Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Để chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng điện tâm đồ, siêu âm tim, thông tim chụp động mạch vành, thăm dò chẩn đoán hình ảnh... Thông tin chi tiết về các kỹ thuật chẩn đoán này sẽ có trong bài viết sau.
Điện tâm đồ ECG là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành đơn giản nhất. Phương pháp này ghi lại các tín hiệu điện đi qua tim, giúp bác sĩ phát hiện sự thiếu hụt lượng máu qua tim, biến chứng dày thành/giãn buồng tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim do bệnh mạch vành.
Điện tâm đồ được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh động mạch vành vì cách thực hiện đơn giản, chi phí rẻ, không gây chảy máu và thời gian thực hiện rất ngắn (chỉ 5 phút). Tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này chưa cao. Có những trường hợp bị bệnh nhưng điện tâm đồ vẫn bình thường. Trong khi một số khác không có bệnh nhưng điện tâm đồ lại biến đổi (ví dụ như phụ nữ, người tăng huyết áp, béo phì).
Chẩn đoán bệnh mạch vành bằng điện tâm đồ đơn giản nhưng độ chính xác chưa cao
Việc thăm dò hình ảnh bằng công nghệ chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ giúp bác sĩ tìm ra vết canxi trên thành mạch - một trong những thành phần chính của mảng bám tích tụ trong động mạch vành, gây hẹp cứng thành mạch và cản trở sự lưu thông máu. Nếu nồng độ canxi cao, tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cũng tăng lên, cụ thể:
Quét canxi mạch vành có thể dự báo cơn nhồi máu cơ tim và nguy cơ tử vong ở người bệnh mạch vành không triệu chứng trước 15 năm. Phim chụp CT cũng cho thấy cấu tạo chi tiết của mạch vành, mức độ vôi hóa, vị trí, mức độ hẹp và nhiều vấn đề bất thường khác của thành mạch.
Lưu ý: Không nên quét canxi mạch vành nếu bạn dưới 40 tuổi và không có dấu hiệu nào của bệnh tim, mới bị nhồi máu cơ tim hay vừa phẫu thuật. Phương pháp này cũng được cho là có thể làm tăng nguy cơ nhiễm xạ và phát triển ung thư.
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Quýnh, Nguyên Chủ nhiệm khoa Nội cán bộ A1– Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108: thông tim và chụp mạch vành là kỹ thuật chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác nhất hiện nay.
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi luồn từ động mạch đùi đến các động mạch tim, sau đó tiêm chất cản quang vào để thu được hình ảnh giải phẫu mạch vành. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ có thể đánh giá mức độ vôi hóa mạch vành, mức độ hẹp mạch vành, vị trí hẹp mạch vành, dị dạng mạch vành…
PGS. TS Nguyễn Văn Quýnh tư vấn về cách chẩn đoán bệnh mạch vành mạn tính
Hiện nay, có hai phương pháp chụp mạch vành là chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT và chụp động mạch vành qua da. Đối với cách chụp động mạch vành qua da, khi cần bác sĩ có thể thực hiện đồng thời với đặt stent mạch vành để tránh phải can thiệp nhiều lần.
Chụp động mạch vành có ưu điểm là có thể chẩn đoán bệnh mạch vành với độ chính xác rất cao. Tuy nhiên trong khi chụp, mảng xơ vữa có thể bị bóc tách nên phải thực hiện rất cẩn thận. Chi phí chụp cao cũng là một rào cản khiến phương pháp này không được áp dụng rộng rãi như điện tâm đồ.
Bệnh mạch vành sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim… nếu không được điều trị sớm. Ngay khi phát hiện bệnh, bạn hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất cho mình.
Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán sử dụng sóng âm thanh để vẽ lại hình ảnh trái tim. Từ đây bác sĩ có thể nhận định được tim có bất thường nào về cấu trúc hay không và các bộ phận liệu có đang hoạt động bình thường. Một số phương pháp siêu âm tim đang được dùng hiện nay là siêu âm tim Doppler, siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm tim ba chiều, siêu âm tim gắng sức...
Thông thường, khi làm siêu âm tim, bạn không cần chuẩn bị gì mà có thể ăn uống như bình thường (trừ siêu âm tim gắng sức và siêu âm tim thực quản). Bác sĩ sẽ thoa gel và dùng đầu dò có sóng siêu âm di chuyển hướng về tim. Sau đó kết quả siêu âm tim sẽ được thể hiện bằng hình ảnh trên màn hình. Việc siêu âm tim thường tiến hành trong khoảng 20 phút, bạn có thể phải nằm nghiêng sang một bên theo chỉ định của bác sĩ.
