Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Tại sao bệnh cao huyết áp cần tăng lượng Kali?

    Tôi năm nay 54 tuổi, bị cao huyết áp. Khi đi khám, bác sỹ khuyên tôi nên giảm lượng natri và tăng lượng kali cho cơ thể. Tại sao khi bị huyết áp lại phải tăng lượng kali vậy?
    Icon
    Chào bác! Chắc hẳn bác đã biết natri và kali là hai khoáng chất được tìm thấy trong muối. Câu hỏi của bác cũng là thắc mắc của nhiều người bệnh tăng huyết áp khác. Trong đó có một trường hợp bệnh nhân trước đây của tôi. Cô ấy cũng bị huyết áp cao và phải điều trị bằng cách giảm ăn muối chứa natri và bổ sung muối chứa kali. Tại sao lại vậy?Vì những người có chế độ ăn giàu kali sẽ có huyết áp thấp hơn so với những người có chế độ ăn nghèo kali. Khi bác bị tăng huyết áp bác nên bổ sung nguồn thực phẩm giàu kali và nên hạn chế ăn muối. Bởi thành phần natri có trong muối gây giữ nước khiến lượng chất lỏng trong mạch máu tăng lên, dẫn đến tăng huyết áp, do đó gia tăng áp lực cho tim. Còn kali giúp cơ thể loại bỏ natri dư thừa, làm thư giãn mạch máu giúp hạ huyết áp.Hiện nay, do thói quen sử dụng đồ ăn sẵn, thực phẩm đóng hộp mà trong chế độ ăn của chúng ta làm tăng hàm lượng natri và giảm kali dẫn đến tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc đảo ngược sự mất cân bằng giữa hai khoáng chất này có thể giúp ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đầu tiên, bác cần thay thế sử dụng muối natri bằng muối chứa kali. Vì vậy, bác nên ăn nhạt và bổ sung nguồn thực phẩm giàu kali như các loại trái cây và rau quả. Dưới đây là danh sách các thực phẩm giàu kali mà bác có thể tham khảo!
    Chúc bác sức khỏe.
  • Bệnh hẹp van tim hai lá là gì?

    Gần đây tôi hay bị khó thở, mệt mỏi. Đi khám bác sỹ chẩn đoán bị hẹp van tim hai lá. Vậy cho tôi hỏi hẹp van tim hai lá là gì? Điều trị như thế nào?
    Icon
    Chào chú,Bệnh hẹp van tim hai lá là tình trạng thu hẹp diện tích mở lỗ van hai lá do dày hoặc dính mép van 2 lá. Hẹp van tim 2 lá làm hạn chế khả năng mở và sự lưu thông máu qua phần bên trái của tim, khiến tim gặp khó khăn và phải tăng lực co bóp để bơm máu qua lỗ van bị hẹp. Bởi van hai lá là nơi máu lưu thông giữa hai buồng tâm nhĩ và tâm thất trái. Khi máu được bơm từ tâm nhĩ xuống tâm thất, van 2 lá sẽ mở ra, còn khi máu được bơm từ tâm thất trái ra hệ thống tuần hoàn, van hai lá sẽ đóng lại để ngăn không cho máu trào ngược trở lại buồng tim. Hẹp van hai lá là một trong những nguyên nhân khiến tim không bơm đủ máu ra hệ tuần hoàn, gây biểu hiện mệt mỏi, choáng váng. Tùy vào mức độ hẹp của van mà sẽ có một lượng máu lớn ứ đọng tại tim, mang theo nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim nếu không được điều trị sớm.Van 2 lá bình thường và hẹp van 2 láBệnh hẹp van tim hai lá thường được gây ra bởi các nguyên nhân:- Sốt thấp khớp (thấp tim) - Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ- Các nguyên nhân hiếm gặp khác như: xạ trị, dị tật bẩm sinh, khối u, các cục máu đông, canxi bám vào vanKhi bị hẹp van tim hai lá chú thường gặp phải các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đặc biệt là khi tập thể dục hoặc nằm ở tư thế đầu thấp. Ngoài ra, chú cũng có thể gặp phải các biểu hiện như: Ho (có hoặc không có đờm), sưng ở mắt cá chân và / hoặc bàn chân, tim đập nhanh, đau thắt ngực, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim…Để điều trị hẹp van tim hai lá, chú cần được khám kỹ càng bởi bác sỹ chuyên khoa tim mạch: Khám thực thể, điện tâm đồ, điện tim, X-quang, và một số thử nghiệm khác để đánh giá mức độ hẹp và chức năng tim để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.Chú có thể được điều trị bằng thuốc (thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc chống loạn nhịp…), hoặc phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế van tim hai lá nếu đáp ứng kém với thuốc điều trị.Bên cạnh việc thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sỹ, chú nên thay đổi lối sống để giảm bớt các triệu chứng và cải thiện sức khỏe như tránh sử dụng rượu, bia, đồ uống chứa caffeine và hạn chế muối, đường. Chú cũng có thể sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên cũng là cách để hạn chế hẹp van nặng lên và phòng ngừa suy tim do bệnh van tim, chẳng hạn như tpcn Ích Tâm Khang.Để có kiến thức đầy đủ về bệnh hẹp van tim hai lá, chú nên trao đổi trực tiếp với bác sỹ và có thể đọc thêm tại bài viết sau đây.Chúc chú sức khỏe.
  • Sau đặt stent, bị suy tim có đặt thêm stent được nữa không?

