Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Triệu chứng hở van 3 lá?

    Em mới phát hiện bị hở van tim 3 lá, nhưng em thấy sức khỏe vẫn bình thường. Cho em hỏi bệnh này có thể gây ra những triệu chứng như thế nào ạ?
    Icon
    Chào bạn,Triệu chứng của hở van tim ba lá rất đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và thời gian mắc bệnh. Van 3 lá là van ngăn cách giữa tâm nhĩ phải (buồng trên của tim) và tâm thất phải (buồng dưới của tim), khi van 3 lá không khép kín sẽ khiến máu bị phụt ngược trở lại tâm nhĩ phải, mỗi khi tâm thất phải co bóp.Với mức độ hở van ba lá nhẹ (1/4), thường là hở van sinh lý, không có triệu chứng và không đáng lo ngại.Với những mức độ hở trung bình (2/4) và hở nặng (¾ hoặc 4/4), theo thời gian có thể làm ảnh hưởng đến chức năng bơm và hút máu của tim, gây ra các triệu chứng của suy tâm thất phải như: mệt mỏi, khó thở, chán ăn, phù ngoại vi, gan to, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tĩnh mạch cổ nổi... Khi đã xuất hiện triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ mà bạn có thể được điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.Nhưng dù ở mức độ nào, khi đã được chẩn đoán hở van tim 3 lá, bạn cũng cần lưu ý giữ lối sống lành mạnh, ăn hạn chế chất béo, tập thể dục thường xuyên và thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược như TPCN Ích Tâm Khang để giúp ngăn ngừa tiến triển của hở van 3 lá và phòng nguy cơ suy tim.Chúc bạn mạnh khỏe!Thân mến!
  • Chăm sóc người bệnh hở van 2 lá như thế nào?

    Bố tôi năm nay 60 tuổi, vừa đi khám tim tại Viện Tim Hà Nội được chẩn đoán là hở van tim 2 lá. Hiện bố tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Cho tôi hỏi với bệnh hở van 2 lá nên có chế độ chăm sóc, ăn uống và nghỉ ngơi như thế nào? Xin chân thành cám ơn
    Icon
    Chào bạn,Cùng với thuốc của bác sĩ chỉ định, người bệnh hở van tim 2 lá cần có một chế độ chăm sóc và ăn uống phù hợp để tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống, cụ thể như sau:- Kiểm tra huyết áp thường xuyên: Hở van hai lá hở nhiều năm và không được điều trị, hoặc điều trị không đúng cách, có thể phát triển tăng áp động mạch phổi, đây là một bệnh lý nghiêm trọng. Do vậy người bệnh hở van hai lá cần theo dõi huyết áp thường xuyên.- Chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, không nên ăn nhiều muối, tăng cường rau xanh, chất xơ và trái cây giàu chất dinh dưỡng.- Hạn chế caffein, rượu: bệnh hở van hai lá có thể dẫn tới loạn nhịp tim vì vậy nên hạn chế caffein, rượu cũng như các loại chất kích thích khác.- Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga... khoảng 30p/ ngày với 5 ngày/ tuần có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hạn chế tiến triển của hở van 2 lá.- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh.- Đi khám bác sĩ thường xuyên- Sử dụng thảo dược: Nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của các thảo dược truyền thống như Đan Sâm, Natto, Vàng đằng... có thể giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm tải gánh nặng cho van, giúp ngăn ngừa tiến triển của hở van 2 lá và phòng suy tim. Do vậy bạn có thể tham khảo cho mẹ sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ có chứa các thảo dược này, chẳng hạn như TPCN Ích Tâm KhangChúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Biến chứng của hở van 2 lá?

    Bệnh hở van 2 lá có thể gây ra biến chứng gì không ạ? Mẹ em bị hở van 2 lá cách đây 3 năm, dạo gần đây mẹ hay bị mệt, và bị đau ở ngực. Em rất lo cho sức khỏe của mẹ.
