Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Người bệnh tim mạch nên uống rượu như thế nào trong ngày tết?

    Tôi đang có bệnh tim, tôi biết rượu bia không tốt cho tim mạch, nhưng tôi lo trong dịp tết sẽ phải uống rượu tiếp khách nhiều. Vậy xin tư vấn, tôi nên uống như thế nào là vừa đủ để tránh gây hại cho tim mạch?
    Icon
    Chào bạn,Đúng như bạn biết, uống quá nhiều rượu bia có thể làm tổn hại tới hệ tim mạch. Đặc biệt nguy hiểm với người đã có bệnh tim, bởi rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng nồng độ triglyceride, phát triển các rối loạn nhịp tim, từ đó làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch.Quả thực trong ngày tết rất khó để tránh khỏi việc phải uống nhiều rượu bia tiếp khách, tuy nhiên nếu biết giới hạn vừa đủ, chúng ta hoàn toàn có thể tránh được các rủi ro tim mạch do rượu gây ra. Một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn sử dụng rượu một cách an toàn trong dịp tết:- Uống một lượng rượu vừa phải, không quá 2 lon bia hoặc 1 ly rượu mạnh (tương ứng với khoảng 50ml) mỗi ngày.- Lựa chọn các loại rượu có lợi cho tim mạch như rượu vang đỏ.- Uống rượu cách xa thời điểm uống thuốc ít nhất 1 – 2 tiếng để tránh các tương tác nguy hiểm.- Không nên uống rượu khi đóiChúc bạn luôn mạnh khỏe!CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ BỆNH THIẾU MÁU CƠ TIM HIỆU QUẢ 
  • Những thực phẩm người bệnh mạch vành cần tránh trong ngày tết?

    Dịp tết năm ngoái mẹ tôi phải nhập viện cấp cứu vì bị nhồi máu cơ tim cấp, nhưng may mắn qua khỏi. Bác sĩ nói mẹ tôi bị tắc hẹp mạch vành 70%. Giờ năm mới sắp đến tôi thấy rất lo lắng cho sức khỏe của mẹ. Xin hỏi trong dịp tết mẹ tôi cần có những lưu ý gì và tránh những thực phẩm nào để tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim? Xin chân thành cám ơn.
    Icon
    Chào bạn,Tết cổ truyền là những ngày quan trọng và có ý nghĩa nhất trong năm, bởi vậy trong mỗi dịp tết, các bữa cơm trong gia đình thường rất giàu dinh dưỡng, nhiều mỡ, nhiều thịt. Chính điều này cùng với chế độ sinh hoạt, tập luyện không điều độ, là nguyên nhân gia tăng các rủi ro cho người bệnh tim mạch, đặc biệt là người bệnh mạch vành, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…Bởi vậy chế độ ăn uống trong ngày tết cho người bệnh mạch vành cần hết sức cẩn thận, cụ thể nên hạn chế những loại thực phẩm sau:- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol: như các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò); mỡ, da, phủ tạng động vật; lòng đỏ trứng, gan, tôm, đồ ăn chiên xào, nước hầm xương… Đây là nhóm thực phẩm người bệnh mạch vành cần đặc biệt hạn chế bởi chúng có thể làm gia tăng nồng độ cholesterol máu, thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành và tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim.- Muối: Chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim và gia tăng các biến chứng tim mạch. Vì vậy, người bệnh mạch vành cần ăn hạn chế muối, tránh các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa muối, hành muối hoặc các thức ăn chế biến sẵn như pate, lạp xưởng,…- Đồ ăn hoặc thức uống có chứa nhiều đường: như bánh, kẹo, nước ngọt…-  Bia, rượu: tránh sử dụng bởi chúng có thể làm tăng huyết áp, tăng triglyceride máu và gây hại cho tim mạch.Bên cạnh đó, người bệnh mạch vành cũng cần có thêm một số lưu ý trong dịp tết đó là: duy trì luyện tập điều độ, ngủ đúng giờ, tránh căng thẳng, tránh xa khói thuốc lá, dự trữ đủ lượng thuốc trong dịp tết và tự theo dõi trị số huyết áp thường xuyên.Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như cơn đau thắt ngực kéo dài trên 15p và không dứt khi dùng thuốc, người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng, gọi hỏi không biết, tím tái toàn thân, ngừng thở, đại tiểu tiện không tự chủ, tê hoặc yếu nửa người, khó thở đột ngột dữ dội, đổ mồ hôi lạnh,… cần cho người bệnh ngưng mọi hoạt động, giữ cho người bệnh nằm đầu cao, sau đó nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa người thân đến bệnh viện ngay lập tức.Cùng với chế độ ăn uống khoa học, để kiểm soát tốt bệnh mạch vành, bạn cũng có thể tìm hiểu cho mẹ sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để giúp tăng cao hiệu quả trong điều trị. Một trong số ít các sản phẩm tại Việt Nam đã được kiểm chứng lâm sàng và đăng tải kết quả nghiên cứu trên tạp chí quốc tế là Tpcn Ích Tâm Khang, có tác dụng cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim hiệu quả. Có rất nhiều người bệnh mạch vành nhờ phác đồ điều trị phù hợp đã cải thiện  được sức khỏe và giảm mức độ tắc hẹp mạch vành, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.Chúc bạn luôn mạnh khỏe!Thân mến!
  • Người bệnh suy tim có nên ăn dưa hành không?

