Tổng quan về bệnh suy tim và cách chữa trị giảm nhẹ bệnh

A- A+

Suy tim là tiến triển cuối cùng của các bệnh lý tim mạch và hiện tại chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi suy tim hoàn toàn. Tuy nhiên,  người bệnh vẫn có thể kiểm soát được căn bệnh này và tận hưởng cuộc sống tốt hơn bằng cách hiểu rõ hiểu về bệnh cũng như có kế hoạch chăm sóc bản thân hợp lý.

Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu tổng quan về bệnh suy tim cũng như các biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Suy tim là tiến triển cuối cùng của các bệnh lý tim mạch

Suy tim là tiến triển cuối cùng của các bệnh lý tim mạch

Suy tim là gì?

Suy tim - Heart Failure (HF) là tình trạng cơ tim bị suy yếu, giảm khả năng bơm máu cho cơ thể hoạt động. Có khá nhiều cách để phân loại suy tim. Dưới đây là 2 cách phân loại suy tim đang được sử dụng nhiều hiện nay.

* Phân loại theo vị trí suy tim và EF:

  • Suy tim tâm thu (HFrEF): Là tình trạng suy tim giảm phân suất tống máu EF (chỉ số đo lượng máu bơm ra khỏi tâm thất trái trong mỗi nhịp đập của tim), tức chức năng của tâm thu thất trái bị suy giảm hoàn toàn.
  • Suy tim tâm trương (HFpEF): Là tình trạng khi khả năng đổ đầy máu cho thất trái bị suy giảm, từ đó làm tăng áp lực lên tâm trương thất trái kể cả khi gắng sức hay nghỉ ngơi.
  • Suy tim trái: Là tình trạng tâm thất trái bị giảm chức năng, từ đó cung lượng tim bị giảm và tạo áp lực nhiều hơn lên tĩnh mạch phổi.
  • Suy tim phải: KHi bị suy tim phải, áp lực tại tĩnh mạch toàn thân sẽ bị tăng lên, từ đó gây ra hiện tượng ứ dịch ngoại vi và gây phù chi.

* Phân loại suy tim theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (NYHA):

  • Suy tim độ 1 (suy tim tiềm tàng): Bệnh nhân không có triệu chứng, hoạt động thể lực vẫn bình thường.
  • Suy tim độ 2 (suy tim nhẹ): Bệnh nhân bị hạn chế khi hoạt động thể chất, với các biểu hiện như mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, hoặc đau thắt ngực khi gắng sức; họ cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi.
  • Suy tim độ 3 (suy tim trung bình): Bệnh nhân bị hạn chế đáng kể khi hoạt động thể chất, khi hoạt động bình thường hoặc gắng sức nhẹ đã cảm thấy mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, hoặc đau đau thắt ngực; họ cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi.
  • Suy tim độ 4 (suy tim nặng): Bệnh nhân không thể thực hiện được các hoạt động thể chất, triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, đau thắt ngực xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng tăng nặng lên khi hoạt động.

Ngoài ra, suy tim còn được phân loại theo ACC/AHA (suy tim giai đoạn A, B, C, D), theo mức độ khó thở (giai đoạn 0, 1, 2, 3, 4), theo mức độ tiến triển (suy tim cấp tính, suy tim mạn tính), theo tải gánh đối với tim (suy tim do tăng tiền gánh, suy tim do tăng hậu gánh)... Để tìm hiểu chi tiết về các cách phân loại này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 6 cách phân loại, phân độ suy tim

Có nhiều cách phân loại, phân độ suy tim

Có nhiều cách phân loại, phân độ suy tim

Nguyên nhân gây suy tim

Hầu hết các bệnh của tim và mạch máu đều có thể là nguyên nhân suy tim. Dựa vào mức độ phổ biến, các nguyên nhân này được chia thành 2 nhóm:

Nguyên nhân phổ biến

Các nguyên nhân khác

Một số yếu tố nguy cơ gây suy tim

  • Bệnh viêm tắc phế quản phổi mãn tính
  • Bệnh tuyến giáp (bướu cổ): Suy giáp hoặc cường giáp
  • Thiếu máu nặng hoặc dư thừa sắt trong máu.
  • Một số bệnh tự miễn
  • Chế độ ăn uống nhiều muối, không tuân thủ điều trị của bác sĩ, thiếu máu, người có thói quen lạm dụng bia rượu, phụ nữ có thai.