    Icon
    Chào bạn,Van tim 2 lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái, cho phép máu chỉ đi theo một chiều từ nhĩ xuống thất. Do đó nếu van 2 lá bị hở, sẽ khiến máu bị phụt ngược trở lại buồng tim trước sau mỗi nhát bóp. Hở van 2 lá nhẹ thường không đáng lo ngại, nhưng nếu hở nặng thì có thể dẫn đễn một số biến chứng nguy hiểm, đó là:- Suy tim: Hở van 2 lá sẽ làm tim phải tăng co bóp để bơm đủ máu đi nuôi cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị tốt, cơ tim sẽ bị suy yếu dần và dẫn tới suy tim.- Rung tâm nhĩ: Máu bị ứ đọng tại buồng tâm nhĩ, lâu ngày có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn trong quá trình dẫn truyền xung điện trong cơ tim, khiến buồng tâm nhĩ đập nhanh và hỗn loạn, gọi là rung nhĩ.Mẹ bạn đã bị hở van 2 lá nhiều năm, với những triệu chứng hiện tại như mệt mỏi, đau ngực có thể cho thấy chức năng tim đã bị ảnh hưởng. Vì vậy mẹ bạn cần sớm đến chuyên khoa tim mạch để được kiểm tra lại, nhằm đánh giá mức độ bệnh hiện tại và có phác đồ điều trị phù hợp, ngăn bệnh hở van tiến triển nặng dần và dẫn tới suy tim.Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, bạn cũng có thể tham khảo cho mẹ sử dụng thêm Tpcn Ích Tâm Khang, sản phẩm giúp máu lưu thông qua van tốt hơn, giảm gánh nặng cho tim đồng thời tăng cường năng lượng cho tim hoạt động. Nhờ đó giúp cải thiện triệu chứng mẹ bạn đang gặp phải, làm chậm tiến trình hở van và ngăn ngừa suy tim.Bạn có thể xem thêm chia sẻ của người bệnh hở van 2 lá cũng gặp phải các triệu chứng tương tự như mẹ bạn, nay bệnh đã được cải thiện tốt dưới đây:Chúc bạn luôn mạnh khỏe!
  • Điều trị van 2 lá? Khi nào cần phải phẫu thuật?

    Bố tôi bị hở van 2 lá mức độ 2/4. Bệnh của bố tôi cần điều trị như thế nào? có phải phẫu thuật thay van hay không? xin được tư vấn.
    Icon
    Chào bạn,Hở van 2 lá 2/4 là hở van mức độ trung bình, nếu bố bạn chưa xuất hiện triệu chứng gì thì có thể chỉ cần theo dõi và đi khám định kỳ. Nhưng nếu đã có các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, phù chân, đau ngực... thì bố bạn cần được điều trị bằng thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây hở van 2 lá mà bố bạn sẽ được bác sĩ chỉ định những loại thuốc khác nhau, có thể bao gồm các thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu kết hợp với 1 số thuốc khác cho các triệu chứng của bệnh suy tim hoặc thuốc điều trị rối loạn nhịp tim.Phẫu thuật chỉ được áp dụng cho những trường hợp hở van tim 2 lá nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị, hoặc khi kích thước các buồng tim bắt đầu giãn rộng và chức năng tim bị suy giảm. Tùy thuộc vào mức độ mà bạn có thể được chỉ định sửa chữa hoặc thay van tim.Tốt nhất bạn nên đưa bố đến các chuyên khoa tim mạch uy tín để được đánh giá tình trạng bệnh hiện tại và có phương pháp điều trị phù hợp.Hở van 2 lá nếu không điều trị tốt có thể dẫn tới suy tim. Người bệnh bị hở van tim 2 lá cũng có nguy cơ cao bị viêm nội tâm mạc, chính vì vậy trong quá trình điều trị bố bạn cần lưu ý những vấn đề sau:- Chăm sóc tốt răng miệng, tốt nhất nên khám nha khoa ít nhất 2 lần/ năm- Nếu phải làm bất kỳ một can thiệp nào liên quan đến răng miệng, chẳng hạn như nhổ răng, thì cần thông báo cho bác sỹ biết bị hở van tim 2 lá.- Nếu có các dấu hiệu như nhiễm trùng, sốt, đau họng, mệt mỏi… thì cần đến bệnh viện ngay.Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang để giúp máu lưu thông qua van tốt hơn, làm chậm tiến triển hở van và phòng ngừa nguy cơ suy tim.Xin gửi bạn chia sẻ của một người bệnh hở van tim 2 lá, sau một thời gian điều trị đã cải thiện được sức khỏe:https://www.youtube.com/watch?v=xmG-02m_P9w&index=7&list=PLM9GS9CJrvmuwTtBD89s6xwH-aLZIfF9vChúc bạn mạnh khỏe!Thân mến!
  • Suy tim độ 3 có điều trị như thế nào?