    Bố tôi bị suy tim nhưng cụ rất thích ăn dưa hành. Cho tôi hỏi ăn nhiều dưa hành có ảnh hưởng gì đến bệnh suy tim không?
    Icon
    Chào bạn,Dưa hành hay các loại dưa muối, cà muối là những món ăn truyền thống rất được ưa chuộng của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong các dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên đây là đối với người bệnh suy tim hay mắc các bệnh tim mạch thì món ăn này có thể là thủ phạm gây nguy hại cho sức khỏe, vì vậy cần đặc biệt hạn chế. Lý do là bởi trong các loại dưa hành, dưa muối, thường có chứa một hàm lượng muối lớn, có thể làm tăng huyết áp, tăng giữ nước trong cơ thể, gây phù và tăng gánh nặng cho tim, do đó có thể làm trầm trọng hơn tình trạng suy tim và tăng nguy cơ gặp phải các biến cố trên tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…Vì vậy, bạn cần giải thích cho bố hiểu về những tác hại này và khuyên bố nên hạn chế ăn dưa hành. Sở thích lâu năm khó có thể bắt cụ từ bỏ ngay lập tức, nhưng khuyên cụ nên giảm dần số lượng, chỉ khoảng 1, 2 củ mỗi ngày, sau đó hạn chế hẳn. Và đặc biệt lưu ý trong quá trình muối dưa, bạn chỉ nên nêm ít muối, không được muối quá mặn.Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!Thân mến!CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỊ BỆNH SUY TIM HIỆU QUẢ 
  • Bị tái hở van 2 lá sau phẫu thuật, có thể sửa lại không?

