6 cách phân loại và phân độ suy tim bạn cần biết

A- A+

Có đến hơn 6 cách để phân loại suy tim, trong đó phân độ suy tim theo NYHA (Hiệp hội tim mạch New York), theo AHA/ACC (Hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ) và phân loại theo mức độ khó thở đang được áp dụng nhiều nhất. Biết được cách phân loại, phân độ suy tim sẽ giúp bạn đánh giá được tình trạng bệnh của mình và có giải pháp điều trị để ngăn bệnh tiến triển nặng lên. 

Người ta thường phân độ suy tim dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh

Người ta thường phân độ suy tim dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh

6 cách để phân loại suy tim

Hiện nay, trên lâm sàng có rất nhiều cách để phân loại suy tim dựa trên các tiêu chí khác nhau.Tuy nhiên, thường sẽ phân loại theo 1 trong 6 cách dưới đây:

  • Theo mức độ rối loạn chức năng: Hội Tim mạch New York (NYHA) chia suy tim thành 4 mức độ I, II, III, IV dựa theo triệu chứng cơ năng. Trường môn tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và Hội Tim Mạch Mỹ (AHA) thì suy tim chia thành 4 giai đoạn A, B, C, D. Còn theo mức độ khó thở, suy tim sẽ được chia thành 5 giai đoạn từ 0 đến 4.
  • Theo vị trí của buồng tim: Suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ
  • Theo chức năng sinh lý: Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương
  • Theo tải gánh đối với tim: Suy tim do tăng tiền gánh và suy tim do tăng hậu gánh
  • Theo cung lượng tim: Suy tim cung lượng thấp (còn gọi là suy tim ứ huyết) và suy tim cung lượng cao.
  • Theo mức độ tiến triển: Suy tim cấp tínhsuy tim mạn tính.

3 cách phân loại suy tim được sử dụng nhiều nhất

Mặc dù có nhiều cách để phân loại suy tim, tuy nhiên để phân loại bệnh theo mức độ nặng nhẹ thì ở Việt Nam các bác sĩ thường áp dụng theo 3 cách phân độ suy tim bao gồm: 

  • Phân loại 4 cấp độ suy tim theo NYHA (Hiệp hội tim mạch New York)
  • Phân Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC (Hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ)
  • Phân loại suy tim theo 5 mức độ khó thở.

Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về từng cách phân độ trong bài viết dưới đây.

Phân độ suy tim theo NYHA

Phân độ suy tim của hội tim mạch New York (NYHA) đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là một trong những căn cứ cơ bản để bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh suy tim

Theo đó, tình trạng suy tim của bệnh nhân được đánh giá dựa trên mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân, chia thành 4 mức độ:

  • Suy tim độ 1: Được coi là suy tim tiềm tàng và là mức độ nhẹ nhất, người bệnh vẫn có thể hoạt động thể lực và sinh hoạt bình thường, không có hiện tượng khó thở, mệt mỏi, hồi hộp. Bình thường rất khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn này.
  • Suy tim độ 2: Là suy tim nhẹ, ở mức độ này, người bệnh bị hạn chế nhất định trong các hoạt động thể lực, sinh hoạt hàng ngày. Khi nghỉ ngơi hoặc không làm các việc nặng thì không có triệu chứng gì, nhưng khi hoạt động gắng sức nhiều thì thấy khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực.
  • Suy tim độ 3: Là mức độ suy tim trung bình nặng. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị hạn chế khá nhiều trong các hoạt động thể lực, sinh hoạt hàng ngày. Khi nghỉ ngơi, các triệu chứng được thuyên giảm, nhưng chỉ cần hoạt động nhẹ, người bệnh cũng dễ bị khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực và phải nhập viện điều trị thường xuyên hơn. Đây chính là lý do mà người bệnh khi chuyển sang suy tim cấp độ 3 rất lo lắng về bệnh tật. 
  • Suy tim độ 4: Đây là suy tim nặng, người bệnh không thể thực hiện bất kỳ hoạt động thể lực nào mà không thấy khó chịu, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều, khó thở xuất hiện cả lúc nghỉ ngơi, bệnh nhân chỉ có thể làm được những việc nhẹ.

Trong đó, suy tim độ 1 và 2 là ở giai đoạn nhẹ, gần như không có triệu chứng hoặc nếu có cũng không rõ ràng nên phần lớn các bệnh nhân thường không nhận ra hoặc đi khám bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh lý đường hô hấp. 

Sang giai đoạn 3 và 4 là thời điểm suy tim đã tiến triển trở nặng, các triệu chứng cơ năng đặc trưng như khó thở, mệt mỏi, sưng phù biểu hiện một cách rõ rệt làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau ngực, khó thở là những triệu chứng điển hình của suy tim cấp độ nặng

Đau ngực, khó thở là những triệu chứng điển hình của suy tim cấp độ nặng

Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC

Theo ACC/AHA 2013, suy tim sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn A và B có nguy cơ suy tim, giai đoạn C và D là đã mắc suy tim.