    Ba tôi bị suy tim độ 3. Hiện tại sức khỏe ông rất kém, chỉ đi lại trong nhà ông cũng thấy mệt và khó thở. Gia đình tôi rất lo lắng. Trường hợp của ba tôi nên điều trị như thế nào? Xin tư vấn giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,Suy tim là tình trạng cơ tim ngày càng yếu đi, khả năng bơm và hút của tim máu giảm, khiến người bệnh thường xuyên có triệu chứng khó thở, mệt mỏi... Suy tim độ 3 là suy tim mức độ nặng, khi đó các triệu chứng có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh chỉ cần gắng sức nhẹ, điều này dẫn tới nhiều khó khăn trong sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng của sống.Chúng tôi rất chia sẻ với tình trạng bệnh của ba bạn hiện tại, tuy nhiên bạn và gia đình không nên quá lo lắng, bởi rất nhiều trường hợp suy tim, nếu xác định được nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng, chức năng tim có thể hồi phục.Với suy tim độ 3, người bệnh có thể được chỉ định điều trị với một số phương pháp sau:- Thuốc giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh như thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu;- Thuốc để điều trị nguyên nhân như thuốc hạ áp, thuốc hạ cholesterol máu, thuốc chống loạn nhịp- Các phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể như: đặt stent mạch vành, thay van tim, cấy máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim...Lựa chọn điều trị sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, vì vậy bạn cần tuần thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ .Ngoài thuốc và các phương pháp điều trị, người bệnh suy tim độ 3 cần lưu ý một chế độ ăn uống khoa học:- Ăn nhạt: 1 – 2g muối/ ngày- Hạn chế nước: 1,5 – 2L/ ngày.- Cung cấp những thức ăn chứa nhiều kali: rau xanh, trái cây…- Kiểm soát cân nặng thường xuyên.- Nên nghỉ ngơi.- Bỏ thuốc lá, rượu và các chất kích thích.Bên cạnh đó, rất nhiều người bệnh suy tim đã tham khảo sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ như TPCN Ích Tâm Khang. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tải kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học đời sống toàn cầu của Canada. Kết quả cho thấy người bệnh suy tim sử dụng thêm Ích Tâm Khang giúp giảm rõ rệt triệu chứng mệt mỏi, khó thở... làm chậm tiến trình suy tim và cải thiện chất lượng cuộc sống.Tôi xin gửi bạn chia sẻ của người bệnh suy tim độ 4, nay đã hồi phục được sức khỏe:Chúc ba bạn sớm khỏe!Thân mến!
  • Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

    Tôi đi khám sức khỏe thì được chẩn đoán là hở van tim 3 lá nhẹ. Xin hỏi bệnh hở van 3 lá là gì, có nguy hiểm không?
    Icon
    Chào bạn,Van 3 lá là van ngăn cách giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, cho phép máu chỉ đi theo một chiều nhất định từ nhĩ xuống thất. Hở van 3 lá xảy ra khi van ba lá đóng không đủ chặt, làm cho máu chảy ngược vào buồng tâm nhĩ khi thất co bóp. Có 4 mức độ hở van là hở ¼ (hở nhẹ), 2/4 (hở trung bình), ¾ (hở nặng) và 4/4 (hở rất nặng)Với mức độ hở van nhẹ 1/4, thông thường là hở van sinh lý, có thể gặp ở nhiều người khỏe mạnh bình thường, không gây nguy hiểm và thường không cần điều trị, chỉ cần định kỳ tái khám theo dõi.Nhưng nếu hở van tiến triển nặng hơn hoặc bạn đang gặp phải những triệu chứng như mệt mỏi, đau ngực, khó thở, phù chân… việc điều trị sẽ là cần thiết. Bởi nếu không, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như huyết khối, suy tim.Trường hợp của bạn hiện tại là hở van nhẹ, nếu chưa có triệu chứng gì thì không đáng lo ngại. Bạn chỉ cần chú ý theo dõi, đồng thời giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt, lành mạnh. Để tăng cường sức khỏe cho tim và giúp máu lưu thông qua van tốt hơn, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng sớm Tpcn Ích Tâm Khang. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp làm chậm tiến triển hở van và phòng ngừa nguy cơ suy tim.Tôi gửi bạn một vài chia sẻ của người bệnh van tim, sau một thời gian điều trị đã có thể cải thiện được sức khỏe:https://www.youtube.com/watch?v=xmG-02m_P9w&index=7&list=PLM9GS9CJrvmuwTtBD89s6xwH-aLZIfF9vChúc bạn sức khỏe!Thân mến.