    Tôi đã phẫu thuật chỉnh van 2 lá cách đây 20 năm, nhưng hiện tại van tim của tôi bị hở lại mức độ là 3.5/4. Như vậy liệu có thể sửa van lần nữa không hay phải phẫu thuật thay thế van? Rất mong được tư vấn.
    Icon
    Chào bạn,Trường hợp của bạn bị tái hở van 2 lá sau phẫu thuật sửa van cách đây 20 năm, với mức độ hở nặng là 3.5/4 thì rất có thể cần phẫu thuật thay van mới. Tuy nhiên, để quyết định sửa van lại hoặc thay van tim còn cần căn cứ trên nhiều yếu tố, đó là mức độ tổn thương, vôi hóa van tim, tình trạng dây chằng, cột cơ van tim có còn khả năng đàn hồi, triệu chứng hiện tại bạn đang gặp phải, mức độ thay đỏi cấu trúc buồng tim… thông qua điện tâm đồ, siêu âm tim và các xét nghiệm cần thiết khác. Vì vậy tốt nhất, bạn nên quay lại khoa tim mạch của bệnh viện từng phẫu thuật hoặc của các bệnh viện lớn để được bác sỹ thăm khám và đưa ra chỉ định phù hợp nhất.Bạn cũng cần lưu ý rằng, mặc dù đã được sửa hoặc thay van, nhưng không có nghĩa là bệnh van tim đã được chữa khỏi hoàn toàn, bởi vậy bạn vẫn cần có những giải pháp để tăng cường chức năng tim và ngăn ngừa bệnh hở van tái phát. Để làm được điều này, bạn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học (giảm muối, giảm mỡ, tăng cường rau xanh, chất xơ), tập luyện điều độ, hạn chế tối đa căng thẳng, stress và tái khám theo định kỳ. Một số giải pháp hỗ trợ từ thảo dược cũng rất hữu ích để giúp cải thiện chức năng tim, làm giảm triệu chứng khó thở, mệt mỏi do tim và ngăn ngừa bệnh van tim tiến triển, chẳng hạn như Tpcn Ích Tâm Khang, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm. Trên thực tế, đã có không ít người bệnh van tim đã cải thiện sức khỏe đáng kể nhờ giải pháp hỗ trợ này, bạn có thể xem thêm chia sẻ của họ tại đây:http://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/benh-hep-ho-van-tim-va-giai-phap-ho-tro-dieu-tri-hieu-qua.htmlChúc bạn luôn mạnh khỏe!Thân mến.
  • Xơ vữa mạch vành nguy hiểm không?

    Bố em bị mắc bệnh xơ vữa mạch vành, cho em hỏi bệnh này có nguy hiểm không ạ?
    Icon
    Chào bạn,Xơ vữa mạch vành là một tổn thương mạch máu thường gặp, biểu hiện bằng sự lắng đọng của các mảng cholesterol trong lớp nội mạch của động mạch vành (hệ mạch máu nuôi tim). Theo thời gian, các mảng xơ vữa dày lên làm chít hẹp lòng động mạch, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim và gây ra các cơn đau thắt ngực cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp tim, đột tử…Khi các mảng bám bị nứt vỡ, một cục máu đông có thể hình thành đủ lớn để làm tắc hoàn toàn mạch máu, dẫn tới một cơn nhồi máu cơ tim cấp, khiến người bệnh tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.Chính bởi sự nguy hiểm này, mà bố bạn cần sớm điều trị và kiểm soát tốt bệnh bằng cách:- Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ- Duy trì chế độ ăn uống tốt cho tim: giảm chất béo, cholesterol; giảm muối, tăng cường rau xanh và trái cây tươi.- Luyện tập thể dục đều đặn với ít nhất khoảng 30p mỗi ngày và 5 ngày một tuần.- Bỏ hút thuốc lá nếu có hút- Hạn chế stress, căng thẳng- Hạn chế rượu bia và các chất kích thíchBên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong các thảo dược truyền thống của các nước Á Đông như Đan sâm, Vàng đằng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch, giảm cholesterol máu và giãn mạch, nhờ đó giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả. Tại Việt Nam, các hoạt chất này đã được ứng dụng trong một số sản phẩm hỗ trợ, chẳng như tpcn Ích Tâm Khang, mang lại những lợi ích đáng kể cho người bệnh xơ vữa mạch vành, như chia sẻ TẠI ĐÂY. Bạn có thể tìm hiểu cho bố sử dụng thêm để tăng cao hiệu quả trong điều trị và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của xơ vữa mạch vành.Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!Thân mến!
  • Bệnh động mạch vành có nguy hiểm không?

    Năm nay tôi 64 tuổi, mới phát hiện mắc bệnh động mạch vành và thường xuyên bị đau thắt ngực. Xin hỏi bệnh mạch vành là gì? có nguy hiểm không? Rất mong được tư vấn.
    Icon
    Chào bạn,

    Bệnh động mạch vành (hay còn gọi là thiểu năng vành, suy vành) là bệnh lý xảy ra khi có một hoặc nhiều nhánh động mạch vành (động mạch cung cấp máu nuôi tim) bị tắc hẹp, làm giảm lưu lượng máu tới tim. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số các bệnh về tim mạch.  