    Chào chuyên gia, ba em đã nong mạch, đặt stent được 1 năm rồi, bây giờ lại rất khó thở, mệt và ăn uống không được. Vào bệnh viện thì bác sỹ nói ba em suy tim nên chỉ cho thuốc uống. Vậy tim ba em có can thiệp được nữa ko, hay phải điều trị như thế nào ạ.
    Icon
    Bạn thân mến!Hiện tại bác sỹ chưa nói rõ hoặc gia đình bạn có thể chưa hỏi kỹ bố bạn đang được chẩn đoán suy tim độ mấy và nguyên nhân gây suy tim là gì? Vì đôi khi đặt stent chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt. Có một số người bệnh sau đặt stent sẽ bị tái hẹp, tắc lại do huyết khối hoặc bị bít tắc tại đoạn động mạch khác. Thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim dài ngày trái, tim dần bị suy yếu cuối cùng dẫn đến suy tim.Tuy nhiên để điều trị suy tim hiệu quả thì tôi nghĩ gia đình cần phải hiểu rõ bệnh tình của bố cũng như các biện pháp chăm sóc. Không ai khác ngoài bác sỹ điều trị chính thức cho bố bạn mới giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này. Vì vậy, hãy đến gặp bác sỹ điều trị để hỏi kỹ lại vấn đề của bố bạn đang gặp phải.Nếu suy tim do một vài lý do sau đây, bố bạn có thể thực hiện các can thiệp hoặc phẫu thuật để hạn chế triệu chứng của bệnh:- Nếu tái hẹp động mạch vành hoặc tắc lại do huyết khối bố bạn có thể được chỉ định phẫu thuật lại- Nếu xuất hiện một đoạn động mạch bị tắc nghẽn mới có thể tiếp tục đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành- Nếu nguyên nhân do hẹp hở van tim thì có thể thực hiện các can thiệp sửa chữa hoặc thay thế van tim- Suy tim không đáp ứng với thuốc điều trị và các biện pháp khác thay tim là giải pháp cuối cùng. Nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành do chi phí đắt, phẫu thuật phức tạp, và phải tìm được tim phù hợp với cơ thể người nhận. Vì vậy giúp người bệnh sống với bệnh suy tim là việc ưu tiên hàng đầu, gia đình cần quan tâm giúp đỡ bệnh nhân vượt qua giai đoạn này.Bạn tham khảo cho bố sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện các triệu chứng đau tức ngực, khó thở và làm chậm tiến triển của suy tim. Đặc biệt nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả như giảm tỷ lệ tái nhập viện và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân suy tim như tpcn Ích Tâm Khang.Chúc bố bạn sớm khỏe! 
  • Thiếu máu cơ tim có khỏi hẳn được không?

