Bệnh mạch vành ở người cao tuổi, bất cứ lúc nào cũng tiềm ẩn rủi ro hơn người trẻ tuổi, không chỉ là diễn tiến của bệnh mà ngay cả trong điều trị. Vì thế, những hiểu biết về bệnh và lưu ý trong chữa trị bệnh động mạch vành sẽ giúp làm giảm nhẹ sự nguy hiểm.
Bệnh mạch vành ảnh hưởng đến tuổi thọ nhiều hơn bất kỳ bệnh lý tim mạch nào khác. Cứ mỗi thập kỷ trôi qua tỷ lệ tử vong do căn bệnh này lại tăng lên gấp 2 – 3 lần. Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành. Theo nghiên cứu Framingham Heart, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành trung bình năm ở nam giới tăng 24% ở độ tuổi 65 – 74. Tương tự như vậy, tỷ lệ này ở phụ nữ tăng từ 14% lên tới 28%. Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở phụ nữ tăng nhanh hơn là do sự thay đổi của cơ thể sau khi mãn kinh (thời kỳ mãn kinh làm tăng gấp 3 lần nguy cơ so với trước đó).
Bệnh tăng huyết áp, hẹp hở van, vôi hóa van ở người cao tuổi sẽ làm cho bệnh mạch vành trở nên trầm trọng hơn. Đó là chưa kể đến, một số nguyên nhân khác gây tắc nghẽn mạch vành không do xơ vữa như dị tật động mạch vành bẩm sinh, bệnh cầu cơ tim, nghẽn do cục máu đông, do mảng sùi (viêm do bệnh hệ thống) được bộc lộ nhiều hơn ở khi có tuổi và làm tăng rủi ro hơn ở người trẻ tuổi.
Ở người già các dấu hiệu bệnh mạch vành thường khó có thể nhận biết
Nếu như đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình khi tắc nghẽn mạch vành, thiếu máu cơ tim cục bộ ở người trẻ, thì ngược lại các biểu hiện này ở người có tuổi thường không điển hình (đau vai, đau lưng hoặc đau thượng vị sau ăn), khó nhận biết. Đó là do quá trình phát triển của mảng xơ vữa diễn ra trong nhiều năm, nên cơ thể được thích nghi dần nên nhiều người không đau ngực khi gắng sức nhẹ. Nguy hiểm hơn khi người bệnh có mắc kèm bệnh đái tháo đường, có thể làm mất đi dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim sớm. Khó thở, mệt mỏi do căn bệnh này cũng dễ nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc bệnh về đường hô hấp.
Tất cả điều đó cho thấy, mặc dù các yếu tố nguy cơ gây bệnh ở người già hay người trẻ là như nhau, nhưng khi mắc bệnh thì sự nguy hiểm và rủi ro ở người cao tuổi lớn hơn rất nhiều.
Mặc dù hiện nay bệnh mạch vành đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, nhưng số người tử vong vẫn ngày càng tăng, đặc biệt là ở những người cao tuổi (trên 65 tuổi). Phần lớn là do trong điều trị bệnh mạch vành ở những người đã có tuổi đã gặp phải khá nhiều những bất lợi.
Dễ gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc
Ở người cao tuổi, khi các cơ quan như gan, thận ngày càng bị suy yếu, làm ảnh hưởng lớn tới việc chuyển hóa thuốc, làm tăng tác dụng phụ của thuốc, gây độc lên gan, thận, làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nguy cơ xuất huyết khi dùng thuốc chống đông hoặc tăng men gan khi dùng thuốc hạ mỡ máu cũng là bài toán khó cho bác sĩ khi cân nhắc liều lượng đúng với mục tiêu điều trị
Rủi ro cao khi can thiệp đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu
Để giảm thiểu rủi ro khi tắc hẹp mạch vành nặng, mổ bắc cầu hoặc đặt stent (giá đỡ động mạch) là giải pháp hiệu quả nhất để tăng tưới máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu cục bộ. Nhưng ở người cao tuổi, các thủ thuật này đôi khi không thực hiện được do sức khỏe yếu hoặc những rủi ro lớn hơn lợi ích điều trị.