    Khi lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm, trái tim sẽ không thể làm việc hiệu quả, điều này có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

    - Suy tim: qua thời gian, cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng có thể dẫn đến suy tim. Lúc này, trái tim không thể bơm đủ máu đi nuôi cơ thể, gây ứ trệ dịch trong tuần hoàn và dẫn đến các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho khan và phù chi…

    - Rối loạn nhịp tim: người bệnh mạch vành có nguy cơ cao phát triển một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, gây ngừng tim đột ngột và có thể dẫn tới tử vong.

    - Đau thắt ngực: giảm lưu lượng máu trong động mạch vành đồng nghĩa với việc cơ tim không được nhận đủ máu khi bạn gắng sức. Điều này có thể gây ra một cơn đau thắt ngực với cảm giác đè nén, chèn ép, bóp nghẹt ở ngực. Sự khó chịu có thể lan tới cổ, vai, hàm và kéo dài xuống cánh tay của bạn.

    - Nhồi máu cơ tim: nếu các mảng bám trong động mạch bị vỡ, một cục máu đông có thể hình thành và làm bít tắc hoàn toàn lưu lượng máu đến tim, dẫn tới một cơn nhồi máu cơ tim và gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

    - Đột quỵ não: Các cục máu đông từ động mạch vành có thể di chuyển theo lòng mạch máu, tới các động mạch khác trong cơ thể, chẳng hạn như động mạch mão, làm tắc nghẽn mạch máu não và gây ra đột quỵ.

    Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh động mạch vành, ngay từ bây giờ bạn hãy tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh, ăn hạn chế chất béo, cholesterol và tăng cường luyện tập thể dục mỗi ngày. Kết hợp sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, chẳng như Tpcn Ích Tâm Khang, cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, làm giảm đau thắt ngực và phòng ngừa nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành đầu tiên ở Việt Nam có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế - Tạp chí Khoa học đời sống Toàn cầu của Canada. Xin gửi bạn chia sẻ kinh nghiệm điều trị của nhiều người bệnh đã kiểm soát tốt bệnh và sống khỏe mạnh sau nhiều năm chung sống với bệnh động mạch vành:



    Chia sẻ cách trị dứt đau thắt ngực, giảm tắc hẹp mạch vành của bà Loan, Đào Tấn, Hà Nội

     

    Chia sẻ của ông Luận, 82 tuổi về bí quyết sống khỏe với 2 nhánh mạch vành bị tắc hẹp nặng 90% và 80%

    Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

    Thân mến!
  • Bệnh mạch vành có chữa khỏi không?