  • Có nên làm xét nghiệm protein phản ứng C để phát hiên bệnh sớm bệnh tim?

    Bố mẹ tôi đều bị bệnh tim vì vậy tôi rất lo lắng mình cũng bị bệnh. Liệu tôi có nên làm xét nghiệm protein phản ứng C để được chẩn đoán bệnh sớm? Mong chuyên gia tư vấn giúp.
    Icon
    Chào bạnHiện nay có rất nhiều phương pháp có thể chẩn đoán sớm bệnh tim, liệu xét nghiệm Protein C có phải là một phương pháp đặc hiệu? Hãy cùng xem lời giải đáp của tiến sĩ Anthony Komaroff  đến từ trường đại học y Harvard về vấn đề này:Thực ra vấn đề này còn đang gây ra nhiều tranh cãi. Tôi cũng xin nói thêm rằng xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP) đã được phát triển và nghiên cứu bởi một nhóm các đồng nghệp của tôi tại trường Đại học Y Harvard.Xét nghiệm máu định lượng protein phản ứng C (CRP) có thể kiểm tra mức độ viêm xảy ra trong cơ thể. Như vậy thì nó có ý nghĩa gì trong bệnh tim? Như chúng ta đã biết, các cơn đau tim và đột quỵ xảy ra là do sự nứt vỡ của các mảng xơ vữa động mạch. Nguyên nhân gây ra sự nứt vỡ này là do phản ứng viêm trong lòng mạch. Khi đó, cục máu đông hình thành có thể gây tắc nghẽn, cắt đứt nguồn cung cấp máu cho một phần của tim hoặc não.Giống như hầu hết các xét nghiệm khác, CRP chỉ có giá trị ở một số trường hợp nhất định. Một xét nghiệm được coi là có giá trị khi nó gợi ý cho chúng ta tiến hành thêm một xét nghiệm khác, một phương pháp điều trị nào đó hoặc khuyến cáo về việc áp dụng một lối sống lành mạnh.Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England năm 2012 cho rằng việc kiểm tra nồng độ CRP có thể không có giá trị đối với người bình thường. Bên cạnh xét nghiệm CRP cho 240.000 đối tượng nghiên cứu, người ta tiến hành thử nghiệm các yếu tố nguy cơ khác như đường huyết, cholesterol máu để phân loại những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và xem xét xem cần thiết phải điều trị dự phòng hay không.Các nhà nghiên cứu ước tính rằng dựa vào các xét nghiệm CRP có thể phòng ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ cho 400 – 500 người tham gia nghiên cứu. Nói cách khác, xét nghiệm CRP sẽ cung cấp thêm thông tin về nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bình thường, ngoài những yếu tố nguy cơ đã biết như huyết áp cao, hút thuốc lá, nồng độ cholesterol máu cao, hoặc tiền sử gia đình có bệnh tim.Như vậy, nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, xét nghiệm CRP sẽ không thay đổi lời khuyên hay chỉ định của bác sĩ trong chế độ điều trị của bạn. Trường hợp của tôi là một ví dụ. Tôi có nguy cơ cao gặp cơn đau tim, tuy nhiên mức độ CRP của tôi hoàn toàn bình thường. Nếu tôi xem đó là cơ sở để không thực hiện lối sống lành mạnh để dự phòng cơn đau tim thì tôi đã mắc sai lầm. Cũng như vậy, nếu bạn có nguy cơ thấp mắc bệnh tim mạch mà CRP cao không có nghĩa nó sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh tim và dẫn tới bất kỳ thử nghiệm bổ sung hoặc điều trị có thể bảo vệ bạn không mắc bệnh tim mạch đó. Nhưng nếu bạn có nguy cơ ở mức trung bình, thử nghiệm CRP sẽ có giá trị thêm vào để đánh giá mức độ nguy cơ của bạn.Nguồn tham khảo: www.askdoctork.com
    Tiến sĩ Anthony Komaroff, Tiến sĩ Anthony Komaroff nguyên là giáo sư Trường Đại học Y khoa Harvard Ông đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị và cung cấp kiến thức y khoa của mình thông qua việc trả lời tư vấn trên website chuyên vể sức khỏe của Trường đại học Harvard.   
  • Mắc bệnh tim cần phải làm gì trước khi mang thai?

    Tôi có bệnh về tim, vậy tôi cần phải làm gì trước khi có ý định mang thai?