Kiểm soát chế độ ăn và vận động khó khăn hơn
Hay việc càng lớn tuổi, cơ thể càng suy yếu, mệt mỏi, khiến người bệnh lười vận động. Thế nhưng, tập thể dục rất quan trọng đối với bệnh mạch vành để giúp máu lưu thông trong cơ thể được tốt và nhịp nhàng hơn, tăng sức bền cho tim.
Sử dụng thuốc đủ liều, đúng liều và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường cảnh báo tác dụng phụ của thuốc điều trị là cách tốt nhất để kiểm soát rủi ro trong điều trị.
Điều trị bệnh mạch vành cho người cao tuổi khó khăn hơn người trẻ tuổi
Từ độ tuổi 75- 85, cơ thể có nhiều sự thay đổi nhất về cân nặng (giảm) và thành phần (tổng lượng nước, khối lượng cơ, thể tích nội mạch,…). Liều nạp của thuốc cần thay đổi theo cân nặng, liều dùng của nữ thường thấp hơn nam. Vì vậy, người bệnh cần đi khám để được kê đúng liều lượng, không tự ý mua thuốc về sử dụng và nên tái khám định kỳ để điều chỉnh liều thuốc phù hợp.
Một số tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng các thuốc điều trị cơ bản của bệnh động mạch vành ở người cao tuổi:
- Nhóm thuốc hạ mỡ máu Statin: Có thể gây tăng rối loạn chức năng gan, đặc biệt ở người trên 80 tuổi hoặc người gầy yếu có thể dễ gặp phải biến chứng đau cơ
- Thuốc chẹn beta: có thể gây chậm nhịp, hạ huyết áp quá mức và tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương như ác mộng, buồn ngủ, nhức đầu…
- Thuốc chẹn kênh calci: có thể gây phù cổ chân người cao tuổi nhiều hơn so với người trẻ, một số loại thuốc có thể làm tăng tình trạng táo bón. Ăn nhiều rau và uống đủ nước sẽ làm giảm tác dụng phụ này.
- Thuốc chống đông: Trong quá trình sử dụng loại thuốc này, người bệnh nên chú ý tới dấu hiệu xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết dạ dày, đây là biểu hiện sử dụng quá liều thuốc chống đông, cần phải tái khám lại để được giảm liều thuốc hoặc đổi thuốc phù hợp hơn. Đặc biệt, những ai có tiền sử loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết cũng cần phải trao đổi với bác sĩ thăm khám.
Không ít người bệnh nghĩ rằng, sau can thiệp hay phẫu thuật là bệnh mạch vành đã khỏi, vì thế có một số người chủ quan và lơ là trong điều trị. Thực tế, sau đặt stent có có rất nhiều mối nguy hiểm mà bệnh nhân cần đối mặt. Trong đó nguy cơ xuất huyết, hay hình thành cục máu đông, và khả năng tái tắc hẹp rất lớn nếu không được điều trị tốt. Do vậy, bạn cần phải sử dụng thuốc chống đông từ 6 tháng – 1 năm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc, cần phải tái khám lại để được bác sĩ điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc phù hợp hơn.
Bắc cầu động mạch vành là thủ thuật tạo cầu nối vượt qua điểm tắc hẹp, phương pháp này giúp giảm đáng kể triệu chứng đau thắt ngực, giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài cuộc sống người bệnh, nhưng sau 10 năm đoạn mạch máu dùng để bắc cầu có thể bị lão hóa và bị tắc hẹp lại, người bệnh tiếp tục lại phải mổ lại.
