3 nguyên nhân nhồi máu cơ tim, biết mới có cách phòng ngừa kịp thời

A- A+

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim là vấn đề người bệnh quan tâm bởi nếu thuộc nhóm người có nguy cơ cao, phòng sớm sẽ giúp bạn giảm được tổn thương cơ tim, hoại tử cơ tim do dòng máu nuôi dưỡng bị tắc, hẹp đột ngột.

Những nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim?

Động mạch vành có nhiệm vụ cung cấp máu, oxy, chất dinh dưỡng cho cơ tim hoạt động. Vì một lý do nào đó mà mạch vành bị tắc, hẹp trong thời gian đủ dài sẽ gây hoại tử vùng cơ tim đó, dẫn đến nhồi máu cơ tim. Có nhiều lý do dẫn tới nhồi máu cơ tim bao gồm:

Cục máu đông (huyết khối) do bệnh mạch vành gây nên

Nguyên nhân phổ biến nhất của cơn nhồi máu cơ tim là cục máu đông hình thành bên trong động mạch vành. Điều này ngăn chặn dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến cơ tim, làm hoại tử hoặc tổn thương một phần cơ tim.
Các cục máu đông thường chỉ hình thành khi trong mạch vành có mảng xơ vữa đó là những mảng bám cholesterol bị nứt vỡ, sẽ gây kích hoạt cơ chế đông máu, từ đó hình thành cục máu đông.

Cục máu đông và mảng xơ vữa là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Cục máu đông và mảng xơ vữa là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim

Nếu động mạch vành chính bị tắc hẹp phần lớn cơ tim sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu một động mạch nhánh nhỏ hơn bị chặn thì chỉ một vùng nhỏ cơ tim bị ảnh hưởng. Sau cơn đau tim, một phần cơ tim bị chết sẽ được thay thế bằng mô sẹo trong vài tuần sau đó. Cơ hội sống sót liên quan đến vị trí và mức độ tắc nghẽn động mạch vành.

Lưu lượng máu trong động mạch vành giảm

Khi tim đập nhanh, đòi hỏi nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, dẫn tới không đủ máu để nuôi tim. Khi đó cơn đau tim có thể xảy ra mà không hình thành cục máu đông.

Co thắt động mạch vành

Một nguyên nhân nhồi máu cơ tim ít phổ biến hơn là co thắt đột ngột động mạch vành, ngăn cản máu đến cơ tim. Thường gặp ở người bị xơ vữa động mạch, người trong độ tuổi từ 40 – 70 có mắc các bệnh như tăng huyết áp, cholesterol máu cao nhưng cũng có thể xảy ra ở một động mạch vành bình thường khỏe mạnh. Nguyên nhân phổ biến nhất gây co thắt động mạch vành là do hút thuốc lá, ngoài ra căng thẳng lo âu kéo dài, uống nhiều rượu, dùng ma túy, chất kích thích hay tiếp xúc với không khí lạnh cũng có thể kích hoạt một cơn co thắt động mạch vành.

Nguyên nhân ít phổ biến

Mặc dù hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim là do xơ vữa động mạch, nhưng có những trường hợp hiếm gặp hơn do các bệnh lý khác, bao gồm:

- Bất thường bẩm sinh của động mạch vành, tăng đông máu (tăng nguy cơ hình thành cục máu đông)
- Bệnh mạch máu collagen, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống, hoặc một cục máu đông nhỏ di chuyển vào động mạch vành và ở đó.
- Viêm động mạch vành (hiếm).
- Một vết thương đâm vào tim.
- Một cục máu đông hình thành ở nơi khác trong cơ thể (ví dụ trong buồng tim) và di chuyển đến động mạch và bị kẹt lại.
- Uống cocaine có thể làm cho động mạch vành bị co thắt.
- Các biến chứng từ phẫu thuật tim.
- Một số vấn đề về tim hiếm gặp khác

Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Ai cũng có nguy cơ gặp phải cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Tuy nhiên, sẽ có những nhóm người dễ mắc phải tình trạng này hơn. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà tỷ lệ mắc phải sẽ khác nhau.

- Người trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim và tỷ lệ này cũng tăng theo tuổi người bệnh nhưng đôi khi vẫn xảy ra ở người trẻ tuổi.

- Nam giới có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 3 lần nữ giới. Tuy nhiên, sau thời kỳ mãn kinh các hoóc-môn nữ không còn bảo vệ được trái tim nên nguy cơ là như nhau đối với nam và nữ.

- Cơn nhồi máu có thể xảy ra ở người có tiền sử bệnh tim như đau thắt ngực, tăng huyết áp nhưng cũng có thể xuất hiện ở người không có triệu chứng bệnh tim trước đó. Điều này là do các mảng bám (xơ vữa động mạch vành) thường phát triển mà không có bất kỳ triệu chứng nào lúc đầu.

- Tiểu đường: những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị cao hơn. Nguy cơ này có thể được giảm thiểu bằng cách kiểm soát huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu (glucose).