    Icon
    Chào bạn,Khi một người phụ nữ đang mang thai, trái tim sẽ phải làm việc cho hai người. Máu sẽ đi qua nhau thai của mẹ sang em bé. Điều này đòi hỏi tim phải cố gắng làm việc mạnh mẽ hơn, để bơm ra một khối lượng máu cao hơn trong mỗi phút, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho cả mẹ và bé. Nếu bạn là một người phụ nữ có bệnh tim, sự cố gắng này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định cho sức khỏe của bạn.Bởi vậy, bất kỳ người phụ nữ có vấn đề về tim, điều đầu tiên cần làm trước khi mang thai là đến gặp bác sĩ tim mạch. Bác sĩ sẽ tiến hành những kiểm tra cần thiết để đánh giá tình trạng bệnh của bạn, và tiên lượng nhưng rủi ro có thể gặp phải trong quá trình mang thai. Nếu rủi ro ít, bạn vẫn có cơ hội sinh ra một em bé khỏe mạnh bình thường, nhưng cần sự theo dõi đặc biệt của bác sĩ từ trước và trong suốt quá trình mang thai, đồng thời sử dụng thêm một số loại thuốc nếu thực sự cần thiết. Nếu rủi ro cao, bác sĩ có thể trao đổi cùng bạn để cân nhắc xem có nên mang thai hay không.Dưới đây là một số bệnh tim phổ biến và những ảnh hưởng của chúng khi mang thai:- Hầu hết phụ nữ mắc tim bẩm sinh đều có thể mang thai an toàn. Tuy nhiên, em bé có mẹ bị bệnh tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Siêu âm thai định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các dị tật tim bẩm sinh ở bé, từ đó có hướng can thiệp phù hợp.Bệnh tim bẩm sinh:- Tăng áp lực động mạch phổi: Đây là một bệnh lý nghiêm trọng và người mẹ có nguy cơ cao bị tử vong trong quá trình mang thai.- Bệnh thấp tim: Bệnh thấp tim có thể làm hở một hoặc nhiều van tim, gây cản trở quá trình lưu thông máu. Nhưng hầu hết phụ nữ bị bệnh thấp tim đều có thể mang thai khỏe mạnh, tuy nhiên cần được theo dõi thường xuyên trong suốt thai kỳ.- Hẹp van động mạch chủ: Bệnh lý này cũng làm tăng đáng kể nguy cơ tử vong của mẹ và bé trong khi mang thai. Hẹp van động mạch chủ làm giảm lượng máu mà tim có thể bơm ra cho cơ thể. Do vậy, nếu hẹp nặng, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nếu có thể, tốt nhất nên được điều trị sớm bằng cách thay/ sửa van.- Hẹp van hai lá: Van hai lá hẹp, khiến máu có thể bị ứ đọng tại phổi. Nếu hẹp nhẹ có thể không quá đáng ngại, nhưng nếu hẹp nặng, việc điều trị sớm là rất cần thiết để bảo vệ mẹ và bé.Một số bệnh tim mạch khác như hở van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim cũng đặt ra những rủi ro nhất định trong quá trình mang thai, vì thế nên được theo dõi cẩn thận.Ngoài vấn đề của tim, thì một số loại thuốc điều trị bệnh tim cũng rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, cần trao đổi kỹ với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng trước khi mang thai.Tóm lại, nếu bạn mắc bệnh tim, để có một thai kỳ thành công và một em bé khỏe mạnh, điều quan trọng nhất là tham khảo ý kiến của bác sỹ tim mạch và kiểm soát tốt bệnh trước khi mang thai.Chúc bạn mạnh khỏe!Thân!
  • Chữa bệnh cơ tim giãn?