    Em đi khám được chẩn đoán bị thiếu máu cơ tim do hẹp động mạch vành. Vậy chuyên gia cho em hỏi bệnh của em có cách nào chữa khỏi hẳn được không?
    Icon
    Chào bạn,Động mạch vành là động mạch duy nhất trong cơ thể có nhiệm vụ cung cấp máu đến nuôi tim. Khi một phần hoặc toàn bộ động mạch bị tắc nghẽn sẽ làm xuất hiện tình trạng thiếu máu cơ tim. Trong một số trường hợp, nếu được chỉ định tiến hành đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch có thể bệnh thiếu máu cơ tim sẽ hết. Tuy nhiên đây không phải là mục tiêu điều trị dài hạn vì theo thời gian động mạch có thể bị tái hẹp trở lại và bạn bắt buộc phải sử dụng các thuốc chống đông suốt đời. Mặt khác không phải ai cũng được tiến hành chỉ định phẫu thuật mà bác sỹ sẽ luôn cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và rủi ro có thể xuất hiện gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy bạn cần trao đổi kỹ hơn với bác sỹ để được tiên lượng chính xác.Một vấn đề rất quan trọng trong điều trị bệnh tim mạch nói chung đó chính là thái độ của người bệnh. Nếu người bệnh tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, tập luyện thường xuyên, tái khám sức khỏe định kỳ và tin tưởng vào quá trình điều trị sẽ là liều thuốc tâm lý tốt nhất giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.Trước mắt bạn có thể sử dụng thêm Tpcn Ích Tâm Khang. Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam với thành phần chính là các thảo dược từ thiên nhiên nên rất an toàn, thích hợp khi sử dụng lâu dài. Mặt khác sản phẩm đã được đánh giá hiệu quả tại viện 108 và được đăng tải trên tạp chí khoa học toàn cầu Canada giúp làm giảm các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi… và ngăn ngừa nguy cơ suy tim.Chúc bạn có nhiều sức khỏe.Thân! 
  • Hở van tim 3 lá ¾ có tăng áp động mạch phổi nguy hiểm không?

    Tôi khám bệnh kết quả là hở van tim 3 lá 3/4 có tăng áp động mạch phổi. Vậy bệnh này có nguy hiểm không. Tôi muốn đi kiểm tra lại tại Hồ Chí Minh thì nên khám tại đâu?
    Icon
    Chào bạn!Mức độ hở van của bạn đang ở mức độ nặng và có kèm theo tăng áp phổi nên sẽ gây cho bạn nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh lâu dần không kiểm soát tốt có thể dẫn tới nhiều biến chứng khá nguy hiểm như huyết khối, suy tim, đột quỵ.... Vì vậy bạn cần đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa tim mạch như bệnh viện tim HCM, Bệnh viện Y dược HCM, Chợ Rẫy… để được các bác sỹ chỉ định làm những xét nghiệm cần thiết giúp tiên lượng tình trạng bệnh từ đó sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả.Điều trị nội khoa không thể làm van 3 lá tự đóng lại nhưng có thể làm giảm triệu chứng. Thay đổi lối sống cũng có thể giúp cải thiện tình trạng, nên bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế sử dụng chất kích thích như trà đặc, café, rượu bia, thuốc lá, tránh sử dụng thuốc tránh thai, không nên đi du lịch xa và ở những nơi có độ cao do không khí loãng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó thở. Giải tỏa căng thẳng lo lắng bằng cách nghe nhạc, tham gia các hoạt động tập thể và luyện tập yoga, thiền thường xuyên. Ăn giảm muối và đầy đủ các chất dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng giúp cải thiện tình trạng bệnh.Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực và làm chậm tiến triển của bệnh phòng ngừa suy tim.Chúc bạn luôn khỏe.Thân! 
  • Hở van tim 2 lá 2/4 cần chữa trị thế nào?

    Chào chuyên gia, mẹ tôi bị bệnh hở van tim 2 lá cấp độ 2/4 thì nên chữa trị như thế nào?
    Icon
    Bạn thân mến,Không biết là hở van của mẹ bạn có làm xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, choáng ngất… khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi hay không? Vì tùy thuộc vào mức độ hở van và ảnh hưởng của nó gây ra đối với sức khỏe người bệnh mà phương pháp điều trị cũng sẽ có sự khác nhau. Nếu đơn thuần hở van chưa gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bạn chỉ cần tái khám sức khỏe định kỳ. Nếu hở van nặng có thể cần dùng thuốc hoặc can thiệp, thay thế van. Tốt nhất bạn nên đưa mẹ khám lại, trao đổi kỹ hơn với bác sỹ để xem xét tình trạng hiện tại của mẹ bạn từ đó lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý nhất.Trước mắt, bạn có thể cho mẹ sử dụng thêm Tpcn Ích Tâm Khang. Sản phẩm đã được nghiên cứu và đăng tải trên tạp chí khoa học toàn cầu Canada giúp hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng hở van (nếu có) và ngăn ngừa nguy cơ suy tim do hở van tiến triển.Để hiểu hơn về bệnh bạn tham khảo thêm thông tin trong bài viết sau:http://suytim.com.vn/bai-viet/thong-tin-benh/hep-ho-van-2-la---dieu-tri-nhu-the-nao.htmlBên cạnh đó, mẹ bạn cũng cần ngủ đủ giấc, hạn chế vận động nặng, hạn chế sử dụng chất kích thích như trà đặc, café… đồ ăn nhanh, ăn tăng cường rau xanh, hoa quả tươi và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe và kiểm soát tiến triển hở van.Chúc mẹ bạn chóng khỏe.Thân.
  • Chí phí đặt stent mạch vành?