  • Giai đoạn A: Người bệnh không có triệu chứng suy tim, không có bệnh tim thực tổn nhưng lại có các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến suy tim.: Nguyên nhân dẫn đến giai đoạn này có thể kể đến như xơ vữa động mạch, béo phì, bệnh mạch vành, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa, gia đình có tiền sử bệnh cơ tim, bệnh nhân sử dụng thuốc chống độc tim…
  • Giai đoạn B: Người bệnh có bệnh tim thực tổn, chưa có các dấu hiệu suy tim nhưng có các bệnh lý ảnh hưởng tới cấu trúc tim mạch như tiền sử nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh van tim, rối loạn chức năng tâm thu thất trái…
  • Giai đoạn C: Người bệnh bị các bệnh lý tim mạch thực tổn Đồng thời xuất hiện các triệu chứng của suy tim như tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi, ho nhiều về đêm, giảm khả năng gắng sức…
  • Giai đoạn D: Người bệnh suy tim kháng trị, cần phải sử dụng các phương pháp điều trị đặc biệt như sử dụng máy trợ tim, ghép tim nhân tạo...

Phân loại suy tim theo mức độ khó thở

Theo GS. TS Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, phân độ  suy tim theo mức độ khó thở cũng có thể chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 0: không khó thở khi gắng sức.
  • Giai đoạn 1: khó thở khi gắng sức.
  • Giai đoạn 2: không cần gắng sức cũng cảm thấy khó thở.
  • Giai đoạn 3: khó thở trong các hoạt động nhẹ nhàng thường ngày như đánh răng, rửa mặt.
  • Giai đoạn 4: khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.

GS.TS Phạm Gia Khải chia sẻ cách phân loại suy tim theo 5 mức độ khó thở

Trong 5 giai đoạn của suy tim này, giai đoạn 2 là dấu hiệu của bệnh suy tim đang dần trở nặng. Lúc này, người bệnh cần tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị tích cực, kìm hãm sự phát triển của bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Cách phòng suy tim chuyển sang cấp độ nặng hơn

Để cải thiện triệu chứng, giảm tần suất nhập viện và ngăn ngừa suy tim tiến triển nặng hơn, người bệnh cần tuân thủ tốt chỉ định điều trị của bác sĩ và thay đổi lối sống lành mạnh.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống bao gồm thay đổi chế độ ăn uống tốt cho tim mạch, tăng cường các hoạt động thể lực và loại bỏ những thói quen xấu có thể làm mức độ bệnh tiến triển nặng hơn. Trong đó chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa các biến chứng tim mạch. 

  • Chế độ ăn uống: Người bệnh suy tim cần thực hiện chế độ ăn bổ sung rau xanh, các thực phẩm có chất xơ hòa tan, chất béo tốt. Hạn chế nạp vào cơ thể quá nhiều muối, thực phẩm giàu chất béo hòa tan, chất béo xấu.,  
  • Tăng cường thể lực: Đặc biệt cần tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày 30-60 phút với các bài tập thể dục cho người suy tim phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, đạp xe…
  • Loại bỏ những thói quen xấu như thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, thường xuyên thức khuya, xem tivi/phim trong một thời gian dài.

Xem thêm: Chế độ ăn hợp lý nhất cho người bệnh suy tim

Bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch giúp phòng ngừa suy tim tiến triển nặng hơn

Bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch giúp phòng ngừa suy tim tiến triển nặng hơn

Tuân thủ điều trị

Bệnh nhân suy tim thường phải sử dụng nhiều thuốc với cơ chế tác dụng khác nhau nhằm cải thiện triệu chứng suy tim, các bệnh lý đi kèm và phòng ngừa biến chứng. Các nhóm thuốc điều trị suy tim bao gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, digoxin… 

Bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị, uống thuốc đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim

Bên cạnh các thuốc điều trị nền, sử dụng song song với giải pháp hỗ trợ sức khỏe tim mạch từ thực phẩm chức năng giúp phát huy tối đa hiệu quả điều trị. Nhờ đó, người bệnh giảm đáng kể các triệu chứng ho, phù, mệt mỏi, khó thở do suy tim gây ra. 

Trong đó, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm duy nhất hiện nay ở Việt Nam được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả rõ rệt trong hỗ trợ điều trị suy tim: Làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực, đánh trống ngực, ho, phù, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Kết quả nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp chí khoa học quốc tế năm 2014.

Hiệu quả của Ích Tâm Khang không chỉ được thể hiện trên nghiên cứu lâm sàng mà chính những người bệnh cũng cho thấy trải nghiệm của mình trong quá trình sử dụng sản phẩm. Cùng lắng nghe chia sẻ từ người bệnh suy tim qua video sau: 

Bà Xuân -  Hưng Yên chia sẻ hiệu quả của Ích Tâm Khang mà bà nhận được trong quá trình chữa trị bệnh suy tim

Xem thêm: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị suy tim của Ích Tâm Khang

Biết các phân độ suy tim sẽ giúp bạn ý thức được tình trạng bệnh của mình nặng hay nhẹ. Từ đó giúp bạn có những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày và tự giác dùng thuốc điều trị đầy đủ nhằm cải thiện triệu chứng, trì hoãn suy tim phát triển nặng hơn và đẩy lùi nguy cơ tử vong.

Tài liệu tham khảo: medicalnewstoday, Hội tim mạch học Việt Nam, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính