3-6 tháng. Sản phẩm có tác dụng tăng cường sức co bóp cho tim giúp tim hoạt động đồng bộ hơn, nếu dùng lâu dài có thể nâng nhịp tim của bạn lên mức bình thường. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh chậm nhịp tim từ một người bệnh qua video sau:Bác Đàm ở Nho Quan – Ninh Bình chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh chậm nhịp timChúc bạn sức khỏe!Thân!
  • Bệnh block nhánh phải có quan hệ tình dục được không

    Tôi biu0323 bêu0323nh block nhau0301nh phau0309i cou0301 quan hêu0323 tiu0300nh duu0323c đươu0323c không, xin bau0301c syu0303 tư vâu0301n giúp!
    Icon
    Chào bạn,Không rõ block nhánh phải của bạn là block hoàn toàn hay không hoàn toàn? Đã có các triệu chứng nào như đau ngực, mệt mỏi, ngất xỉu… hay chưa? Ngoài block nhánh phải, bạn có được chẩn đoán bị bệnh tim mạch nào khác nữa không?Nếu là trường hợp block nhánh phải không hoàn toàn, không có triệu chứng, không mắc bệnh lý nào khác về tim mạch thì hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, bạn có thể yên tâm sinh hoạt như người bình thường.Nếu là trường hợp block nhánh phải hoàn toàn, đã có triệu chứng, hoặc block nhánh do các bệnh lý tim mạch khác gây ra như hở van tim, thiếu máu cơ tim, thông liên nhĩ… thì lúc này chức năng tim đã bị ảnh hưởng, cần phải được điều trị và cần lưu ý hơn trong vấn đề sinh hoạt, vận động.Khi quan hệ tình dục cũng như khi lao động nặng, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ nhu cầu oxy cho cơ thể. Đồng thời, trong lúc giao hợp nhịp tim tăng cao tới 180 lần/phút có thể gây nguy hiểm cho người bệnh tim mạch, làm xuất hiện ngoại tâm thu, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, rung tim,... dẫn đến tử vong đột ngột.Nhưng nói chung, dù là trong trường hợp nào thì việc sinh hoạt tình dục vừa phải, điều độ, có chừng mực cũng sẽ có lợi hơn cho sức khỏe. Chỉ trừ khi bị bệnh tim mạch quá nặng như tăng huyết áp độ cao; suy tim độ 3, độ 4; xuất hiện triệu chứng nhiều… thì mới cần hạn chế hoặc kiêng hẳn.Chúc bạn sức khỏe!