Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe?

A- A+

Nếu ăn uống, tập luyện một cách hợp lý sẽ giúp người bệnh nhồi máu cơ tim nhanh phục hồi, ngăn rủi ro. Vậy bị bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Kể từ khi nhập viện, người bệnh đã cần phải thay đổi chế độ ăn để phù hợp với thể trạng. Chế độ dinh dưỡng trong những ngày đầu rất quan trọng, giúp phục hồi các cơ tim bị tổn thương trong cơn nhồi máu, đồng thời ngăn ngừa xơ vữa động mạch, và quan trọng nhất là phòng tránh tăng cân và rối loạn tiêu hóa. Về cơ bản, chế độ ăn cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần đảm bảo ít năng lượng (sau đó tăng dần) và ưu tiên các thực phẩm có lợi cho tim.

Chế độ ăn cho người bị nhồi máu cơ tim theo từng giai đoạn

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phục hồi, kết hợp với phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp của bác sĩ, người bệnh sẽ cần một trong ba chế độ ăn sau đây:

Giai đoạn cấp tính (khoảng 1 tuần đầu tiên)

Người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn thức ăn nghiền nhuyễn

Người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn thức ăn nghiền nhuyễn

Các món ăn cho người nhồi máu cơ tim cần được nghiền nhuyễn, chia làm các bữa nhỏ (tối đa 6 bữa một ngày), ăn nhạt hoàn toàn. Thực phẩm nghiền và chia nhỏ bữa giúp giảm gánh nặng cho tim và hệ tiêu hóa, chế độ ăn giảm muối giúp ngăn ngừa tình trạng tích nước gây phù và tạo áp lực lên hệ tuần hoàn.

Giai đoạn bán cấp (tuần thứ 2 - 3)

Chế độ ăn uống tương tự như ở giai đoạn trước, nhưng thức ăn không cần quá nhuyễn, người bệnh có thể ăn thêm chút muối (khoảng 3gram/ngày. Đồng thời, lưu ý không uống quá 1 lít chất lỏng (bao gồm nước lọc, nước canh, súp, trà…).

Giai đoạn liền sẹo (tuần thứ 4)

Thức ăn không cần nghiền nhuyễn mà chỉ cần xắt nhỏ hoặc cắt thành từng miếng nhỏ, lượng muối tăng lên khoảng 5 – 6 gam/ngày, chất lỏng quy định khoảng 1,1 lít và lượng chất béo, chất đạm cũng tăng dần.

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả giúp giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ngăn ngừa mảng xơ vữa và phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để biết thông tin chi tiết.

Bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì kiêng gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm nên có và không nên có trong thực đơn cho người bị nhồi máu cơ tim.

Thực phẩm người bị nhồi máu cơ tim nên ăn

  • Thịt bò nạc, thịt bê, gà luộc bỏ da, cá rô
  • Ngũ cốc như yến mạch, kiều mạch, gạo, cám lúa mì.
  • Rau củ quả: Cà rốt, súp lơ, bí ngô, rau bina, táo, đào, ngô, các loại rau xanh lá.
  • Nước trái cây, mật ong (thay cho đường), trà nhạt, sữa, phô mai
  • Một số loại đồ khô giàu muối Kali như nho khô, mơ khô, mận khô.

Thực phẩm người bị nhồi máu cơ tim nên kiêng

  • Bánh ngọt, bánh bao, kem.
  • Thịt mỡ, thịt xông khói, đồ hun khói, phủ tạng động vật, thực phẩm chiên xào, đồ hộp, thực phẩm lên men (dưa chua, cà muối…)
  • Gia vị, đồ muối, đồ uống có gas.
  • Rau diếp, củ cải chứa nhiều axit oxalic.

Người bị nhồi máu cơ tim không nên ăn dưa muối để tránh đầy hơi.

Người bị nhồi máu cơ tim không nên ăn dưa muối để tránh đầy hơi.

Chuyên gia tư vấn chế độ ăn cho người bị nhồi máu cơ tim 

Theo các chuyên gia, chế độ ăn cho người bị nhồi máu cơ tim sau khi xuất viện cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hun khói, nước sốt cay, dưa chua… Đồng thời kiêng các loại thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật. Bởi những loại thực phẩm này làm tăng gánh nặng cho tim, khiến tim bị mệt và chứa nhiều chất oxy hóa gây tổn thương lòng mạch, làm tăng nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim
  • Nên ăn nhiều rau củ quả (đặc biệt là súp lơ), các loại cá biển ít béo, thịt gà, sữa chua ít béo.

Bên cạnh đó, theo ThS.BS Nguyễn Đình Hiến - Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Xanh Pôn: Đối với bệnh nhân trong giai đoạn mới được can thiệp động mạch vành qua da cần uống nhiều nước để tăng thể tích tuần hoàn góp phần đào thải thuốc cản quang sau can thiệp. 

Với chế độ ăn, cần hạn chế thức ăn gây nguy cơ bệnh mạch vành, đối với người bệnh đái tháo đường cần phải tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường. Người bệnh cần tuyệt đối bỏ thuốc lá, chế độ ăn mặn vừa phải để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, không nên ăn thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật (tim, gan, não, bầu dục…). Người bệnh không nên ăn da của các gia cầm 2 chân như gà, ngan, ngỗng. 

Để lắng nghe chi tiết tư vấn của bác sĩ mời bạn xem trong video dưới đây:

Chuyên gia tư vấn bị nhồi máu cơ tim kiêng ăn gì và nên ăn gì.

Bên cạnh chế độ ăn, tập luyện và các thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, việc sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim để tim chóng hồi phục cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Trong số những sản phẩm này, phải kể đến TPBVSK Ích Tâm Khang. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được tạp chí quốc tế công nhận.

Nghiên cứu cho thấy, Ích Tâm Khang giúp giảm các triệu chứng (hồi hộp, đánh trống ngực, ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực), giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol và LDL-c máu. 

Mặc dù không thay thế thuốc điều trị, nhưng khi sử dụng thêm sản phẩm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tái cấu trúc tim (cơ tim hình thành sẹo sau cơn nhồi máu cơ tim). Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim và tái phát nhồi máu cơ tim. 

Gs. Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cũng đã có đánh giá về sản phẩm này. Bạn có thể lắng nghe ở video sau:

GS. Phạm Gia Khải đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang với người bệnh tim mạch

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Một số lưu ý khác trong chế độ ăn sau cơn nhồi máu cơ tim

Ngoài các lời khuyên về bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì, không nên ăn gì kể trên, những lưu ý dưới đây cũng sẽ hữu ích cho bạn:

  • Chọn thực phẩm tươi, nguồn gốc rõ ràng
  • Ăn chín uống sôi
  • Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ tối ưu của thực phẩm là khoảng 15 đến 50 độ C
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày nhưng bữa cuối cùng không nên muộn quá 3h chiều
  • Tuyệt đối tránh đồ uống có cồn như rượu, bia… Bởi cồn sẽ kích thích hệ thần kinh,  làm tăng gánh nặng cho tim, từ đó gây suy giảm chức năng tim và kéo dài quá trình hồi phục.

Hy vọng sau bài viết này “bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì kiêng gì?” không còn là nỗi băn khoăn của bạn khi chăm sóc bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. Áp dụng tốt những hướng dẫn trong bài viết sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, đồng thời giảm nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Tham khảo: iliveok, heart foundation, medigoo

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]