    Mẹ tôi đi khám ở viện tim, bác sĩ nói bà bị bệnh mạch vành, thỉnh thoảng lại bị đau thắt ngực, cơn đau kéo dài khoảng mấy phút rồi hết. Xin hỏi bệnh của mẹ tôi như vậy có thể chữa khỏi không?
    Icon
    Chào bạn,Bệnh mạch vành cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào chữa khỏi được hoàn toàn. Tuy nhiên, với những tiến bộ không ngừng của y học đã có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, giúp làm giảm cơn đau thắt ngực, cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân, chúng bao gồm:- Thuốc điều trị: Các loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh mạch vành là thuốc giãn mạch giúp giảm đau thắt ngực; thuốc giảm cholesterol máu để ngăn các mảng xơ vữa mạch vành phát triển; thuốc chống đông máu giúp phòng ngừa nguy cơ huyết khối, nhồi máu cơ tim cho người bệnh…- Các hoạt chất sinh học tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành hiệu quả:Nhiều nghiên cứu tại các quốc gia lớn trên thế giới như Anh, Mỹ và Trung Quốc cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong các thảo dược truyền thống của phương Đông như Đan sâm, Vàng đằng có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch, giảm cholesterol máu, và giãn mạch, nhờ đó giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả. Tại Việt Nam, các hoạt chất này đã được ứng dụng trong một số sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh mạch vành, như Tpcn Ích Tâm Khang, đây là sản phẩm đầu tiên có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Quốc tế - tạp chí Khoa học đời sống toàn cầu của Canada, và được nhiều người bệnh sử dụng có hiệu quả tốt như chia sẻ dưới đây: Chia sẻ cách trị dứt đau thắt ngực, giảm tắc hẹp mạch vành của bà Loan, Đào Tấn, Hà Nội  Chia sẻ của ông Trợ về bí quyết sống khỏe với 2 nhánh mạch vành bị tắc hẹp hoàn toàn và 70%- Can thiệp và phẫu thuật: Với những trường hợp tắc hẹp mạch vành nặng và không đáp ứng với thuốc điều trị có thể được áp dụng một số phương pháp như nong mạch, đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để khôi phục lại tuần hoàn mạch vành, cải thiện lưu lượng máu tới nuôi timBên cạnh đó, thực hiện lối sống lành mạnh cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh mạch vành. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol như gan, lòng đỏ trứng; mỡ, da động vật; các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… Đồng thời hạn chế căng thẳng, tăng cường luyện tập thể dục thể thao và kiểm soát cân nặng trong giới hạn cho phép.Nếu tuân thủ các phương pháp điều trị kể trên, mặc dù không thể chữa khỏi bệnh như bạn yên tâm rằng, mẹ bạn hoàn toàn có thể sống khỏe với căn bệnh mạch vành và giảm được các cơn đau thắt ngực.Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe!Thân mến!Xem thêm: - Bệnh mạch vành nên dùng Ích Tâm Khang thế nào hiệu quả?- Bệnh mạch vành nên dùng loại thực phẩm chức năng nào?*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng
  • Bệnh mạch vành nên ăn gì?

    Tôi mới được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành, vậy tôi nên có chế độ ăn uống như thế nào là tốt nhất? Xin chân thành cám ơn.
    Icon
    Chào bạn,

    Bạn mới được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành, vì vậy một chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết để giúp ngăn bệnh tiến triển, giảm các cơn đau thắt ngực và phòng ngừa nhồi máu cơ tim. Cụ thể những thực phẩm mà người bệnh mạch nên ăn và không nên ăn bao gồm:

    Những thực phẩm người bệnh mạch vành nên ăn:


    Các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít chất béo, chẳng hạn như sữa gầy
    Cá có hàm lượng omega 3 cao như cá hồi, cá ngừ, và cá hồi, khoảng hai lần một tuần
    Trái cây như táo, chuối, cam, lê và mận
    Các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu lima
    Các loại rau như bông cải xanh, cải bắp, cà rốt
    Các loại ngũ cốc như bột yến mạch, gạo nâu và bánh ngô - đây là những thực phẩm giầu chất xơ hòa tan sẽ giúp hạn chế hấp thu cholesterol nên giảm xơ vữa.
    Các loại chất béo tốt như chất béo không bão hòa có nhiều trong quả óc chó, dầu ô liu, đậu phộng,…


    Những thực phẩm người bệnh mạch vành nên hạn chế:


    Các thực phẩm giàu cholesterol và các loại chất béo xấu (như chất béo bão hòa, chất béo trans) như: lòng đỏ trứng, gan, tôm, các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), mỡ, da động vật, bơ thực vật; bánh nướng, bánh quy, dầu chiên đi chiên lại… Đây là nhóm thực phẩm người bệnh mạch vành cần đặc biệt hạn chế bởi chúng có thể làm gia tăng nồng độ cholesterol máu, thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
    Đồ ăn hoặc thức uống có chứa nhiều đường như: bánh, kẹo, nước ngọt…
    Muối: Chế độ ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và gia tăng gánh nặng cho tim, vì vậy bạn chỉ nên giới hạn không quá 3g muối mỗi ngày. 
    Rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và nồng độ triglyceride, một chất béo có hại cho tim mạch. Do đó bạn cần hạn chế uống rượu, chỉ nên uống không quá 2 ly rượu vang mỗi ngày với nam giới và 1 ly mỗi ngày với phụ nữ (1 ly khoảng 150ml rượu).