Suy tim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Suy tim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Triệu chứng cảnh báo suy tim sớm

Triệu chứng suy tim có thể xuất hiện mờ nhạt trong giai đoạn đầu. Thế nhưng nếu để ý kỹ, bạn vẫn có thể phát hiện căn bệnh này thông qua một số dấu hiệu sau đây:

  • Khó thở: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của suy tim. Có thể xuất hiện khi tập thể dục, nghỉ ngơi, hoặc khi nằm. Trong một số trường hợp, khó thở làm người bệnh thức dậy đột ngột vào ban đêm. Khi suy tim độ 3, suy tim độ 4, người bệnh khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, phải ngủ ngồi mới có thể thở được.
  • Mệt mỏi: Người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, nhanh kiệt sức khi hoạt động. Nếu suy tim nhẹ, mệt mỏi chỉ xuất hiện khi làm việc gắng sức. Nhưng với suy tim nặng, người bệnh sẽ bị mệt ngay cả khi đi bộ, đi chợ, leo cầu thang, sinh hoạt cá nhân.
  • Ho: Ho khan, ho dai dẳng, ho từng cơn, từng tràng, khó khạc đờm, không rõ nguyên nhân cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm suy tim. Đôi khi người bệnh khạc ra chất nhầy máu có màu trắng hoặc hồng.
  • Phù: Ở mức độ nhẹ, bạn sẽ thấy nặng ở hai mí mắt khi ngủ dậy. Khi bệnh tiến triển, phù sẽ xuất hiện rõ ở mắt chân, bàn chân, giày dép buổi sáng đi vừa đến chiều thấy chật hơn. Dùng tay ấn lên mắt cá chân, vẫn thấy lõm ngay cả khi nhấc ngón tay ra.
  • Triệu chứng khác: Chóng mặt, khó tập trung, lú lẫn, tim đập nhanh, không đều, đánh trống ngực, nặng ngực, đau tức ngực, tiểu đêm nhiều lần, cảm giác đầy hơi, chán ăn hoặc buồn nôn.

TPCN Ích Tâm Khang đã được Viện 108 kiểm chứng có hiệu quả giúp giảm khó thở, mệt mỏi, ho, phù, khó thở do suy tim, tăng cường chức năng tim, giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp thảo dược này

hotline

Cách chẩn đoán suy tim

Hầu hết các bác sĩ có thể chẩn đoán suy tim sơ bộ thông qua việc thăm khám và phát hiện dấu hiệu phù, khó thở. Còn với sự hỗ trợ từ các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ phát hiện bệnh nhanh chóng và chính xác hơn. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bạn, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác. Các phương pháp chẩn đoán thường dùng hiện nay, bao gồm:

  • Nghe tim, phổi
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ cholesterol, LDL - C, HbA1C, HDLC,...
  • X-quang ngực: Phương pháp này để phát hiện xem bóng tim có bị to không, buồng tim có bị giãn ra không (thường có khi suy tim đã ở mức độ nặng).
  • Điện tâm đồ (EKG hay ECG): Phương pháp này chưa thể chuẩn đoán được suy tim, tuy nhiên, dựa vào các điện tim có thể thấy được các dấu hiệu gián tiếp của các nguyên nhân gây suy tim.
  • Siêu âm tim: Cụ thể, sẽ thực hiện siêu âm doppler tim, đây là phương pháp chẩn đoán suy tim cần thiết cũng như giúp tìm ra được nguyên nhân gây suy tim là gì. 
  • Phân suất tống máu (EF) - Đặt ống thông tim
  • Quét phóng xạ hạt nhân tim (MUGA scan)
  • Nghiệm pháp gắng sức

Siêu âm tim là cách chẩn đoán suy tim thường dùng

Siêu âm tim là cách chẩn đoán suy tim thường dùng

Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Suy tim được xem là bệnh lý nguy hiểm và phức tạp trong các bệnh tim mạch. Theo thống kê, tỷ lệ sống > 5 năm sau khi nằm viện vì điều trị về suy tim khoảng 35%. Suy tim nếu không được chăm sóc và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng lên, gây ảnh hưởng tới nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể do thiếu máu nuôi dưỡng lâu ngày. Các biến chứng suy tim thường gặp bao gồm:

  • Suy thận
  • Phù phổi cấp: Suy tim có thể làm ứ đọng dịch ở phổi, gây  ho khan, nặng ngực, ho ra dịch có lẫn máu.
  • Suy giảm chức năng gan: Vì lượng máu cung cấp cho các cơ quan khác không đủ trong đó có gan và thận, làm suy giảm chức năng lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Từ đó có thể dẫn tới xơ gan, viêm gan.
  • Biến chứng huyết khối: gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Hỏng van tim: Đây là nguy cơ có thể xảy ra khi tim đã phải làm việc gắng sức trong một thời gian dài.
  • Cơ thể bị thiếu máu.
  • Rối loạn nhịp tim và có thể dẫn đến nguy cơ bị đột tử cao.
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tử vong: Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, rối loạn chứng năng ở tình trạng nào có thể từ 10 - 40%/năm.

Rất nhiều người bệnh suy tim nặng độ 3, độ 4 vẫn sống khỏe và tự sinh hoạt bình thường nhờ điều trị đúng cách. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0983.103.844 để được tư vấn cách kiểm soát suy tim tối ưu nhất cho tình trạng bệnh của mình.

hotline

Bệnh suy tim có chữa được không?

Suy tim khó chữa khỏi hoàn toàn. Chỉ một số ít trường hợp suy tim do bệnh van tim, thiếu máu cơ tim cơ tim chưa bị tổn thương nhiều nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể hoàn toàn. Dù vậy với sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh suy tim vẫn có nhiều cơ hội kiểm soát được triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển và tự sinh hoạt gần như người bình thường.

Các phương pháp điều trị suy tim

Điều trị suy tim lấy việc sử dụng thuốc làm nền tảng, kết hợp giải quyết các nguyên nhân suy tim bằng cách tái thông mạch vành, phẫu thuật thay van, sửa van, phẫu thuật sửa chữa các bệnh lý tim bẩm sinh… Ngoài ra, người bệnh có thể được cấy máy tái đồng bộ tim (CRT), máy phá rung (ICD) khi có rối loạn nhịp tim nặng.

Thuốc điều trị suy tim

Thuốc điều trị rất quan trọng để làm giảm các triệu chứng, ngăn ngừa suy tim trở nặng, và giúp bạn sống lâu hơn. Có rất nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu giúp cơ thể loại bỏ bớt nước dư thừa.
  • Các thuốc làm cho tim đập mạnh hơn và cải thiện chức năng tim.
  • Thuốc giãn mạch làm tăng lưu thông máu
  • Thuốc chẹn kênh canxi giúp ổn định nhịp tim và hạ huyết áp.
  • Thuốc chẹn beta giao cảm đã được chứng minh là giúp tăng khả năng của bạn để tập thể dục và cải thiện các triệu chứng của bạn theo thời gian.
  • Chất ức chế men chuyển (ACE) giúp giãn mạch, hạ huyết áp và cải thiện tích cực lên hoạt động của tim.

Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị suy tim

Người bệnh cần dùng thuốc điều trị suy tim đúng chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần dùng thuốc điều trị suy tim đúng chỉ định của bác sĩ

Can thiệp mạch qua da

  • Nong mạch vành đặt stent
  • Nong van tim  

Phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế

Cách tăng hiệu quả điều trị suy tim

Với suy tim, chỉ điều trị bằng thuốc, can thiệp phẫu thuật là chưa đủ. Để tối ưu hiệu quả điều trị, người bệnh cần kết hợp thêm các giải pháp phụ trợ sau.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của suy tim và ngăn chặn suy tim phát triển. Bạn có thể bắt đầu bằng những cách đơn giản như: 

  • Ngừng hút thuốc, hạn chế uống rượu, tăng hoạt động thể chất như đi bộ, đi xe đạp
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa mạch
  • Giảm cân, nếu dư cân.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh suy tim

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh các thuốc điều trị chính, một số giải pháp từ thảo dược có thể giúp làm tăng cao hiệu quả trong điều trị. Trong đó có TPCN Ích Tâm Khang là một trong số ít sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ suy tim do các bệnh tim mạch đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện 108. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng kết hợp thêm TPCN Ích Tâm Khang với thuốc điều trị nền, có thể giúp giảm triệu chứng của suy tim như khó thở, ho, phù, mệt mỏi; giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển và giảm cholesterol máu. 

Trên thực tế, đã có rất nhiều người bệnh đã cải thiện đáng kể các triệu chứng suy tim dù suy tim ở mức độ nặng hoặc rất nặng, nhưng vẫn có được cuộc sống tốt hơn sau khi sử dụng sản phẩm này. Sau đây là những tâm sự của ông Thi – Bà Rịa, Vũng Tàu về hành trình tìm lại sức khỏe của mình sau bao nhiều năm sống lay lắt do suy tim độ 3:

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Còn rất nhiều những người bệnh khác có phương pháp điều trị phù hợp mà vẫn có thể sống khỏe. Bạn có thể xem thêm chia sẻ của họ trong bài viết: Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim

Tái khám định kỳ

Nên tái khám theo định kỳ để đánh giá chức năng tim. Biết được sức khỏe tim ở mọi thời điểm sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển.

Kết hợp theo dõi nhịp tim, huyết áp và trọng lượng cơ thể thường xuyên. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc tăng cân nhanh trong vài ngày, bạn cần thông báo cho bác sĩ điều trị.

Suy tim là bệnh mãn tính. Cuộc sống sau suy tim có thể gây ra nỗi sợ hãi, lo âu và trầm cảm. Bạn có thể làm giảm những điều đó bằng cách chia sẻ những suy nghĩ của mình với bác sĩ, để nhận được giúp đỡ. Hỗ trợ chăm sóc người bệnh suy tim từ gia đình và bạn bè là cách tốt nhất, nó có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Hãy để những người thân yêu của bạn giúp đỡ, bởi họ sẽ biết làm thế nào là tốt nhất để giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

hotline

Tham khảo: Hội tim mạch học Việt Nam, mayoclinic.org, heart.org

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]