- Không hoạt động thể chất, lười vận động, béo phì.

- Người có cholesterol cao bất thường (tăng LDL-cholesterol máu) nhưng HDL giảm (HDL là "cholesterol tốt").

- Người hút thuốc lá: chất độc trong khói thuốc là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh lý mạch vành, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

- Tiền sử gia đình: Nguy cơ của bạn tăng lên nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.

Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu cảnh báo sớm nhồi máu cơ tim có thể bị bỏ lỡ

Đau ngực là dấu hiệu cơ bản và phổ biến nhất: cảm giác như có vật gì đè nén, căng thẳng hoặc siết chặt ở giữa ngực. Đau tim do nhồi máu cơ tim thường nặng và kéo dài hơn đau thắt ngực. Đau thắt ngực thường giảm đi nếu bạn nghỉ ngơi và uống thuốc nhưng đau tim sẽ kéo dài trên 15 phút, đôi khi vài giờ và không cải thiện dù bạn nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc điều trị đau thắt ngực thông thường.

Hầu như người bệnh sẽ bị đau ngực rất nặng nhưng một số người chỉ bị đau nhẹ, tương tự như chứng khó tiêu. Trong một số trường hợp, có thể không đau ngực, đặc biệt là ở phụ nữ, người cao tuổi và những người mắc bệnh tiểu đường.

Đau ở các bộ phận khác của cơ thể: đau di chuyển từ ngực đến cánh tay (thường là cánh tay trái bị ảnh hưởng, nhưng nó có thể ảnh hưởng cả hai cánh tay), đau lên hàm, cổ, lưng và bụng.

Cảm thấy hoa mắt chóng mặt, đổ mồ hôi, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, ho hoặc thở khò khè, cảm giác lo lắng quá mức (tương tự như cơn hoảng loạn).

Xem thêm: Nhồi máu cơ tim: dấu hiệu nhận biết sớm & giải pháp ngăn tái phát

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác nhau giữa triệu chứng cơn đau tim ở nam và nữ. Sau đây là 4 triệu chứng đau tim thường xảy ra ở phụ nữ:

- Buồn nôn

- Chóng mặt

- Đau lưng

- Đánh trống ngực

Xem chi tiết: cách sơ cứu nhồi máu cơ tim giúp người bệnh thoát khỏi nguy kịch.

Giải pháp phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả

Đừng để khi mọi việc đã đành mới chữa trị, đứng trước sự nguy hiểm của cơn nhồi máu cơ tim, việc có phương pháp ngăn ngừa từ sớm là điều quan trọng hơn cả. Bạn có thể tuân thủ theo chỉ dẫn dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình:

Điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện phù hợp

- Tập thể dục thường xuyên: tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga. Vào mùa đông, những người yếu tim cần đặc biệt cẩn trọng. Mặc dù vẫn cần tập luyện thường xuyên, nhưng nên thay đổi thời gian tập.

- Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng hình thành mảng xơ vữa, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Vì vậy người bệnh không nên ăn các món chiên rán, các món nấu đông, da động vật như da gà, vịt, lợn, thịt mỡ... Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn mặn, hạn chế ăn dưa muối, cà muối chua, mắm tôm, mắm tép

- Duy trì cân nặng ổn định, giảm cân nếu béo phì

- Ngừng không hút thuốc lá và tránh khói thuốc

- Tránh cảm xúc mạnh gây hại cho tim

Bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Ích Tâm Khang

Mặc dù sử dụng thêm sản phẩm TPCN Ích Tâm Khang không giúp ngăn chặn hoàn toàn cơn nhồi máu cơ tim. Nhưng khi phối hợp thêm sẽ giúp người bệnh chóng được cải thiện được sức khỏe, giảm đau ngực, khó thở, mệt mỏi. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn góp phần ngăn ngừa những cục máu đông, giảm hình thành những mảng xơ vữa bám ở thành mạch vành để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim hiệu quả.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Các thuốc thường được chỉ định sử dụng bao gồm: thuốc huyết áp, mỡ máu cao, thuốc chống đông. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng loại thuốc, liều thuốc phù hợp.

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, bởi vậy dù nguyên nhân nhồi máu cơ tim là gì thì việc phòng ngừa sẽ luôn được đặt lên mục tiêu hàng đầu. Nếu bạn thuộc một trong số những người có yếu tố nguy cơ cao, nên lưu ý trong điều trị hơn nữa để ngăn ngừa sự xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim đầy nguy hiểm này.

Theo nguồn:

https://www.drugs.com/health-guide/heart-attack-myocardial-infarction.html

https://www.caring.com/articles/early-waing-signs-of-heart-attack?page=2

https://www.bbc.com/news/health-39114326

https://www.cdc.gov/heartdisease/signs_symptoms.htm

https://www.heartfoundation.org.au/about-us/what-we-do/heart-disease-in-australia/heart-attack-fact-sheet