    Tôi đi khám, được bác sĩ chẩn đoán bệnh mạch vành và yêu cầu nong động mạch, đặt stent. Xin hỏi chi phí một lần đặt stent là bao nhiêu? Tôi có đóng bảo hiểm thì bảo hiểm chi trả thế nào? Xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,Nong động mạch và đặt stent là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh mạch vành. Bác sĩ sẽ tiến hành luồn một ống thông (bên trong là bóng chưa được bơm và bao ngoài là stent) từ động mạch đùi lên vị trí động mạch cần nong rộng, sau đó bơm căng bóng nhằm chèn ép mảng xơ vữa, đồng thời ép chặt stent vào thành mạch. Khi stent (giá đỡ thành mạch) cố định, ống thông được rút ra, lòng động mạch được nong rộng cải thiện lưu thông máu.Hình ảnh ống thông trong phương pháp đặt stent điều trị tắc hẹp động mạch vànhChi phí đặt stent phụ thuộc nhiều vào bệnh viện nơi bạn chọn tiến hành thủ thuật và có bảo hiểm hay không. Thông thường, chi phí cho 1 lần tiến hành đặt 1 stent như sau:- Chụp và can thiệp: từ 3 – 4 triệu/lần nếu có bảo hiểm; 5 – 6 triệu/lần tự chi trả.- Đặt stent: 40 – 50 triệu/lần/stent nếu có bảo hiểm; 70 – 80 triệu/lần/stent tự chi trả (stent tốt có phủ thuốc).- Các chi phí khác như viện phí, thuốc men… phụ thuộc vào bệnh viện nơi bạn khám.Trên đây chỉ là ước tính chi phí chung, để biết chi tiết hơn, bạn nên liên lạc trực tiếp với bác sỹ điều trị để có lời khuyên tốt nhất. Tổng chi phí khá cao, bạn cần chuẩn bị trước cả về tinh thần và kinh tế trước khi quyết định tiến hành đặt stent.Chúc bạn sức khỏe! 
  • Phòng ngừa suy tim do cao huyết áp?

    Tôi hiện nay đang bị bêu0323nh cao huyêu0301t au0301p (cha me tôi cuu0303ng bị bêu0323nh nau0300y vau0300 đã mất), tôi đã uôu0301ng thuôu0301c điêu0300u triu0323 huyết áp được 5 năm rôu0300i. Xin các chuyên gia sức khỏe tư vâu0301n giúp tôi cau0301ch triu0323 bêu0323nh cao huyết áp để phòng ngừa suy tim vau0300 uôu0301ng nhiêu0300u thuốc quau0301 cou0301 sinh ra cau0301c bêu0323nh khau0301c không? xin cau0301m ơn!
    Icon
    Chào bạn,Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành mạch, huyết áp càng cao càng làm tăng áp lực cho tim, lâu dần sẽ gây dày thất trái và dẫn tới suy tim. Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần phải có phác đồ điều trị lâu dài và dùng thuốc hạ áp thường xuyên để giúp ổn định huyết áp và phòng những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Uống thuốc giúp điều chỉnh trị số huyết áp về giá trị mong muốn chứ không làm phát sinh các bệnh khác do uống nhiều. Tuy nhiên khi dùng thuốc đôi khi cũng có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn như hạ áp quá mức, ho khan, rối loạn trên đường tiêu hóa… Chính vì vậy khi gặp phải các tác dụng này bạn nên thông báo với bác sỹ điều trị. Gửi bạn bài viết thêm thông tin sử dụng thuốc hạ huyết áp an toàn:http://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nguyen-tac-su-dung-thuoc-dieu-tri-tang-huyet-ap-an-toan-hieu-qua.htmlNgoài ra bạn cũng có thể kiểm soát huyết áp và phòng biến chứng bằng chế độ ăn uống, lối sống như ăm giảm muối, hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ động vật, đồ ăn nhiều đường... ăn tăng rau xanh, hoa quả tươi và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên bằng các môn thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe, cầu lông… Bạn tham khảo thêm thông tin giúp giảm huyết áp sau: http://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/giam-huyet-ap-bang-bien-phap-khong-dung-thuoc.htmlChúng tôi được biết hiện nay có thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim do bệnh tim mạch, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN này cùng với thuốc điều trị, chỉ cần dùng cách nhau 1-2h.Chúc bạn sức khỏe.
  • Suy tim và nhồi máu cơ tim có phải một bệnh?