Siêu âm tim là kỹ thuật không xâm lấn, không dùng bức xạ và ít khi xảy ra tác dụng phụ. Thế nhưng, phương pháp này chỉ giúp phát hiện xơ vữa mạch vành khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, bắt đầu gây rối loạn khả năng co bóp của buồng tim.
Siêu âm tim giúp phát hiện bệnh mạch vành ở giai đoạn nặng
Ngoài các kỹ thuật chẩn đoán bệnh mạch vành kể trên, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm máu dưới đây để kết quả chẩn đoán thêm chính xác.
Corus CAD là phương pháp giúp đánh giá mức độ thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành thông qua phân tích mẫu máu. Thời gian xét nghiệm và ra kết quả sẽ mất khoảng 3 ngày.
Corus CAD phù hợp với những người hay bị đau thắt ngực do động mạch vành bị hẹp, có tiền sử mắc bệnh tim mạch, khó thở hay mệt mỏi khi gắng sức hay luyện tập. Tuy nhiên, phương pháp này không tốt cho những người đã bị nhồi máu cơ tim hoặc đã phẫu thuật nong động mạch vành trước đó, bị đái tháo đường, đang dùng thuốc chống viêm steroid, hóa trị hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
Mức C-reactive protein (CRP) trong máu là một dấu hiệu chỉ điểm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người bệnh mạch vành. Nếu mức CRP máu tăng trên 3.0 thì nguy cơ nhồi máu cơ tim cao gấp 1.5 – 4 lần so với những người bình thường.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bất cứ ai có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim cao (mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiểu sử gia đình mắc bệnh tim hoặc có thói quen hút thuốc lá) đều nên làm thử nghiệm này.
Bác sĩ có thể dự đoán nguy cơ nhồi máu cơ tim bằng xét nghiệm CRP
Rất nhiều người bệnh mạch vành mắc kèm bệnh đái tháo đường Bằng việc kiểm tra HbA1c, bác sĩ sẽ xác định chính xác bạn có mắc kèm đái tháo đường hay không và nguy cơ gặp biến cố tim mạch của bạn cao hay thấp để có hướng điều trị phù hợp. Thông thường:
Nghiên cứu tại viện 108 cho thấy: sử dụng sớm viên uống thảo dược Ích Tâm Khang sẽ giúp người bệnh mạch vành giảm đau thắt ngực, xơ vữa mạch vành, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim, từ đó giảm nguy cơ phải đặt stent hay phẫu thuật. Để được tư vấn chi tiết về giải pháp này, bạn hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844.
Bên cạnh các liệu pháp then chốt để phát hiện sớm bệnh mạch vành kể trên còn một số xét nghiệm không xâm lấn khác cũng được áp dụng.
Như đã nói ở trên, canxi là thành phần trong mảng bám ở động mạch vành. Quét canxi mạch vành là phương pháp chẩn đoán bệnh động mạch vành không xâm lấn, nhằm tìm ra vết canxi trên thành mạch.
C-IMT là kỹ thuật siêu âm động mạch cảnh có độ phân giải cao, sử dụng phần mềm máy tính để tính toán độ dày của hai lớp lót động mạch cảnh (ở cổ). Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng của động mạch cảnh và động mạch vành ở tim. C-IMT có thể phát hiện các mảng bám mềm cũng như mảng bám vôi hóa, dự báo bệnh tim và nguy cơ đột quỵ não.
C-IMT sử dụng kỹ thuật siêu âm B-mode không xâm lấn, không dùng bức xạ nên tương đối an toàn. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo C-IMT cho người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh mạch máu não và đột quỵ trung bình nhưng không có triệu chứng.
Người bệnh có thể phát hiện sớm bệnh mạch vành bằng siêu âm C-IMT
Nếu như bạn thường xuyên gặp phải triệu chứng bệnh mạch vành, nhất là lúc tập thể dục, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đi bộ/ đi xe đạp hoặc sử dụng thuốc kích thích tim đập nhanh đồng thời theo dõi điện tâm đồ trong thời gian này. Hoạt động này giúp đánh giá khả năng bơm máu của tim trong điều kiện gắng sức. Từ đó xác định liệu bạn có khả năng mắc bệnh mạch vành không và bệnh tiến triển ở giai đoạn nào.
Trên đây là toàn bộ phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành có thể được chỉ định. Khi có dấu hiệu bất thường hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Xem thêm: Các cách điều trị bệnh mạch vành hiệu quả [Cập nhật mới nhất]
Tham khảo: effectivehealthcare mayoclinic hfh