    Tôi được chẩn đoán và điều trị bệnh giãn cơ tim gần 3 năm rồi mà đi rất chóng mỏi (khoảng 50 mét), chân phải vẫn tê bì. Xin chuyên gia tư vấn để chữa cho chóng khỏi. Tôi xin cám ơn
    Icon
    Chào bạn,Giãn cơ tim là một bệnh lý mà các cơ của thành tim bị suy yếu và giãn ra làm cho tim trở nên lớn hơn so với bình thường. Điều này làm giảm khả năng bơm máu của tim, và lâu ngày có thể dẫn đến suy tim. Ở giai đoạn sau của bệnh, khi cơ tim mất dần khả năng đàn hồi, hiệu quả bơm máu của tim ngày càng giảm sút, làm thiếu máu đi nuôi cơ thể - nhất là các nơi ở xa tim (như chân và bàn chân), dẫn đến tình trạng tê bì. Hiện tại bạn nên đi tái khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời lưu ý hạn chế ăn sử dụng các chất kích thích (rượu, bia..), ăn ít muối, vận động, mát xa chân để tăng lưu lượng máu tới chân.Để tăng hiệu quả điều trị bệnh và cải thiện nhanh các triệu chứng, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang, sản phẩm có chứa các thảo dược giúp giãn mạch hoạt huyết khiến máu lưu thông tốt hơn, bớt gánh nặng cho tim, đưa máu tới các vùng xa tim để giảm các triệu chứng tê bì, mệt mỏi, khó thở (nếu có) và phòng ngừa suy tim do bệnh cơ tim giãn gây ra.Chúc bạn luôn khỏe mạnh. 
  • Khi bị đau tim, bạn cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?

    Năm nay tôi 24 tuổi, thường xuyên có cảm giác đau nhói ở vùng tim. Tôi muốn đi khám về bệnh tim mạch nhưng không biết cần phải chuẩn bị những gì. Xin tư vấn giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau nhói vùng tim, bạn nên sớm đến khám tại các chuyên khoa tim mạch. Trước khi đi khám, bạn hãy lưu tâm đến những lời khuyên dưới đây để có được buổi khám hiệu quả nhất.Trao đổi với bác sỹ về:- Các triệu chứng bạn gặp phải: Mô tả các dấu hiệu và triệu chứng một cách chi tiết, bao gồm cả những điều làm cho cơn đau tim được cải thiện hoặc tồi tệ hơn.- Tiền sử bệnh tật của bạn: Bạn đã bao giờ bị đau ngực trước đó chưa? Bạn có biết nguyên nhân không? Gia đình bạn có ai bị bệnh tim hay tiểu đường không? - Những loại thuốc bạn đang dùng: Ghi lại các thuốc và tất cả các chất bổ sung mà bạn đang dùng. Nếu có thể, bạn hãy luôn chuẩn bị danh sách này bên mình, để phòng khi khẩn cấp.Với sự chuẩn bị chu đáo này của bạn, nếu bạn được đưa vào phòng cấp cứu, bác sỹ sẽ tìm ra lời giải đáp nhanh chóng cho các triệu chứng bạn gặp phải. Sau khi qua cơn nguy hiểm, bạn sẽ có rất nhiều điều cần được bác sĩ tư vấn.Hãy hỏi bác sĩ tất cả những gì bạn băn khoăn:- Nguyên nhân khiến tôi có biểu hiện đau tim là gì?- Dấu hiệu cảnh báo nào, tôi cần phải nhập viện?- Hiện giờ tôi cần điều trị như thế nào? Biện pháp điều trị có rủi ro gì không?- Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến phương pháp điều trị mà tôi được chỉ định?- Sau khi về nhà, tôi cần hạn chế những gì để tránh đau tim tái phát?- Tôi có cần thêm các xét nghiệm hay khám chuyên khoa nào khác không?Đừng ngần ngại đặt câu hỏi bổ sung nếu bạn vẫn còn một mối quan tâm nào đó.Những gì bác sĩ có thể hỏi bạn- Bạn có thấy đau ở cơ quan nào khác không?- Mô tả chi tiết về cơn đau tim của bạn?- Ngoài đau ngực, bạn còn dấu hiệu nào khác không, chẳng hạn như khó thở, chóng mặt, choáng hoặc nôn?- Bạn có bị cao huyết áp, tiểu đường hay bệnh khác đi kèm không?- Bạn có hút thuốc không? có sử dụng cà phê, rượu hay chất kích thích nào khác không?Sau khi đã nhận được đầy đủ những thông tin cần thiết, bác sỹ có thể cho bạn thực hiện một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán chính xác được nguyên nhân và đánh giá được tình trạng bệnh của bạn hiện tại. Những xét nghiệm có thể bao gồm: Điện tâm đồ (ECG), xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), siêu âm tim, kiểm tra đáp ứng của tim khi bạn hoạt động… Tổng chi phí cho các xét nghiệm liên quan đến tim có thể khoảng từ 1 – 3 triệu. Vì vậy, bạn nên mang sẵn đủ kinh phí để thanh toán cho những xét nghiệm này.Chúc bạn sức khỏe!Thân!