    Để kiểm soát tốt bệnh mạch vành, song song với chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng thuốc điều trị, bạn có thể cân nhắc để sử dụng sớm Tpcn Ích Tâm Khang để nâng cao hiệu quả chữa trị. Đây lại là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, duy nhất ở Việt Nam đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc tế.

    Với lợi thế làm giãn mạch, tăng cường tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, tiêu huyết khối, giảm cholesterol, Ích Tâm Khang đã giúp nhiều người bệnh mạch vành cải thiện sức khỏe và giảm mức độ tắc hẹp mạch vành, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ TẠI ĐÂY. 

    Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

    Thân mến!

  • Đặt stent mạch vành có nguy hiểm không? sống được bao lâu?

    Tôi bị tắc hẹp mạch vành 80%, bác sĩ nói tôi cần phải đặt stent. Xin hỏi đặt stent mạch vành có nguy hiểm không? và sau khi đặt stent tôi có thể sống được bao lâu?
    Icon
    Chào bạn,

    Đặt stent mạch vành là một phương pháp can thiệp được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh mạch vành, thường được áp dụng khi mạch vành bị tắc hẹp nặng, trên 80% như trường hợp của bạn, hoặc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa. Cũng giống như tất cả các loại phẫu thuật can thiệp hay tạo hình mạch vành khác, đặt stent cũng mang một rủi ro biến chứng nhất định, gồm có:

    - Chảy máu hoặc bầm tím dưới da nơi luồn ống thông

    - Tổn thương động mạch nơi chèn stent

    - Dị ứng với các hóa chất sử dụng trong quá trình đặt stent

    - Tổn thương một động mạch ở tim

    - Xuất huyết

    - Nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong

    Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng thường rất thấp, thường dưới 1/ 100 trường hợp và phần lớn đều ít nghiêm trọng, do đó đặt stent vẫn được xem là phương pháp an toàn trong điều trị bệnh mạch vành, cung cấp nhiều lợi ích hơn là rủi ro cho người bệnh.

    Còn với câu hỏi sau khi đặt stent có thể sống được bao lâu, thì rất khó để có một câu trả lời chính xác cho bạn, bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như các bệnh tim mạch mắc kèm, tuổi tác, tình trạng sức khỏe hiện tại và tuân thủ điều trị sau đặt stent. Với một người bệnh cao tuổi, chức năng tim đã bị suy yếu nhiều thì tuổi thọ sau đặt stent chắc chắn sẽ ngắn hơn một bệnh nhân trẻ tuổi và chưa từng bị nhồi máu cơ tim trước đó. Hoặc chẳng hạn như, một người bệnh có lối sống không lành mạnh sau đặt stent, ăn chế độ ăn nhiều chất béo hoặc thường xuyên bị căng thẳng, thì sẽ dễ bị tái tắc hẹp mạch vành và gặp phải một cơn nhồi máu cơ tim gây đột tử, hơn là những người có lối sống khoa học và luôn vui vẻ. Nhưng nhìn chung, phương pháp đặt stent sẽ mang lại một cuộc sống tốt hơn cho người bệnh, giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau thắt ngực và giảm thiểu những biến cố tim mạch nguy hiểm trong tương lai.