Tập thể dục rất quan trọng trong điều trị bệnh mạch vành, nhưng đây chính là điều mà người bệnh cao tuổi khó thực hiện, do thể trạng yếu, thoái hóa khớp, đau khớp. Theo Gs. Phạm Gia Khải (chuyên gia đầu ngành tim mạch tại Việt Nam), người bệnh mạch vành nên đi bộ từ 30 – 60 phút mỗi ngày, tùy từng sức của mỗi người. Trong quá trình tập luyện nên tập vừa sức, không nên quá gắng sức. Tuy nhiên, mỗi ngày nên cố gắng tập thêm một ít để tăng khả năng chịu đựng của tim. Điều này sẽ giúp làm phát triển tuần hoàn bàng hệ rất tốt cho người bệnh mạch vành.
Gs.Phạm Gia Khải tư vấn về cách tập để phát triển tuần hoàn bàng hệ tim
Thay đổi thói quen ăn uống cũng không phải là vấn đề đơn giản. Do họ thường sống cùng con cháu, nên chế độ ăn uống kiêng khem khó thực hiện hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh bỏ thuốc lá, hạn chế chất kích thích, ăn nhiều rau và trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, giảm chất béo, giảm muối, họ sẽ tăng cơ hội sống thọ.
Xem chi tiết: Chế độ ăn tốt cho người bệnh mạch vành
Nhồi máu cơ tim ở người già nguy cơ tử vong cao hơn ở người trẻ tuổi. Nếu sống sót, di chứng cũng nặng nề hơn. Do vậy, phát hiện sớm nguy cơ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro cho người bệnh. Một số dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra (trước vài tuần, hoặc vài tháng):
- Mệt mỏi bất thường
- Lo lắng dấu hiệu mệt mỏi bất thường, lo lắng, bồn chồn
- Các triệu chứng khác kèm theo như đau hoặc tê cánh tay, khó thở, buồn nôn, đau ngực, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ
Khi gặp phải các dấu hiệu này, tốt nhất người bệnh cần đi khám ngay để được điều trị sớm.
Xem chi tiết: Triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim sớm
Lưu ý khi dùng Đông y cho bệnh mạch vành
Hiện có nhiều sản phẩm hỗ trợ dành cho bệnh mạch vành, nhưng các chuyên gia tim mạch khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên lựa chọn những sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá lâm sàng, để đảm bảo sự an toàn, tránh tương tác thuốc điều trị.
TPCN Ích Tâm Khang là một trong số ít sản phẩm đạt được tiêu chí này và là sản phẩm duy nhất đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu tốt với bệnh tim, giúp làm giảm khó thở mệt mỏi, ho, phù, đau tức ngực, giảm cholesterol máu và giảm tần suất nhập viện do suy tim tiến triển. Đặc biệt Kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang đã được công bố trên Tạp chí Khoa học toàn cầu Canada năm 2014. Thực tế cũng nhiều người bị bệnh mạch vành đã dùng Ích Tâm Khang cùng với thuốc điều trị từ 4 - 6 tháng và cho hiệu quả tốt. Dưới đây là trải nghiệm của 2 trong số nhiều người cao tuổi khác:
Ông Luận - Thanh Hóa có 2 nhánh mạch vành bị tắc hẹp 90% và 80%
Bà Loan (phố Đào Tấn - Hà Nội) giảm được tắc hẹp từ 50 xuống còn 30%
Xem thêm:
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim
Mặc dù ở người cao tuổi, khi mắc bệnh mạch luôn tiềm ẩn sự rủi ro từ rất nhiều phía, nhưng nhiều người vẫn sống khỏe, sống thọ khi họ tìm được phương pháp điều trị phù hợp cho chính mình. Do vậy, thay vì bi quan do bệnh tật của mình, bạn hãy lạc quan và điều trị tích cực thì bệnh sẽ thoái lui.
Tham khảo:
http://www.medscape.com/viewarticle/459037_2
http://timmachhoc.vn/boi-duong-sau-dai-hoc/716-bnh-ng-mch-vanh-mn-ngi-co-tui-chn-oan-va-iu-tr.html