    Tôi năm nay 67 tuổi, cách đây 3 năm bị nhồi máu cơ tim nhưng phát hiện sớm nên cấp cứu kịp thời. Tháng trước tôi đi khám bệnh thì được kết luận suy tim độ 2. Cho tôi hỏi nhồi máu cơ tim và suy tim có phải là một bệnh không?
    Icon
    Chào bác,Nhồi máu cơ tim và suy tim là 2 tình trạng khác nhau:Nhồi máu cơ tim (cơn đau tim) xảy ra khi có mảng xơ vữa hoặc cục máu gây tắc nghẽn động mạch vành khiến cơ tim đột ngột bị thiếu máu. Vùng tim cơ tim bị thiếu máu này có thể ngừng hoạt động tạm thời hoặc hoại tử nếu thiếu máu mạch vành trong thời gian kéo dài. Sau nhồi máu cơ tim, tim có thể tiếp tục hoạt động bình thường hoặc gặp phải một dạng rối loạn nhịp tim là rung nhĩ. Đây là hậu quả của sự rối loạn dẫn truyền tín hiệu điện tim qua vùng mô sẹo tim mà cơn đau tim để lại, cơn rung nhĩ nghiêm trọng có thể khiến người bệnh tử vong.Còn suy tim là tình trạng yếu đi của cơ tim, khiến tim giảm hoặc mất khả năng co bóp để bơm máu tới các cơ quan. Suy tim thường là tiến triển cuối cùng của các bệnh tim mạch mạn tính như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, hẹp hở van tim, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh… hoặc bệnh khác làm ảnh hưởng đến cơ tim. Do thiếu máu tới hầu hết bộ phận trong cơ thể nên người bệnh suy tim sẽ gặp phải triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, ho, phù... Đây không phải là một quá trình cấp tính nên không gây cơn đau thắt và không dẫn đến tử vong đột ngột. Còn cơn đau tim là tình trạng cấp tính, xảy ra đột ngột đôi khi không có dấu hiệu báo hoặc gây đau ngực nghiêm trọng, có thể gây đột tử cho người bệnh.Chúc bác sức khỏe.
  • Đặt stent mạch vành, đau ngực trái khi thở sâu, vận động cơ vai khắc phục ra sao?

    Tôi 45 tuổi, tôi đặt stent mạch vành được 2 năm nay, nhưng dạo này tôi có triệu chứng đau ngực trái, đau khi cố gắng thở sâu, vận động cơ vai. Cho tôi hỏi đây là biểu hiện gì và cách khắc phục? Xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,Đặt stent động mạch chỉ có tác dụng tạm thời, giúp khơi thông đoạn động mạch đang bị tắc nghẽn, làm giảm các triệu chứng và nguy cơ xuất hiện biến chứng do tắc nghẽn động mạch gây ra, do đó nó không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh chẳng hạn như xơ vữa động mạch đã có từ trước đó. Vì vậy, một đoạn động mạch khác hoàn toàn có thể phát sinh tắc nghẽn.Cũng chính vì lý do đó, mà các triệu chứng như đau ngực trái, khó thở, khó vận động cơ vai… rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của cơn đau tim do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim, do động mạch bị tắc nghẽn, nếu không được điều trị có thể dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim, cuối cùng dẫn đến suy tim. Vì vậy bạn nên nhanh chóng sắp xếp thời gian đến ngay khoa tim mạch của các cơ sở khám bệnh có uy tín để được thăm khám và từ đó có hướng xử trí kịp thời.Ngoài ra, bạn nên chú trọng về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày như: không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích không có lợi cho tim mạch như rượu, bia, cafe; thực hiện chế độ ăn lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng; hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều mỡ động vật; giảm thiểu căng thẳng stress bằng cách thư giãn gân cốt, tập hít sâu thở chậm; duy trì tập luyện thể thao bằng các bài tập nhẹ nhàng hàng ngày…Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang với liều ngày 4 viên chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1h, cách các thuốc khác từ 1 – 2h, duy trì thường xuyên ít nhất 3 – 6 tháng. Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau ngực, khó thở… cải thiện tuần hoàn mạch vành giảm đau thắt ngực và phòng ngừa suy tim.Chúc bạn sức khỏe.Thân!