    Chính vì vậy, bạn không nên quá lo lắng mà hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ, bởi lẽ đây có thể là phương pháp điều trị tốt nhất trong trường hợp của bạn hiện tại để giúp tái lưu thông tuần hoàn mạch vành và giảm rủi ro nhồi máu cơ tim. Sau đặt stent, bên cạnh lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc đúng chỉ định, bạn nên tham khảo sử dụng sớm tpcn Ích Tâm Khang, để giúp ngăn ngừa nguy cơ tái tắc hẹp mạch vành, phục hồi chức năng tim và phòng chống các biến chứng trên tim mạch. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị của một người bệnh mạch vành đã kiểm soát tốt bệnh trong clip sau: 



    Chia sẻ cách kiểm soát bệnh mạch vành hiệu quả của cô Loan, Đào Tấn, Hà Nội

    Xem thêm chia sẻ của ông Nguyễn Đức Luận, 82 tuổi về bí quyết vượt qua cửa tử và trì hoãn đặt stent khi 2 nhánh động mạch vành hẹp 90% và 80%



    Chia sẻ của ông Luận, 82 tuổi về bí quyết sống khỏe với 2 nhánh mạch vành bị tắc hẹp nặng 

    Chúc bạn luôn mạnh khỏe! 

    Thân mến!

  • MSCT mạch vành là gì? Tại sao người bệnh mạch vành cần thực hiện MSCT?

    Năm nay tôi 62 tuổi, đã đặt stent mạch vành cách đây 2 năm. Khoảng 1 tuần nay tôi thấy bị đau thắt ngực nhiều, đi khám bác sĩ yêu cầu làm MSCT mạch vành. Xin hỏi MSCT mạch vành là gì? nó giúp ích gì trong trường hợp của tôi? Và khi thực hiện có lần lưu ý gì không?
    Icon
    Chào bác,MSCT mạch vành là tên viết tắt của phương pháp chụp cắt lớp điện toán động mạch vành. Đây là kỹ thuật không xâm lấn đầu tiên cho phép các bác sĩ khảo sát trực tiếp lòng mạch để biết được mức độ tắc hẹp mạch vành và đánh giá được tính chất của mảng xơ vữa động mạch. Phương pháp này rất hữu ích trong chuẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành. Từ kết quả chụp MSCT, các bác sĩ có thể đưa ra được hướng điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh, nhằm tái lưu thông lòng mạch, giảm đau thắt ngực và phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim.Một số lưu ý khi thực hiện MSCT mạch vành là người bệnh cần có nhịp tim đều, ổn định với khoảng 60 – 80 lần/ phút, và phải nín thở tốt trong 5 – 7 giây khi chụp. Phương pháp này không áp dụng cho người có hội chứng mạch vành cấp, dị ứng với thuốc cản quang, suy thận, suy hô hấp hoặc phụ nữ có thai.Trong trường hợp của bác đã đặt stent được 2 năm, nay các cơn đau thắt ngực xuất hiện nhiều rất có thể là do vị trí đặt stent đã bị tái tắc hẹp trở lại, hoặc lòng mạch vành bị tắc hẹp thêm ở những vị trí khác. Do đó việc chụp MSCT mạch vành là cần thiết để bác sĩ đánh giá được tình trạng tắc hẹp mạch vành hiện tại và có hướng điều trị phù hợp.Bác cũng cần lưu ý rằng đặt stent chỉ giúp khơi thông lòng mạch tạm thời, điều quan trọng nhất là sau đặt stent bác vẫn cần tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với lối sống lành mạnh, ăn hạn chế cholesterol và tăng cường luyện tập thế dục. Một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, chẳng như Tpcn Ích Tâm Khang, cũng là giải pháp  hữu ích giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, làm giảm đau thắt ngực và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, bác có thể tham khảo sử dụng thêm để tăng hiệu quả trong điều trị bệnh.Chúng tôi xin gửi tới bác chia sẻ của một người bệnh mạch vành đã cải thiện được sức khỏe và giảm được mức độ tắc hẹp mạch vành nhờ phác đồ điều trị phù hợp, bác có thể lắng nghe để có thêm kinh nghiệm điều trị bệnh cho mình:Kinh nghiệm trị dứt đau thắt ngực, mệt mỏi do tắc mạch vành hẹp 50% của cô Loan, Hà NộiBí quyết sống khỏe với 2 nhánh mạch vành tắc hẹp nặng 90% và 80% của Chia sẻ của ông Luận, 82 tuổiXem thêm: - Chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim hiệu quảChúc bác luôn mạnh khỏe!